3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp: Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể đƣợc thể hiện ở sách, báo tạp chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã đuợc công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135. Các báo cáo tình hình về tình hình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135
- Thông tin sơ cấp: Đề tài tiến hành điều tra cán bộ quản lý vốn NSNN chƣơng trình 135, công chức cấp xã và đối tƣợng hộ là ngƣời thụ hƣởng vốn
Trƣởng Ban Phó trƣởng Ban Phó trƣởng Ban Phó trƣởng Ban Thanh tra Ban Văn phòng Ban Chính sách dân tộc Kế hoạch - Tổng hợp Tuyên truyền và Địa bàn
NSNN của Chƣơng trình 135 ở 6 xã, 12 xóm mỗi xã 30 hộ, tổng cộng 180 hộ. Cụ thể:
+ Huyện Bảo Lâm chọn 04 xóm của 02 xã là: Thị trấn Pác Miầu (các xóm Tổng Ngoảng, Tổng Chảo) và Quảng Lâm (các xóm Phiêng Phay, Chè Pẻn).
+ Huyện Hòa An chọn 04 xóm của 02 xã là: xã Hà Trì (các xóm Nà Lại, Khuổi Lừa) và xã Đại Tiến (các xóm Nà Khan, Héc Chang).
+ Huyện Quảng Uyên chọn 02 xã là: xã Bình Lăng (các xóm Phia Chín, Đỏng Mo) và xã Cai Bộ (các xóm Sộc Lạn, Khung Lũng).
Số lƣợng phiếu điều tra là 203 phiếu, gồm: Đối tƣợng cộng đồng: Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 02 xóm, mỗi xóm điều tra 15 hộ (05 hộ nghèo, 05 hộ cận nghèo, 05 hộ không nghèo); tổng cộng là 180 phiếu. Đối tƣợng là cán bộ cấp xã: 03 phiếu/xã (Thƣờng trực UBND xã, kế toán, văn phòng); tổng cộng 18 phiếu. Đối tƣợng công chức Ban Dân tộc tỉnh: 05 phiếu điều tra công chức Ban Dân tộc.
Lý do chọn các địa phƣơng là địa bàn huyện Bảo Lâm đại diện cho địa phƣơng vùng sâu cách trung tâm tỉnh xa nhất và có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn nhất, đƣợc thụ hƣởng nguồn lực từ chƣơng trình 135 thuộc diện cao nhất. Huyện Hòa An, đại diện cho địa phƣơng gần trung tâm tỉnh Cao Bằng nhất, có điều kiện có điều kiện kinh tế, xã hội thuận lới nhất, đƣợc thụ hƣởng nguồn lực từ chƣơng trình 135 thuộc diện ít nhất. Huyện Quảng Uyên đại diện cho địa phƣơng vùng sâu cách trung tâm tỉnh trung bình và có điều kiện kinh tế, xã hội không khó khăn nhƣng cũng không thuận lợi nhất, đƣợc thụ hƣởng nguồn lực từ chƣơng trình 135 thuộc diện trung bình. Việc thu thập ý kiến của 3 khu vực có thể mang tính đại diện hợp lý nhất trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và thời gian không thể điều tra trên phạm vi toàn tỉnh.
Lý do lựa chọn đối tƣợng phỏng vấn cán bộ quản lý là cấp xã và cấp tỉnh là do cấp xã là cấp quản lý nhƣng trực tiếp triển khai chƣơng trình gần ngƣời dân nhất, không tham mƣu ban hành cơ chế, chính sách nhƣng trực tiếp triển khai chính sách, có thể nhận phản hồi trực tiếp từ ngƣời dân là đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình. Cán bộ cấp tỉnh là quản lý trung gian, không trực tiếp triển khai đến đối tƣợng thụ hƣởng, nhƣng là đối tƣợng tham mƣu ban hành chính sách, cơ chế. Đối với ngƣời dân lựa chọn các đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không nghèo nhằm phản ánh đa dạng theo đối tƣợng thụ hƣởng của Chƣơng trình để có nhƣng phân tích, đanh giá đầy đủ.
Quá trình thu thập thông tin phiếu điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau: Đối với phiếu thu thập thông tin cán bộ, trực tiếp đến trụ sở phát phiếu và thu phiếu. Đối với phiếu thu thập thông tin ngƣời dân, đề nghị tập trung tại hội trƣờng của từng xóm, trực tiếp phát phiếu, trả lới các ý kiến chƣa rõ về câu hỏi (không định hƣớng kết quả trả lới thông tin) và thực hiện thu phiếu.
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng công cụ excel để xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp về dự toán, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát vốn NSNN chƣơng trình 135.
3.2.3. Phƣơng pháp thống ê mô tả
Thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phƣơng pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích so sánh
Phân tích so sánh để phản ánh các số liệu về vốn dự toán vốn thực hiện. Các số liệu đƣợc tiến hành đánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời gian khác nhau, từ đó đƣa ra sự đánh giá hiệu quả quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135.
Khung phân tích
Trên cơ sở xác định mục tiêu đề tài cần nghiên cứu, tập hợp đánh giá thực trạng (gồm đối tƣợng, phạm vi, hoạt động liên quan đến quả lý vốn NSNN; qua phân tích đánh giá nhƣng mặt đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế; đựa ra giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác quản lý vốn NSNN.
42
Mục tiêu:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý vốn của chƣơng trình 135 Phân tích thực trạng quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 Định hƣớng và giải pháp
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Chọn điểm và mẫu điều tra Thu thập số liệu Tổng hợp và xử lý số liệu Phân tích so sánh Những điểm chƣa đƣợc Thực trạng của quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 Những mặt đạt đƣợc
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn NSNN của CT 135 Nghiên cứu các ảnh hƣởng đến quản lý vốn NSNN của CT 135 Đề xuất ý kiến Đối tƣợng nghiên cứu: - Lập dự toán - Tổ chức thực hiện - Quản lý thanh, quyết toán vốn NSNN. Giải pháp: Đối với các cấp quản lý Nhà nƣớc
Đối với ngƣời dân
Khuyến nghị
Lâp dự toán vốn NSNN của Chƣơng trình 135
Tổ chức thực hiện
Quyết toán vốn ngân sách Nhà nƣớc của CT 135
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TỪ NĂM 2015-2017
Chƣơng trình 135 đƣợc thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, công khai từ khâu bình xét các hộ thụ hƣởng theo các tiêu chí đã quy định. Kết quả thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn 2015 – 2017 đƣợc thể hiện qua bảng 4.1 dƣới đây:
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện chƣơng trình 135
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1. Xây dựng cơ bản
Công trình
253 245 234
Khởi công mới 118 98 106
Trả nợ công trình hoàn thành 49 32 25
Chuyển tiếp 86 115 103
2. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Giống cây trồng Cây 484.984 212.488 1.355.828
Giống vật nuôi Con 18.999 58.405 51.986
Giống lƣơng thực Kg 261.471 0 0
Phân bón Kg 1.193.548 1.371.400 2.162.530
Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm lớp 24 37 22
Làm chuồng trại Cái 96 161 163
Máy móc, công cụ sản xuất Cái 5.321 4.457 2.276
Thức ăn chăn nuôi Kg 0 2.878 3.000
Mô hình sản xuất giảm nghèo mô hình 0 0 10
3. Đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng
lớp 0 6 42
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình 135 tỉnh Cao Bằng (2017)
Từ bảng 4.1 cho thấy kết quả thực hiện chƣơng trình 135 trên nhiều khía cạnh cả về xây dựng cơ bản, trong sản xuất nông nghiệp và trong bồi dƣỡng cán bộ quản lý cơ sở và cộng đồng.
Về đầu tƣ xây dựng cơ bản
Chƣơng trình 135 năm 2015 đã đầu tƣ xây dựng 253 công trình, trong đó: Khởi công mới 118 công trình, trả nợ 49 công trình, chuyển tiếp 86 công trình, cụ thể: Đƣờng giao thông nông thôn 158 công trình, thủy lợi 33 công trình, điện 07 công trình, nƣớc sinh hoạt 16 công trình, trƣờng học 32 công trình, nhà sinh
hoạt cộng đồng 04 công trình, chợ 02 công trình và công trình khác 01 công trình. Năm 2016 đã thực hiện đầu tƣ cho 245 công trình, trong đó: có 98 công trình khởi công mới, có 115 công trình chuyển tiếp, có 32 công trình trả nợ; trong 245 công trình, xã làm chủ đầu tƣ 100 công trình, có 09 công trình giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế tại Quyết định 10/2015/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng. Trong năm tỉnh tiếp tục đƣợc Trung ƣơng quan tâm đầu tƣ 09 công trình đƣờng GTNT bằng nguồn vốn viện trợ bổ sung không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho các xã ĐBKK năm 2016 (tài khóa 2015). Năm 2017, Chƣơng trình 153 đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 234 công trình, trong đó: 106 công trình khởi công mới, 103 công trình chuyển tiếp, 25 công trình trả nợ. Trong năm tỉnh tiếp tục đƣợc Trung ƣơng quan tâm đầu tƣ 08 công trình đƣờng GTNT bằng nguồn vốn viện trợ bổ sung không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho các xã ĐBKK năm 2017 (tài khóa 2016).
Về hỗ trợ sản xuất
Năm 2015, Chƣơng trình đã hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón cho sản xuất cụ thể nhƣ sau: Giống cây trồng đƣợc 484.984 cây; giống vật nuôi nhƣ bò, lợn, gà, vịt là 18.999 con; giống lúa, ngô, đậu các loại là 261.471 kg; máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất là 5.321 cái; phân bón các loại là 1.193.548 kg; là chuồng trại, lò xấy là 96 cái; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm đầu bờ đƣợc 24 lớp. Năm 2016, Chƣơng trình đã thực hiện hỗ trợ cụ thể: Giống cây trồng đƣợc 212.488 cây; giống vật nuôi nhƣ bò, lợn, gà, vịt là 58.405 con; máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất là 4.457 cái; phân bón các loại là 1.371.400 kg; mua thức ăn chăn nuôi là 2.878 kg; làm chuồng trại, lò xấy là 161 cái; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm đầu bờ đƣợc 37 lớp. Năm 2017, thực hiện hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất không đảm bảo tiến độ kế hoạch giao, mặc dù đầu năm các địa phƣơng đã chủ động xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Nhƣng do văn bản hƣớng dẫn bổ sung không kịp thời; theo quy định một số định mức chi hỗ trợ Trung ƣơng phân cấp cho HĐND tỉnh quy định, do đó đến tháng 11/2017 UBND tỉnh mới ban hành Quyết định hƣớng dẫn các huyện triển khai nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo Chƣơng trình 135 năm 2017. Trong năm toàn tỉnh đã thực hiện đƣợc cụ thể nhƣ sau: Giống cây trồng đƣợc 1.355.828 cây; Giống vật nuôi nhƣ bò, lợn, gà, vịt là 51.986 con; máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất là 2.276 cái; phân bón các loại là 2.162.530 kg; mua thức ăn chăn nuôi là
3.000 kg; làm chuồng trại, lò xấy là 163 cái; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm đầu bờ đƣợc 22 lớp; nhân rộng mô hình giảm nghèo 10 mô hình, trong đó có 01 mô hình tổng hợp (chăn nuôi vịt, trồng cây ăn quả); 06 mô hình trồng trọt, có 03 mô hình chăn nuôi.
Đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng:
Năm 2016, nhằm phát huy, nâng cao vai trò của ngƣời có uy tín trong cộng đồng; Ban Dân tộc - Cơ quan thƣờng trực Ban Chỉ đạo chƣơng trình 135 cấp tỉnh đã mở 06 lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời có uy tín của các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Trà Lĩnh với 807 ngƣời uy tín, kinh phí thực hiện 1.170 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Các lớp học diễn ra nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đã cung cấp cho học viên các thông tin liên quan đến một số chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số đang thực hiện, tình hình tôn giáo và quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Năm 2017, Chƣơng trình đã đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng: Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực quản lý, điều hành Chƣơng trình 135 và nâng cao năng lực cho cộng đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia có hiệu quả các Chƣơng trình trên địa bàn các xã, thôn bản thuộc diện đầu tƣ của chƣơng trình 135 giai đoạn 2016-2020. Trong năm 2017, Ban đã phối hợp với các cá nhân, đơn vị có đủ năng lực biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp đào tạo tập huấn thuộc chƣơng trình 135 đƣợc 42 lớp với 4.206 lƣợt học viên, cụ thể: 14 lớp cho 1.676 học viên là ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; 06 lớp tập huấn cho công chức phòng chuyên môn và công chức các xã, thị trấn về cơ chế đặc thù thực hiện công trình theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP với 774 học viên; 12 lớp tập huấn cho đại diện đoàn thể, nhóm cộng đồng các xã, thị trấn về cơ chế đặc thù thực hiện công trình theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP với 689 học viên; 03 lớp tập huấn về công tác đấu thầu với 319 học viên; 07 lớp tập huấn về công tác giám sát thi công công trình cho cán bộ, công chức các xã thuộc diện đầu tƣ chƣơng trình 135 với số lƣợng là 748 học viên.
4.2. QUẢN LÝ VỐN NSNN CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135 4.2.1. Phân cấp quản lý vốn NSNN của Chƣơng trình 135 4.2.1. Phân cấp quản lý vốn NSNN của Chƣơng trình 135
Chƣơng trình 135 về hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn và đƣợc phân cấp quản lý cho từng đơn vị. Chƣơng trình 135 gồm 6 hợp phần:
1. Đầu tƣ xây dựng cơ bản 2. Hỗ trợ cho sản xuất 3. Duy tu, bảo dƣỡng 4. Quản lý Chƣơng trình 5. Xây dựng mô hình 6. Đào tạo, tập huấn
Trong thực hiện Chƣơng trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đƣợc giao tổ chức thực hiện 2 hợp phần quản lý Chƣơng trình và Đào tạo tập huấn. 4 hợp phần còn lại Ban Dân tộc tham gia hƣớng dẫn, chỉ đạo, phân bổ, kiểm tra, giám sát
Cụ thể nhiệm vụ của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng nhƣ sau:
- Là cơ quan thƣờng trực BCĐ thực hiện Chƣơng trình cấp tỉnh, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tham mƣu giúp UBND tỉnh quản lý Chƣơng trình;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, hƣớng dẫn UBND các huyện lập kế hoạch đầu tƣ dài hạn và hàng năm, tổng hợp xây dựng kế hoạch vốn thực hiện từng năm và cả giai đoạn trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các dự án, chính sách của Chƣơng trình 135 các huyện gửi Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, thành viên BCĐ các Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo của tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chƣơng trình hàng quý, hàng năm, giữa kỳ và kết thúc Chƣơng trình theo quy định; tham mƣu, đề xuất cho UBND tỉnh ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình; tham mƣu giúp UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của tỉnh và Uỷ ban Dân tộc;
- Tham mƣu cho UBND tỉnh xử lý những vấn đề chuyển tiếp đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện theo hƣớng dẫn mới, không làm giãn đoạn hoặc chậm
- Thực hiện các nội dung khác của Chƣơng trình 135 theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao.
- Làm chủ đầu tƣ tiểu dự án đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc Chƣơng trình 135;