3.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát
3.2.1.1. Chọn các trường THCS đại diện
- Căn cứ chọn: là các trường THCS trên địa bàn quận theo qui mô.
- Số lượng: 03 trường THCS trên địa bàn quận.
+ 01 trường theo qui mô lớn (Hạng 1) là trường có số lớp từ 28 lớp trở lên. + 01 trường theo qui mô trung bình (Hạng 2) là trường có số lớp từ 17 đến dưới 28 lớp.
+ 01 trường theo qui mô nhỏ (Hạng 3) là trường có số lớp dưới 17 lớp.
- Cách chọn: theo ý kiến tư vấn của chuyên viên phòng GD về qui mô số lượng lớp học, số lượng CB và GV của trường, thành tích trường đạt được…
Tại quận Long Biên, chúng tôi đã chọn trường THCS Gia Thuỵ là trường hạng 1, trường THCS Thượng Thanh là trường hạng 2 và hạng 3 là trường THCS Bồ Đề.
3.2.1.2. Chọn cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
- Số lượng: 15 người
- Căn cứ chọn: Ban giám hiệu và tổ trưởng tổ chuyên môn của 03 trường đại diện. 5 người/1 trường THCS.
- Cách chọn: Chọn chủ đích. Cán bộ là Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ các tổ chuyên môn
3.2.1.3. Chọn giáo viên và phụ huynh học sinh THCS
- Số lượng: + 60 giáo viên: 20 giáo viên/trường ở tất cả các môn học + 30 phụ huynh: 10 phụ huynh/trường
- Cách chọn: Theo gợi ý của giáo viên chủ nhiệm lớp.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp 3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm:
+ Các báo cáo tình hình, báo cáo hàng năm, báo cáo tháng của các trường THCS trên địa bàn quận;
+ Hệ thống các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các ban, ngành;
+ Các bài viết trên các tạp chí, website chuyên ngành;
+ Các kết quả được công bố trong các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước.
Nguồn cung cấp dữ liệu này là từ Phòng Giáo dục & Đào tạo quận; các trường THCS trên địa bàn quận; sách báo, tạp chí, các cổng thông tin điện tử, thư viện trực tuyến, website…
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua tìm, đọc, phân tích để sử dụng có trích dẫn.
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
- Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm:
+ Các ý kiến về công tác qui hoạch, lập kế hoạch, xác định vị trí việc làm, tuyển dụng, phân công và sử dụng nhân lực.
+ Các ý kiến đánh giá về trình độ, kỹ năng, phương pháp làm việc của giáo viên trung học cơ sở.
+ Các ý kiến đề xuất về đầu tư, cơ sở vật chất; nguyện vọng…
- Nguồn cung cấp các dữ liệu này là các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đại diện đã chọn ở trên.
- Phương pháp thu thập.
+ Điều tra chọn mẫu theo bảng câu hỏi bán cấu trúc.
+ Phỏng vấn - phỏng vấn sâu cán bộ quản lý trường trung học cơ sở. + Quan sát thực tế học sinh và cảnh quan các trường trung học cơ sở.
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp và lựa chọn để phục vụ cho việc phân tích làm rõ những khó khăn, bất cập trong quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở.
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và được trình bày trên các sơ đồ, bảng số liệu, đồ thị, các ảnh và hộp thông tin.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp dùng các chỉ tiêu phân tích số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình…để đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhân lực giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNL trong giáo dục bậc trung học cơ sở.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu liên quan tới quản lý nhân lực bậc THCS giữa các trường, các năm. So sánh thực tế với kế hoạch và yêu cầu.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quản lý nhân lực trong GD bậc trung học cơ sở. Sử dụng phân tích kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức nhằm tìm giải pháp tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở.
- Phương pháp tổng hợp ý kiến đánh giá: Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên viên phòng Giáo dục, cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh đối với công tác quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở; đồng thời trao đổi về những giải pháp để tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận Long Biên.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
- Số lượng nhân lực trong GD bậc THCS
- Số lượng và cơ cấu giáo viên theo trình độ, năm công tác
- Mức độ tăng giảm số lượng nhân lực trong GD bậc THCS qua các năm
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
- Số lượng các trường THCS đã có qui hoạch cán bộ
- Số lượng giáo viên được xác định vị trí làm việc đến năm 2020 - Số lượng tuyển dụng trong năm
- Số lượng và tỷ lệ giáo viên được phân công - Số lần thanh tra, kiểm tra.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
- Số lượng trường THCS đạt chuẩn
- Số lượng và tỷ lệ học sinh đạt kết quả khá, giỏi - Số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LONG BIÊN CƠ SỞ QUẬN LONG BIÊN
4.1.1. Số lượng nhân lực
Theo số liệu từ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp THCS của quận về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo dục đào tạo của quận tuy nhiên xét theo cơ cấu bộ môn thì số lượng giáo viên vẫn chưa đủ do đó gây nên tình trạng thừa thiếu cục bộ tại một số trường THCS trên địa bàn quận. Số liệu thống kê của bảng 4.1 cho thấy số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên THCS của quận từ năm học 2011-2012 đến nay như sau:
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở quận Long Biên
Diễn giải Số lượng (người) TĐ PT BQ
(% năm) 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 1, Cán bộ quản lý - Cấp quận - Cấp trường 55 16 39 51 16 35 51 16 35 56 16 40 100,45 100,00 100,63 2, Giáo viên 525 573 592 645 105,28 3, Nhân viên : 131 131 104 156 104,46 Tổng số 711 755 747 857 104,78
Nguồn : Phòng GD&ĐT quận Long Biên (2015) Tính đến thời điểm 30/6/2014 tổng số giáo viên các trường THCS của quận là 645, căn cứ số GV/lớp đối với từng trường cụ thể về cơ bản đủ GV. Một số GV đến tuổi nghỉ hưu, GV chuyển sang, quận huyện khác, điều đó đã làm cho các trường gặp không ít khó khăn.
Số lượng giáo viên trong những năm gần đây cơ bản ổn định, nhưng vẫn còn hiện tượng thừa, thiếu cục bộ ở một số trường, đặc biệt chưa đáp ứng đủ về số lượng theo cơ cấu bộ môn, có môn thừa GV, có môn thiếu GV nhưng tổng số biên chế của nhà trường lại đủ về số lượng; trong số GV hiện có, có GV nhiều
năm đạt danh hiệu GV cấp Thành phố, cấp Quốc gia, song các trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Đây cũng chính là bất cập của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Ngoài ra các trường còn gặp khó khăn vì còn một số bộ phận GV chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, vẫn còn trì trệ trong tư duy và cách nghĩ, bảo thủ chưa chịu học tập và đổi mới, vấn đề truyền thụ kiến thức trong mỗi giờ học là chủ yếu, chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho HS. Một số trường có tỉ lệ GV cao tuổi nhiều, nhiều GV sắp nghỉ hưu, vì vậy sẽ dẫn đến thiếu cục bộ trong một số môn học.
Quy mô, mạng lưới trường, lớp đã phát triển tương đối hợp lý, ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của quận và ngày càng đa dạng đáp ứng với nhu cầu học tập ngày càng tăng của HS trong quận cũng như nhu cầu phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2010 - 2015.
Về cơ bản, số lượng nhà giáo được bố trí đủ cho các trường. Đội ngũ CBQL, GV tự giác, tích cực tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức, nghiệp vụ sư phạm nên hầu hết có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên. Đội ngũ GV cốt cán, có kiến thức khá vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đã đạt giải cao trong các kỳ thi chọn GV giỏi quốc gia và khu vực. Một bộ phận nhà giáo đã được địa phương hoá, có cuộc sống ổn định, yên tâm công tác.
4.1.2. Chất lượng nhân lực
Chất lượng nhân lực trong giáo dục bậc THCS thể hiện ở nhiều tiêu chí. Xem xét theo giới tính và độ tuổi, số liệu ở bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ giáo viên nữ chiếm tới 86.5% là tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ này là tương đối mất cân bằng giữa giáo viên nam và giáo viên nữ, điều đó chứng tỏ trong giáo dục, giáo viên nữ được sử dụng nhiều hơn. Giáo viên nữ có nhiều thế mạnh và thuận lợi trong hoạt động giáo dục học sinh. Tuy vậy, giáo viên nữ cũng có nhiều hạn chế về một số mặt như sức khỏe, không có thời gian đầu tư cho chuyên môn và khi tiếp cận với cái mới nữ thường chậm hơn nam.
Qua thống kê của bảng 4.2 cho thấy: Về độ tuổi từ 51 đến 60 tỷ lệ còn rất ít tỷ lệ 10,39%, nhà trường còn thiếu vắng số GV có thâm niên nghề nghiệp và GV đầu đàn trong trường. Tuy nhiên, đây cũng là lực lượng hay tự mãn, chủ quan, bảo thủ khi tiếp nhận sự đổi mới.
Bảng 4.2. Phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên theo giới tính và độ tuổi của các trường THCS quận Long Biên năm 2014 – 2015
Diễn giải
Tổng số Cán bộ QL Giáo viên Nhân viên SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)
1, Theo giới tính 841 100,00 40 100,00 645 100,00 156 100,00 - Nam 151 17,95 7 17,50 87 13,50 57 36,50 - Nữ 690 82,05 33 82,50 558 86,50 99 63,50 2, Theo độ tuổi : 841 100,00 40 100,00 645 100,00 156 100,00 - <30 tuổi 273 32,46 0 0 230 35,66 43 27,56 - Từ 31 - 40 301 35,79 7 17,50 232 35,97 62 39,74 - Từ 41 - 50 165 19,62 11 27,50 116 17,98 38 24,36 - Từ 51 - 59 102 12,13 22 55,00 67 10,39 13 8,33 Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên (2015) Số lượng GV có độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỷ lệ rất thấp là 17,98%. Đây là lực lượng nòng cốt có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục. Đa số là đội ngũ cốt cán về chuyên môn vì phần lớn GV đã được chín muồi về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ GV này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ GV trong toàn trường, số lượng GV trong độ tuổi này tương đối ổn định.
Số lượng giáo viên có độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ bình quân 36,12 % đây là độ tuổi đang sung sức. Lực lượng này vừa có kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, vừa có điều kiện đi thực tế, đi học để cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề phục vụ giảng dạy. Số lượng GV ở độ tuổi này qua các năm tương đối ổn định.
Số lượng GV dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 35,66%, đây là số GV mới thường xuyên được bổ sung hàng năm. Số GV này được đào tạo bài bản có trình độ đạt chuẩn, năng động nhiệt tình trong công tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp cận với tri thức hiện đại nhanh. Hạn chế cơ bản của đội ngũ GV này là còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục và chưa được thử thách, rèn luyện nhiều. Không ổn định, thường xuyên thay đổi, chuyển
Xét về trình độ đào tạo, bảng 4.3 cho thấy đội ngũ giáo viên của quận Long Biên có trình độ ngày càng cao, số lượng giáo viên có bằng đại học tăng đều qua các năm 2012, 2013, 2014 ở mức 3%. Đặc biệt, năm học 2014-2015, số lượng giáo viên trình độ đại học tăng cao ở mức 11% so với năm 2013-2014.
Bảng 4.3. Bảng theo dõi trình độ giáo viên, tỉ lệ giáo viên trên lớp
Diễn giải
Tổng số (người)
Theo trình độ đào tạo
Số lớp học Số học sinh BQ số lớp/GV Số HS/1GV Đai học (trên ĐH) Cao đẳng sư phạm SL (người) % SL (người) % 2010-2011 486 248 51,03 232 47,74 253 9553 1,92 0,05 2011-2012 525 272 51,81 253 48,19 259 9727 2,03 0,05 2012-2013 564 303 53,72 261 46,28 273 10086 2,07 0,06 2013-2014 592 339 57,26 253 42,74 266 10736 2,23 0,06 2014-2015 645 440 68,22 205 31,78 316 12492 2,04 0,05 TĐPTBQ (%/năm) 105,82 112,15 105,98 97,56 92,19 104,55 105,51 101,22 100,30 Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Long Biên (2015) Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ, 100% đội ngũ đều đạt chuẩn trong đó tỉ lệ trên chuẩn chiếm khoảng 68%.
Tỷ lệ GV/lớp cũng khá tăng đều từ năm 2010-2011 đến 2012- 2013 đạt mức 2.2 giáo viên/lớp. Nhưng năm học 2014-2015, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.8 giáo viên/lớp, điều này cho thấy quận Long Biên vẫn còn thiếu giáo viên so với định mức biên chế theo qui định của nhà nước là 2.25GV/lớp.
Do năm học 2014-2015, quận Long Biên có thêm 1 trường trung học cơ sở mới là trường trung học cơ sở Đô thị Việt Hưng nên số lượng lớp học tăng mạnh từ 266 lớp năm 2013-2014 nên 316 lớp và số học sinh cũng tăng từ 10.736 học sinh lên 12.492 học sinh. Tuy số lượng học sinh tăng nhưng việc tuyển dụng giáo viên chưa đạt được chỉ tiêu như qui định nên số lượng giáo viên trên lớp giảm từ 2.23 năm 2013-2014 xuống còn 2.04 giáo viên trên lớp năm 2014-2015.
Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của ngành, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đội ngũ GV đã tăng về số lượng và có sự điều chỉnh ngày càng hợp lý hơn về cơ
cấu trong thời gian qua, nhưng chất lượng chuyên môn vẫn chưa cao, giáo viên mũi nhọn chưa thực sự nhiều. Các giáo viên giỏi phần lớn là những người có năng lực trong công tác, có tác phong làm việc khoa học và đạt hiệu quả lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số giáo viên do năng lực trình độ có hạn, không có sức hấp dẫn trong giảng dạy, chưa đáp ứng kịp nhu cầu kiến thức của học sinh. Số giáo viên này thực sự là một khó khăn trong việc phân công chuyên môn của nhà trường. Dẫn đến việc đảm bảo công bằng trong phân công lao động đối với mọi thành viên trong nhà trường là hết sức khó khăn. Việc giáo viên phải dạy nhiều khối lớp, sẽ dẫn đến việc soạn giảng gặp rất nhiều khó khăn như: Phải