Đánh giá chung về chƣơng trình 135

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước của chương trình 135 tại ban dân tộc tỉnh cao bằng (Trang 99)

4.4.1. Ƣu điểm

Các chính sách thuộc Chƣơng trình 135, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào các Dân tộc thiểu số, phù hợp với tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân, đƣợc nhân dân đồng tình đón nhận và ủng hộ.

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và đời sống tiếp tục đƣợc đầu tƣ cải thiện và phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp. nông thôn chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đã hình thành nhƣng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, có nhiều hộ đồng bào đã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại và dịch vụ nông nghiệp; các nghề thủ công truyền thống đƣợc đồng bào duy trì và mở rộng và phát triển.

Cán bộ cơ sở đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đồng thuận và hƣởng ứng thực hiện, đồng bào các đân tộc cũng đã nhận thức rõ hơn các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc đang và đƣợc triển khai trên địa bàn; cũng ý thức đƣợc quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chƣơng trình.

Các nguồn vốn đƣợc đƣa vào kế hoạch và thống nhất quản lý, vốn hỗ trợ, đầu tƣ của TW đã đảm bảo phân bổ cho các xã thuộc Chƣơng trình, quá trình thực hiện đầu tƣ các công trình CSHT đúng mục đích, đối tƣợng. Quy trình đầu

tƣ thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng. Một số huyện đã mạnh dạn tăng cƣờng phân cấp cho các xã quản lý các dự án ( đặc biệt là dự án cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ, dự án phát triển sản xuất): các công trình hoàn thành đƣợc bàn giao cho xã quản lý, đƣa vào sử dụng, khai thác đã phát huy tác dụng.

Chƣơng trình đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, sản xuất hàng hoá gắn với thị trƣờng, đời sống của đồng bào tiếp tục đƣợc cải thiện và nâng cao, tiếp tục từng bƣớc giải quyết những khó khăn, bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.

4.4.2. Nhƣợc điểm

Một số văn bản Hƣớng dẫn triển khai thực hiện Chƣơng trình, chính sách còn chậm (nhƣ hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn 2016 - 2020), chƣa thật sự thông thoáng, chƣa phù hợp với trình độ của cán bộ cơ sở trực tiếp triển khai thực hiện và đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Công tác tuyên truyền về nội dung, chính sách của Chƣơng trình 135 các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân làm chƣa tốt; nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức chƣa sâu sắc, chƣa toàn diện, chƣa nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc của chƣơng trình.

Việc triển khai lồng ghép các Chƣơng trình, dự án khác trên cùng địa bàn thực hiện chƣa tốt, kém hiệu quả.

Đặc thù địa bàn tƣơng đối rộng, giao thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm kinh tế thấp, nhu cầu đầu tƣ lớn nhƣng đáp ứng về ngân sách còn rất nhỏ. Mặc dù đã đầu tƣ một số hạng mục công trình cơ sỏ hạ tầng, nhƣng do CSHT còn thiếu và yếu, chƣa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đến nay đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn gặp khó khăn; một bộ phận đồng bào còn đói giáp hạt, chênh lệch mức thu nhập của các vùng, miền, giữa các dân tộc trong tỉnh còn lớn. Việc giao cho các xã làm chủ đầu tƣ còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ một số xã còn quá yếu, các huyện chƣa phân công cụ thể các phòng, ban chuyên môn giúp đỡ các xã làm chủ đầu tƣ. Đội ngũ cán bộ cơ sở mặc dù đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng năng lực trình độ còn hạn chế, yếu kém, tổ chức, triển khai thực hiện Chƣơng trình kém hiệu quả.

Các địa phƣơng, chủ đầu tƣ chƣa quan tâm đến hiệu quả kinh tế của đồng vốn, còn tình trạng chạy giải ngân, thanh toán khống khối lƣợng, thiếu cơ chế quản lý, kiểm soát, đánh giá hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chƣa tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia giám sát nhằm hƣớng tới sự công khai, minh bạch rộng rãi.

4.5. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO SỰ QUẢN LÝ VỐN NSNN CỦA CHƢƠNG TRÌNH 135 CHƢƠNG TRÌNH 135

Qua nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện, từ những kết quả đạt đƣợc và nhƣng tồn tại hạn chế cần khắc phục, cá nhân tôi đƣa ra một số nhóm giải pháp nhằm thực hiện chƣơng trình tốt hơn trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội trong thực hiện chƣơng trình 135, đặc biệt nâng cao nhận thức về hiệu quả kinh tế trong sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội. Hạn chế tình trạng chạy giải ngân, giải ngân bằng mọi giá, không quan tâm đến hiệu quả sử dụng kinh phí để đạt hoạt động tối ƣu nhất nhƣ cách thức quản lý hiện nay do thanh tra, Kiểm toán nhà nƣớc đã khuyến nghị.

Hai là, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phƣơng châm ''Nhà nƣớc hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm'', ''xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập'', phát huy mạnh mẽ nội lực của ngƣời dân, khơi dậy ý chí tự vƣơn lên thoạt nghèo, tránh tƣ tƣởng trông chờ ỉ lại vào hỗ trợ, đầu tƣ của Nhà nƣớc, vào sự giúp đỡ của cộng đồng; phát động phong trào thi đua “chung tay vì ngƣời nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững nói chung, Chƣơng trình 135 nói riêng.

Ba là, để đảm bảo hiệu quả chƣơng trình, trƣớc tiên cần hƣớng tới việc quản lý nguồn vốn, đặc biệt là cơ chế huy động vốn thực hiện một cách linh hoạt, chủ động, tối đa sự công khai minh bạch và trách nhiệm. Trong quá trình tổ chức

triển khai phải chủ động huy động tối đa sức mạnh của toàn xã hội nhằm tạo ra

nguồn lực tổng hợp, "kết hợp nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình, sử dụng và lồng ghép tốt các nguồn lực đầu tƣ.

Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế: Trong quá trình xây dựng và thực hiện chƣơng trình cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phƣơng, song phƣơng và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng

thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chƣơng trình.

Năm là, thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phƣơng, cơ sở, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện Chƣơng trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và ngƣời dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;

Sáu là, áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tƣ có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ đầu tƣ một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân;

Bảy là, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục tiêu, không thất thoát; thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình đầu tƣ. Xây dựng đƣợc quy chế quản lý sử dụng, thành lập tổ tự quản để quản lý công trình sau đầu tƣ, đảm bảo tính bề vững và hiệu quả trong quá trình khai thác.

Tám là, thức hiện tốt nhóm giải pháp trong hoạt động quản lý nhƣ xây dựng dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán nguồn kinh phí. Cụ thể:

- Đối với công tác lập dự toán NSNN, cần chấn chỉnh nghiêm túc từ khâu xây dựng kế hoạch, xác định đối tƣợng, nguồn lực, nhu cầu, các định mức, địa bàn còn dàn trải, chƣa tập trung cho đối tƣợng nghèo nhất, khó khăn nhất. Trong Kết luận của Thanh tra Uỷ ban Dân tộc và Kiểm toán Nhà nƣớc đã chỉ rõ còn có hiện tƣợng "Việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn do Trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ CSHT và hoạt động quản lý còn sai mục đích; chất lƣợng và hiệu quả việc sử dụng kinh phí tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng còn hạn chế", "UBND các xã không xây dựng kế hoạch hỗ trợ PTSX cho cả giai đoạn, định mức hỗ trợ thấp", "Tính toán khối lƣợng lập dự toán còn sai một số khối lƣợng dẫn tới phê duyệt dự toán chi phí xây lắp công trình sai đối với các công trình đƣợc kiểm toán chi tiết".

- Đối với khâu tổ chức thực hiện dự toán, đặc biệt là thủ tục hồ sơ còn có các hiện tƣợng "Thiếu biên bản kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Thiếu

biên bản kiểm tra kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất lƣợng của nhà thầu thi công xây dựng công trình - Thiếu kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu trƣớc khi đƣa vào công trƣờng, nhiều địa phƣơng", "Một số đơn vị nhà thầu xây lắp và tƣ vấn giám sát chƣa thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm theo nội dung hợp đồng kinh tế đã ký kết.... công tác giám sát của chủ đầu tƣ, giám sát cộng đồng và việc nghiệm thu, thanh quyết toán còn chƣa chặt chẽ....", "Thiếu bảng thống kê các kích thƣớc về đo mặt cắt, chiều rộng, độ phẳng mặt đƣờng khi nghiệm thu mặt đƣờng; Khi nghiệm thu các bộ phận bị che khuất của công trình chƣa lập Bản vẽ hoàn công trƣớc khi tiến hành các công việc tiếp theo...", "Một số công trình đƣợc đầu tƣ chƣa tuân thủ đúng quy định theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, không tiến hành thí nghiệm để đánh giá chất lƣợng thiết bị, vật liệu xây dựng trƣớc khi đƣa vào thi công". Khắc phục các sai sót trên sẽ hạn chế thất thoát kinh phí NSNN, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Đối với công tác Quyết toán vốn NSNN, đặc biệt trấn chỉnh tình trạng nghiệm thu thanh toán sai khối lƣợng đối với các công trình, khối lƣợng công việc đã hoàn thành nhƣng không nghiệm thu, chậm bàn giao, quyết toán vốn NSNN Chƣơng trình, Chứng từ kế toán chƣa đƣợc lƣu trữ gọn gàng, không thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát.

Chín là, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng với vai trò là cơ quan thƣờng trực chƣơng trình, chủ đầu tƣ dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng cần rà soát, đánh giá đối tƣợng, nội dung đào tạo chuyên sâu phục vụ cho việc trển khai các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nói chung và chƣơng trình 135 nói riêng; chủ động rà soát, nghiên cứu, tham mƣu UBND tỉnh hƣớng dẫn cơ chế thực hiện vừa tuân thủ quy định chung vừa phù hợp với đặc thù.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, cụ thể là Chƣơng trình 135 đã và đang triển khai thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển các mặt về sản xuất, đời sống, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nói riêng và địa bàn toàn tỉnh nói chung. Đồng thời đã đi vào cuộc sống, từng bƣớc đổi thay bộ mặt nông thôn và vùng đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng, đã góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh, làm tỷ lệ nghèo bình quân vùng đồng bào dân tộc giảm bình quân 4 - 6%/năm.

Tiến hành nghiên cứu quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng trình 135 đề tài đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về Chƣơng trình 135 và quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc. Quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc nói chung và vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng trình 135 nói riêng đƣợc thực hiện theo các bƣớc lập dự toán vốn ngân sách, tổ chức thực hiện dự toán vốn và quyết toán kiểm tra kiểm soát.

Đề tài tiến hành nghiên cứu quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt đƣợc một số kết quả. Đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng trình 135. Vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng trình 135 gồm có 06 hợp phần trong đó Ban Dân tộc thực hiện từ khâu lập dự toán phân bổ vốn, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán 02 hợp phần vốn đào tạo tập huấn và kinh phí quản lý Ban chỉ đạo Chƣơng trình cấp tỉnh, các hợp phần còn lại do UBND huyện và UBND xã thực hiện, Ban Dân tộc chỉ tổ chức hƣớng dẫn giám sát kiểm tra việc việc lập dự toán tổ chức thực hiện và quyết toán. Đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn ngân Nhà nƣớc Chƣơng trình 135 từ đó đề tài đã đề xuất đƣợc các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nhóm giải pháp nâng nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội trong thực hiện Chƣơng trình 135, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, mở rộng hợp tác, thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp,

trao quyền cho địa phƣơng, cơ sở, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện Chƣơng trình.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương

- Trong giai đoạn 2016-2020 đề nghị Chính phủ nâng định mức hỗ trợ của chƣơng trình lên ít nhất 1,5 lần giai đoạn 2011-2015 do định mức hiện nay không còn phù hợp, đặc biệt là đối với tỉnh miền núi biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhƣ Cao Bằng không thể hoàn thành các mục tiêu do Chƣơng trình đề ra.;

- Đề nghị Chính phủ cho phép chƣơng trình thực hiện theo cơ chế đặc thù đơn giản, dễ thực hiện hơn và để đảm bảo công khai, minh bạch tạo cơ chế cho doàn thể xã hội, nhân dân vùng hƣởng lợi tham gia chủ động, tích cực hơn.

- Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ, ngành trung ƣơng theo chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực cần ban hành cơ chế hƣớng dẫn và giao vốn hàng năm kịp thời hơn.

5.2.2. Đối với Chính quyền địa phƣơng các cấp

- Ƣu tiên kiện toàn bộ máy thực hiện chƣơng trình bằng những cán bộ có tâm huyết, năng lực, trách nhiệm để thực hiện chƣơng trình, đặc biệt chuẩn hóa tiêu chuẩn công chức cấp xã để đảm bảo công tác quản lý chƣơng trình nói chung và quản lý vốn hiệu quả cao hơn.

- Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thƣờng xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các chƣơng trình, quyết định của cấp trên đối với các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước của chương trình 135 tại ban dân tộc tỉnh cao bằng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)