Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của PCBN giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực bắc ninh giai đoạn 2018 2025 (Trang 119 - 124)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của PCBN giai đoạn 2018-

4.4.1. Nâng cấp và phát triển lưới điện

Để phát triển lưới điện, giải pháp đặt ra là tiến hành tiếp nhận các vùng nông thôn rộng lớn, các hợp tác xã dịch vụ điện đảm nhận với số hộ nông dân khoảng 700.000 hộ. Đây là một thị trường tiềm năng mà Công ty điện lực cần hướng tới. Thực tế cho thấy, khi tiếp nhận bán lẻ điện đến từng hộ nông dân, Điện lực có thể tăng doanh thu do giá điện bán lẻ cao hơn giá bán buôn trung bình 200 đ/kwh. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng sau khi tiếp nhận. Bên cạnh lợi ích do tăng giá bán điện bình quân, việc tiếp nhận bán lẻ đòi hỏi Công ty điện lực sẽ phải bỏ chi phí để đầu tư lưới điện đặc biệt là lưới điện hạ thế. Để phát huy hiệu quả của việc bán lẻ điện ở nông thôn, đồng thời giảm bớt áp lực về nguồn vốn, Công ty điện lực nên tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi của Thành phố và tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức phi Chính phủ quốc tế.

4.4.1.1. Phát triển lưới điện

Việc phát triển lưới điện dựa trên quy hoạch của Tỉnh và Tập đoàn, Công ty điện lực Bắc Ninh đã có những đăng ký kế hoạch về đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo lưới trung thế, xây dựng mới các trạm biến áp, đường trục hạ thế và công tơ mới giai đoạn đến năm 2020.

Trên cơ sở những dự án đầu tư xây dựng được duyệt kế hoạch, triển khai thực hiện cho từng giai đoạn, từng năm phù hợp với tình hình thực tế. Chủ yếu sử dụng các nguồn vốn vay tín dụng thương mại để đầu tư các dự án đó.

4.4.1.2. Củng cố lưới điện

Bên cạnh công tác vận hành của các đội quản lý khu vực, việc sửa chữa thường xuyên của các đội cũng song song tiến hành. Mặt khác, Công ty điện lực cũng có kế hoạch sưa chữa lớn, cải tạo lưới điện hạ thế, trạm biến áp, thậm chí cả lưới trung thế từng giai đoạn đến năm 2020. Trên cơ sở kế hoạch đó, có những điều chỉnh kế hoạch cho từng năm. Sử dụng chủ yếu là nguồn vốn sản xuất kinh

doanh, vốn sửa chữa lớn của Tổng Công ty điện lực miền Băc để tiến hành các dự án này.

Đối với các khu vực trung tâm, việc củng cố lưới điện theo hướng tăng cường khả năng cung ứng điện cần được quan tâm vì lưới điện ở những khu vực này đã có sẵn. Nhu cầu về điện ở những khu vực này thường tăng trưởng với tốc độ nhanh, giá bán điện lại cao cho nên hiệu quả đầu tư thường cao, thời gian thu hồi vốn ngắn. Tuy nhiên yêu cầu cung ứng điện ổn định lại cao hơn các khu vực ngoại vi. Vì vậy, ở những khu vực này nên thực hiện theo hướng phát triển lưới điện có độ dự trữ cao (để kéo dài khoảng thời gian tái đầu tư) và mức độ ổn định cao (bằng cách áp dụng công nghệ tự động hoá vận hành lưới điện DAS) để tăng thời gian cung ứng điện.

Chiến lược đầu tư củng cố và phát triển lưới điện không những giúp cho Điện lực nâng cao vị thế của mình trên thị trường mà còn giúp giảm tổn thất điện năng cả về kỹ thuật lẫn thương mại, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty điện lực. Như chúng ta đã biết, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng, luôn có một lượng điện năng mất đi một cách vô ích đó chính là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng gồm có hai phần:

- Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất do các yếu tố kỹ thuật gây ra như: chất lượng cáp điện, tiết diện, chất lượng máy biến áp, kết cấu lưới điện...

- Tổn thất thương mại: là tổn thất do các yếu tố thương mại gây ra như: khách hàng lấy cắp điện, ghi chỉ số không chính xác, hoá đơn tiền điện sai...

Đầu tư cải tạo lưới điện sẽ giúp Công ty điện lực Bắc Ninh giảm tổn thất điện năng mặt kỹ thuật và một phần tổn thất điện năng thương mại. Phát triển lưới điện sẽ làm giảm bán kính cấp điện, điều này đồng nghĩa với việc giảm tổn thất điện năng. Thêm vào đó, việc cải tạo lưới điện, thay thế cáp điện cũ bằng cáp mới có chất lượng tốt hơn, tiết diện lớn hơn sẽ làm giảm điện trở của dây dẫn cũng chính là giảm tổn thất kỹ thuật. Không chỉ làm giảm tổn thất điện năng kỹ thuật, đầu tư cải tạo lưới điện còn giúp cho Điện lực hạn chế tổn thất thương mại bằng cách thay dây trần bằng cáp bọc, thay công tơ cũ bằng công tơ mới có độ chính xác cao hơn. Theo yêu cầu của Tổng công ty, hàng năm từ này đến 2020, Công ty điện lực sẽ giảm 0,5 % tổn thất điện năng tương đương với việc Công ty điện lực sẽ tiết kiệm khoảng 90 triệu kwh/năm và với số tiền khoảng 450 tỷ đồng. Đây là một khoảng tiền đáng kể trong bối cảnh Công ty điện lực gặp khó khăn trong huy động các nguồn vốn.

4.4.2. Tăng cường quản lý nhu cầu phụ tải DSM

Chương trình quản lý nhu cầu phụ tải DSM (Demand side Management) bao gồm các giải pháp sau:

- Tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao bằng cách các Công ty điện lực kết hợp với các nhà sản xuất thiết bị điện để quảng bá hoặc trợ giá cho thiết bị tiết kiệm điện.

- Tổ chức kiểm toán năng lượng cho các khách hàng để tư vấn giúp họ sử dụng hiệu quả năng lượng.

- Sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật san phẳng đồ thị phụ tải để nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện, tạo điều kiện tiền đề để giảm đầu tư, khai thác triệt để năng lực hiện có của lưới điện cũng như các thiết bị điện.

- Dán tem các loại thiết bị sử dụng điện hiệu quả như: đèn compact, đèn tuýp gầy, chấn lưu điện tử...

4.4.3. Giải pháp xây dựng mô hình quản lý hiệu quả

4.4.3.1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

Để xây dựng mô hình quản lý hiệu quả, cách tốt nhất là áp dụng chu trình

P-D-C-A.

Mô hình 4.1. Mô hình Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

P (Plan): Pha đầu tiên của chu trình là lập kế hoạch với nhiệm vụ thu thập số liệu và nghiên cứu các vấn đề cần giải quyết hoặc quy trình cần cải tiến. Điều

Act Plan Do Check Act Plan Do Check

này cần thiết phải thực hiện để có thể hiểu biết một cách sâu sắc và các vấn đề gặp phải trong khi đang kinh doanh điện năng. Sau khi có đầy đủ thông tin và nắm rõ tình hình, doanh nghiệp phải xây dựng một kế hoạch để giải quyết các vấn đề hoặc cải thiện tình hình, sau đó sẽ thiết lập các mục tiêu cụ thể các tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường kết quả.

D (Do): Pha tiếp theo của chu trình là thực hiện các hành động theo kế hoạch đã đặt ra, thu thập số liệu có liên quan đến kết quả thu được.

C (Check): Pha này thực hiện việc đánh giá, đo lường kết quả thu được dựa trên các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đã xây dựng ở pha đầu tiên.

A (Act): Nếu việc thực hiện không đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải lập lại kế hoạch và lập lại chu trình.

Nếu kế hoạch thành công một chu trình P-D-C-A mới sẽ lại được bắt đầu ở một mức độ cao hơn.

4.4.3.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn

Do Công ty điện lực kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là điện năng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc biệt nên việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng phải sử dụng các tiêu chuẩn khác với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh các chỉ tiêu thông thường như: các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉ tiêu tài chính... Công ty điện lực cần xây dựng các chỉ tiêu phản ánh khía cạnh kỹ thuật của hàng hoá điện năng đặc biệt là việc đánh giá chất lượng cung cấp điện năng như: suất sự cố, tỷ lệ thời gian có điện (được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm giữa thời gian cấp điện thực tế trong một khoảng thời gian chia cho khoảng thời gian đó, khoảng thời gian đó thường được tính bằng tháng, quý hoặc cả năm. Đơn vị tính thời gian có thể là giờ hoặc phút thậm chí là giây). Với một hệ thống các chỉ tiêu mang tính khoa học, khách quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty điện lực sẽ được đánh giá đúng mức, phản ánh trung thực thực tại khách quan từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo vạch ra các chính sách, các kế hoạch phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của người mua.

4.4.4. Tăng cường đổi mới công nghệ

4.4.4.1. Áp dụng các công nghệ để nâng cao sự ổn định của hệ thống lưới điện

- Xu hướng của thế giới cũng như của Việt Nam là áp dụng các công nghệ tự động hóa vào công tác vận hành lưới điện để giảm thời gian phát hiện xử lý sự cố và tăng thời gian cung cấp điện cho khách hàng. Công nghệ DAS hiện đang được áp

dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Theo công nghệ này, các thiết bị bảo vệ và đóng cắt trên lưới điện được kết nối với nhau (có thể bằng đường truyền riêng hoặc bằng chính đường cáp điện lực) và kết nối về trung tâm xử lý. Khi có sự cố xảy ra, hệ thống sẽ tự động phân tích, loại bỏ cô lập các phần tử bị sự cố ra khỏi lưới điện. Công nghệ này sẽ làm giảm thời gian mất điện, nhanh chóng phát hiện thiết bị hỏng hóc nhưng vẫn đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định cho khách hàng.

- Triển khai hệ thống SCADA để đảm bảo quản lý hệ thống lưới điện an toàn ổn định, hạn chế và ngăn ngừa sự cố lưới điện.

4.4.4.2. Tin học hoá công tác quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động

Để thực hiện công việc này, Công ty điện lực cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể với những mục tiêu rõ ràng, ưu tiên thực hiện trước một số khâu quan trọng như: quản lý lưới điện, quản lý vật tư thiết bị, quản lý tài chính, quản lý khách hàng. Công ty điện lực có thể phát triển riêng lẻ từng nội dung công việc nhưng vẫn phải tính đến việc nối mạng toàn Điện lực và toàn Công ty, từng bước xây dựng mạng máy tính thống nhất trong toàn Công ty, tạo dựng một cơ sở dữ liệu dùng chung mà ở đó tất cả các đơn vị thành viên đều phải có trách nhiệm tham gia cập nhật, lập các phần mềm ứng dụng để hệ thống tin học này phục vụ cho hoạt động của từng bộ phần riêng lẻ nâng cao năng suất lao động nhưng cũng đồng thời đóng góp vào hệ thống chung.

4.4.4.3. Áp dụng công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa

Áp dụng công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa sẽ giúp cho Công ty điện lực tăng năng suất lao động, giảm thiểu các sai sót chủ quan của con người, đảm bảo tính toán hoá đơn chính xác góp phần hỗ trợ công tác thu tiền. Để thực hiện giải pháp này trước mắt Công ty điện lực sẽ triển khai đọc chỉ số công tơ từ xa đối với các công tơ đầu nguồn ranh giới của Công ty và các điện lực, giúp cho công tác quản lý tính toán tổn thất điện năng được chính xác, dễ dàng. Đến năm 2017, Công ty sẽ triển khai công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa cho 25 % số công tơ và sẽ hoàn tất việc đọc chỉ số công tơ từ xa cho 50 % công tơ thương phẩm vào năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty điện lực bắc ninh giai đoạn 2018 2025 (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)