Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc của chƣơng trình 135

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước của chương trình 135 tại ban dân tộc tỉnh cao bằng (Trang 39 - 43)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc của chƣơng trình 135

CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách của Chƣơng trình 135 tại một số địa phƣơng địa phƣơng

Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã chọn nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh là Phú Thọ, Hà Giang, Thanh Hóa do tƣơng đồng về điều kiện từ nhiên là tỉnh vùng cao miền núi tại khu vực phía Bắc, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, có nhiều đối tƣợng thụ hƣởng chƣơng trình 135 tƣơng tự nhƣ tỉnh Cao Bằng.

(1) Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Tổng vốn của Chƣơng trình 135 đầu tƣ trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 là: 126.217,8 triệu đồng từ các nguồn: Ngân sách Trung ƣơng là 107.498 triệu đồng; đóng góp của ngƣời dân ƣớc tính là 18.705,3 triệu đồng; ngoài ra còn có vốn lồng ghép từ các chƣơng trình là 10.250 triệu đồng.

Số vốn trên (trừ vốn lồng ghép) đƣợc phân bổ cho các dự án: Dự án hạ tầng là 104.236 triệu đồng (dân góp 12.000 triệu đồng); dự án ổn định phát triển sản xuất là 21.981,7 triệu đồng (dân góp là 6.705,3 triệu đồng) (Vũ Anh Tuấn, 2017).

Chƣơng trình 135 giai đoạn 2011-2015 đã đƣợc thiết kế với bốn hợp phần chính: (i) Hỗ trợ sản xuất thông qua cải thiện kỹ năng, đào tạo các phƣơng pháp sản xuất mới và cung cấp dụng cụ sản xuất cho ngƣời dân; (ii) Hỗ trợ phát triển CSHT và từ đó tăng khả năng tiếp cận các CSHT cơ bản của các hộ gia đình; (iii) Cải thiện đời sống văn hóa – xã hội và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng; (iv) Tăng cƣờng năng lực bằng việc cung cấp cho các cán bộ địa phƣơng các kỹ năng và kiến thức về quản lý hành chính chuyên nghiệp cũng nhƣ mở rộng kiến thức về quản lý đấu thầu và quản lý vận hành.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là một dự án thành phần thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn III thực hiện trên địa bàn các xã ĐBKK xã và các thôn, bản ĐBKK. Uỷ ban nhân dân huyện có đã thành lập Ban Quản lý dự án của huyện, Uỷ ban nhân dân các xã 135 lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân đƣợc thụ hƣởng và xây dựng dự toán để tổ chức thực hiện. Việc lựa chọn các hộ nghèo đƣợc hỗ trợ vốn, vật tƣ, giống cây trồng vật nuôi thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đƣợc bình chọn từ các thôn bản (khu hành chính) thông qua các cuộc họp toàn thể nhân dân, đảm bảo đúng nguyên tắc công khai, dân chủ. Tổng vốn giai đoạn 2011-2015 là 21.981,726 triệu đồng (ngân sách Trung ƣơng là 15.262 triệu đồng; dân đóng góp là 6.705,3 triệu đồng), với 11.159 số hộ thụ hƣởng.

(2) Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang

Trong quản lý vốn Ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tỉnh Hà Giang là đạt đƣợc những thành công đáng kể, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc. Hàng năm, tỉnh giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trƣớc) tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Quy chế dân chủ đƣợc chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của ngƣời dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tƣ đến nghiệm thu bàn giao công trình đƣa vào sử dụng trên nguyên tắc “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Mặt khác sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tƣ với ban giám sát xã cũng luôn đƣợc đề cao, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học nên Chƣơng trình 135 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát huy hiệu quả thiết thực. Chủ động lồng ghép nguồn vốn 135 với các nguồn vốn khác cho đầu tƣ phát triển; tiếp tục phân cấp mạnh về cơ sở, gắn với đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, Hà Giang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nhiều trong các chƣơng trình hỗ trợ phát triển nông thôn miền núi, đặc biệt là Chƣơng trình 135. Với tổng số nguồn vốn gần 300 tỷ đồng cho thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giai đoạn 2006 - 2010, Hà Giang đã biết cách quản tốt nguồn vốn cũng nhƣ chất lƣợng của công trình này. Theo tính toán sơ bộ, với nguồn vốn trên, một xã mỗi năm cũng chỉ đƣợc đầu tƣ khoảng 500 triệu đồng (đáp ứng đƣợc khoảng 1/5 so với nhu cầu thực tế). Tỉnh tiếp tục thực hiện chƣơng trình ''hỗ trợ tấm lợp và nƣớc ăn'' dùng bằng nguồn vốn ngân sách - địa phƣơng cấp thêm cho mỗi hộ 100 tấm lợp, 20 viên ngói úp nóc và 1 bể nƣớc có dung tích chứa 2 đến 3 khối nƣớc hoặc 1 giếng. Có nhà ở, nƣớc ăn, ngƣời dân

mới yên tâm lao động sản xuất. Điều đầu tiên của cơ chế quản lý chƣơng trình là đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai. Các công trình nhất thiết phải có công sức của nhân dân địa phƣơng tham gia thi công để nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời giúp họ tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.

(3) Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn cùng nguồn vốn 135 để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Khi thực hiện chọn cách thức cụ thể cho từng địa bàn, không dập khuôn máy móc và việc làm này ở Thanh Hoá do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp lồng ghép trên nguyên tắc ƣu tiên tập trung cho mục tiêu xã đói giảm nghèo. Bình quân 1 xã đặc biệt khó khăn mỗi năm có thêm từ 2 - 3 nguồn vốn của ngoài nguồn vốn 135. Quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn ở Thanh Hoá đảm bảo xã ít nhất cũng đƣợc đầu tƣ thêm một nguồn vốn khác. Chƣơng trình 135 đã đƣợc Nhà nƣớc và tỉnh ƣu tiên tập trung Ngân sách hỗ trợ một khoản ổn định cho chƣơng trình trong lập kế hoạch hàng năm, đồng thời tỉnh đã có cơ chế chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tƣ ở các xã đặc biệt khó khăn. Sau 5 năm thực hiện từ 2006 - 2010, trên phạm vi toàn tỉnh, số xã đƣợc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng trong Chƣơng trình 135 là 102 xã, thuộc 11 huyện, với tổng kinh phí đầu tƣ hạ tầng khoảng 425 tỷ đồng. Số nguồn vốn này đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong số các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng các xã 135 thì nguồn vốn NSTW chiếm tỷ trọng lớn nhất là 84%, trong khi tổng các nguồn vốn khác chỉ đạt khoảng 16%. Điều đó phản ánh đúng đặc điểm đầu tƣ phát triển hạ tầng xã ĐBKK là hoạt động đầu tƣ mà chính phủ là nhà đầu tƣ lớn nhất. Trong đó một số huyện nhƣ: Mƣờng Lát, Quan Hoá, Quan Sơn là những huyện tiêu biểu trong việc huy động các nguồn lực ngoài Ngân sách. Tuy nhiên có những huyện khác nhƣ: Bá Thƣớc, Lang Chánh, Thƣờng Xuân,... chỉ trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc, không có chính sách để huy động các nguồn lực khác. Mặc dù NSTW còn hạn hẹp, song tỉnh Thanh Hoá đã thể hiện quyết tâm rất cao đối với công tác xoá đói giảm nghèo trên những địa bàn khó khăn nhất của cả nƣớc. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm ƣu tiên tập trung nguồn vốn đảm bảo ổn định và tăng dần mức đầu tƣ cho phát triển CSHT vì phát triển hạ tầng xã ĐBKK là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn hỗ trợ đƣợc ƣu tiên và tập trung đầu tƣ cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Nhìn chung các công trình xây dựng CSHT trong chƣơng trình 135 cơ

bản đảm bảo theo đúng trình tự đầu tƣ, sau khi công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả lợi ích của các công trình đem lại, một số công trình từ những năm đầu tiên do công tác giám sát kiểm tra chƣa tốt, dẫn đến chất lƣợng một số công trình chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; công tác khảo sát thiết kế chƣa sát với thực tế gây lãng phí; thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai xã có công trình, dan có việc làm và tăng thu nhập kết quả chƣa cao. Những công trình có tổng nguồn vốn dự toán đầu tƣ lớn, phần dân đóng góp quá cao, không đủ điều kiện để hoàn thành công trình dẫn đến công trình dở dang kéo dài thời gian thi công.

2.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Cao Bằng

Thứ nhất, trong khâu lập dự toán cần có quy định phân cấp rõ ràng, không

chồng chéo, bám sát với thực tế chi cho Chƣơng trình 135 từ vốn ngân sách Nhà nƣớc. Mặt khác cần đề cao sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tƣ với ban giám sát xã, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học. Phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động tích cực tập trung đầu mối quản lý, hƣớng dẫn thực hiện; tổ chức phối hợp chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành.

Thứ hai, quy chế dân chủ phải đƣợc chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự

tham gia đầy đủ của ngƣời dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tƣ đến nghiệm thu bàn giao dự án đƣa vào sử dụng trên nguyên tắc ngƣời dân đƣợc tham gia dự án để tăng thu nhập. Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt phƣơng châm "xã có công trình, dân có việc làm..." góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phƣơng một cách bền vững.

Thứ ba, cần tập trung các nguồn lực trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu

tƣ. Hàng năm, cần tổ chức giao kế hoạch sớm để tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ chủ động trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý hợp lý, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện.

Kiểm tra giám sát thƣờng xuyên, uốn nắn những sai sót, giải quyết kịp thời những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện .

Thứ năm, chú trọng công tác lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát các dự án đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước của chương trình 135 tại ban dân tộc tỉnh cao bằng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)