PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hƣởng đến quản lý vốn NSNN
3.1.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Cao Bằng
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc; phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đƣờng biên giới dài trên 333 km; phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2016).
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.700,26 km2, bằng 2,12% diện tích tự nhiên toàn quốc; đất sản xuất nông nghiệp là 618,628 ha chiếm hơn 16%; đất lâm nghiệp, núi đá, sông suối chiếm hơn 83%. Tỉnh có 12 huyện và 01 thành phố (trong đó có 9 huyện biên giới) với 199 xã, phƣờng, thị trấn (trong đó có 46 xã biên giới); có 06 huyện nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nƣớc (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2016).
3.1.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số toàn tỉnh khoảng 529.824 ngƣời (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2016); với 08 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó: Tày chiếm: 40,97%, Dao: 10,08%, Kinh: 5,76%, Nùng: 31,08%, Mông: 10,13%, Hoa: 0,03
%, Sán Chỉ: 1,39%, Lô Lô: 0,47%, dân tộc khác: 0,09% (Ủy ban Dân tộc tổ
chức, năm 2016). Giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn về sự phát triển, các dân
tộc Kinh, Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở những thị trấn, thị tứ, thị xã và các thung lũng ven sƣờn đồi, những nơi có địa hình thuận lợi cho giao lƣu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ chủ yếu cƣ trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao núi đá có địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn.
Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/ 14 16/ 15 BQ 1. Tổng số hộ Hộ 120.333 121.658 123.221 101,1 101,3 101,2 - Hộ nông nghiệp Hộ 85.556 86.377 87.387 101,0 101,2 101,1 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 34.777 35.281 35.834 101,4 101,6 101,5
2. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 520.168 524.644 529.824 100,9 101,0 100,9
Trong đó: -
- Dân số nông thôn Ngƣời 399.830 403.131 406.983 100,8 101,0 100,9
- Dân số thành thị Ngƣời 120.338 121.513 122.841 101,0 101,1 101,0
3. Tổng số lao động LĐ 355.516 357.509 358.172 100,6 100,2 100,4
- Lao động nông nghiệp LĐ 252.772 253.831 253.586 100,4 99,9 100,2 - Lao động dịch vụ, thƣơng mại LĐ 33.063 33.248 33.310 101,0 101,2 101,1 - Lao động công nghiệp, TTCN LĐ 69.681 70.429 71.276 101,4 101,6 101,5
4 Một số chỉ tiêu bình quân
- Số nhân khẩu bình quân 1 hộ Ngƣời/hộ 4,32 4,31 4,29 - Số lao động bình quân 1 hộ Ngƣời/hộ 2,95 2,94 2,91
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng (2016); Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND tỉnh Cao Bằng các năm (2014, 2015, 2016)
Những năm qua Đảng, Nhà nƣớc đã triển khai rất nhiều chính sách hỗ trợ đầu tƣ cho các xã đặc biệt khó khăn, biên giới nhằm xoán đói, giảm nghèo. Có thể liệt kê ít nhất 8 chính sách lớn đã và đang triển khai thực hiện: Chƣơng trình 135 giai đoạn III, Quyết định 134, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cƣ theo Quyết định 33, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, chính sách đối với ngƣời có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg, chính sách cấp một số ấn phẩm, báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 2472/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/CP, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề,.... Trong đó chƣơng trình 135 thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững có địa bàn, nguồn lực và phạm vi ảnh hƣởng đến công tác xóa đói giảm nghèo lớn nhất.
3.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
Tính đến hết năm 2016, cơ sở hạ tầng tỉnh Cao bằng đã đạt đƣợc một số chỉ tiêu sau:
- 100% xã có đƣờng giao thông cho xe cơ giới; 85% số thôn có đƣờng cho xe cơ giới, trong đó có 35% số xã và 50% thôn có đƣờng giao thông đạt chuẩn;
- 100% trung tâm xã, trên 60% xóm có điện;
- Các công trình thủy lợi nhỏ đƣợc đầu tƣ đáp ứng 35% nhu cầu tƣới tiêu cho diện tích cây hàng năm;
- Trên 50% trạm y tế xã đƣợc chuẩn hóa;
- Toàn tỉnh có 655 trƣờng mầm non và phổ thông. tỷ lệ kiên cố hóa trƣờng lớp học cụ thể: Tiểu học là 46,15%; trung học cơ sở là 86,48%; trung học phổ thông là 94,35% (bình quân chung là 68,09%);
- Tỷ lệ dân cƣ đƣợc dùng nƣớc sạch hợp vệ sinh môi trƣờng đạt 85% đối với thành thị và 86% đối với nông thôn. (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2016).
3.1.1.4. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng
Giá trị sản xuất tăng năm sau so với năm trƣớc, tốc độ tăng bình quân 104%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao nhất 146,8%, năm 2015 tăng so với năm 2014. Trong đó cơ cấu giá trị sản xuất từ thƣơng mại dịch vụ
năm 2014 chiếm cao nhất 59,1%, năm 2015 là 47,1% và năm 2016 tƣơng ứng chiếm 50,8% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, trong khi tỷ lệ đói nghèo giảm, đây cũng là lợi ích của Chƣơng trình 135 mang lại cho tỉnh.
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động của tỉnh Cao Bằng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 10,22 100 9,25 100 10,83 100 90 117 104 1. Nông nghiệp 3,41 33,4 3,69 39,9 3,67 33,9 108,2 99,5 103,8 2. Công nghiệp, TTCN 0,77 7,5 1,20 13,0 1,66 15,3 155,8 137,9 146,8 3. Thƣơng mại - dịch vụ 6,04 59,1 4,36 47,1 5,50 50,8 72,1 126,3 99,2 Một số chỉ tiêu bình quân 1. Giá trị SX bình quân/ hộ 84,94 76,01 87,86 89,5 115,6 102,5 2. Giá trị SX/1 lao động 28,75 25,86 30,23 89,9 116,9 103,4 3. Thu nhập BQ/khẩu/ năm 19,3 23,2 20,97 120,2 90,4 105,3 4. Tỷ lệ hộ nghèo 24,88 20,85 42,53 83,8 204,0 143,9 5. Tỷ lệ tăng dân số 9,1 9 9 98,9 100,0 99,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng (2016)