2.1.3.1. Phí môn bài
Phí môn bài là loại thuế được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có doanh thu, có thu nhập đều là đối tượng của loại thuế này.
Mức thu phí môn bài được quy định như sau:
Đối với các tổ chức kinh tế nộp phí môn bài căn cứ vào vốn đăng ký kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư được trình bày dưới bảng 2.1:
Bảng 2.1. Bậc phí môn bài đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức môn bài cả năm (đồng) Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 Bậc 2 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000
Bậc 3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh...
1.000.000
2.1.3.2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT do nhà sản xuất kinh doanh nộp thay cho người tiêu dùng bằng cách tính gộp thuế vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán
Thực chất thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng sản phẩm mục đích cũng là động viên một phần thu nhập của người dân vào NSNN (Nguyễn Thị Liên, 2014).
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các loại hàng hoá như muối, dịch vụ y tế, dạy học, vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng...
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, đối với các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá bán đã có thuế TTĐB; đối với hàng hoá nhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu, cộng với thuế TTĐB nếu có; đối với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường là gía bán đã có thuế bảo vệ môi trường (Nguyễn Thị Liên, 2014).
Thuế suất: Có 3 mức 0% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, lắp đặt công trình cho DN chế xuất, vận tải quốc tế; 5% áp dụng cho nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thiết bị, dụng cụ y tế, hoạt động văn hoá, triển lãm; thuế suất 10% áp dụng cho các mặt hàng còn lại (Bộ Tài chính, 2015).
Theo Chính phủ (2017). Phương pháp tính thuế: có 02 phương pháp sau: (1) Phương pháp khấu trừ thuế
Số thuế GTGT phải nộp =
Số thuế GTGT
đầu ra -
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (2) Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất Giá trị gia tăng = Giá trị HHDV bán ra - Giá trị HHDV
mua vào
2.1.3.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Đối tượng nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được thành lập theo quy định của pháp luật có thu nhập chịu thuế.
Số thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm: thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài (Nguyễn Thị Liên, 2014).
Phương pháp tính thuế:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - các chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuế TNDN (Bộ Tài chính, 2015).
Khai tạm tính theo từng quý, trừ trường hợp khai thuế theo phương pháp khoán;
Khai theo từng lần phát sinh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2015).
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý;
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và các tài liệu liên quan (Nguyễn Thị Liên, 2014).
2.1.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu tính vào tiêu dùng của xã hội. Mục tiêu của thuế là nhằm điều tiết các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp và những mặt hàng không có lợi cho sức khỏe nhằm góp phần định hướng cho SX -KD và tiêu dùng xã hội.
Đối tượng nộp thuế là các DN, các tổ chức kinh tế SX, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh dịch vụ những loại chịu thuế TTĐB do Nhà nước quy định (Nguyễn Thị Liên, 2014).