a. Các chỉ tiêu đánh giá chấp hành nghĩa vụ đăng ký thuế của DNNQD
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thuế; tỷ lệ đăng ký thuế; số đăng ký thay đổi thông tin và tỷ lệ đăng ký thay đổi thông tin.
b. Các chỉ tiêu đánh giá chấp hành nghĩa vụ khai thuế của DNNQD
Các chỉ tiêu này chủ yếu tính đối với thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải khai thường xuyên như, tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế, số hồ sơ khai thuế đã nộp, tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp quá hạn, số hồ sơ nộp quá hạn.
c. Các chỉ tiêu đánh giá tính chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DNNQD
Tình hình nộp thuế của doanh nghiệp; tỷ lệ nợ thuế và tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế; đánh giá sự chấp hành thuế theo cấp độ của doanh nghiệp.
d. Các chỉ tiêu đánh giá tính chấp hành cung cấp thông tin của DNNQD
Số thuế truy thu bình quân; tỷ lệ truy thu bình quân và tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh.
e. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý DNNQD
Kết quả thu thuế GTGT, thuế TNDN qua các năm, tỷ lệ hoàn thành giá trị thu thuế so với dự toán.
Kết quả công tác hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế qua các năm Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế
Số cuộc thanh tra, số tiền phạt, số thuế truy thu, số
Kết quả công tác cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về thuế
Hình thức cưỡng chế, số đối tượng cưỡng chế, tổng số tiền thuế thu qua cưỡng chế.
Tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế đối với các kết luận kiểm tra của chi cục thuế.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Khái quát về công tác thu thuế đối tại Chi cục thuế Văn Giang
4.1.1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Văn Giang
Việc nắm rõ số lượng các doanh nghiệp có trên địa bàn huyện và phân rõ trách nhiệm do cục thuế hay chi cục quản lý sẽ dễ dàng giúp các cơ quan thuế quản lý các đối tượng này trên cơ sở phân công trách nhiệm rõ ràng
Quá trình phát triển DNNQD trên địa bàn huyện Văn Giang thể hiện trước hết qua việc gia tăng về số lượng doanh nghiệp hàng năm. Trước năm 2012, số lượng DNNQD không đáng kể.
Từ khi Luật DN 2005 (được sửa đổi, bổ sung Luật DN 1999) có hiệu lực đến nay, số lượng các DNNQD trên địa bàn huyện Văn Giang tăng lên nhanh chóng. Quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, loại hình DNNQD ngày càng phong phú.
Về phân loại DN hoạt động trên địa bàn huyện Văn Giang qua 3 năm 2015 - 2017, bằng số liệu thứ cấp, tác giả đã tổng hợp được như bảng sau:
Bảng 4.1. Phân loại doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Văn Giang giai đoạn 2015 - 2017
Loại doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp các năm (doanh nghiệp) Tốc độ phát triển (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ 1. DN nhà nước 16 18 19 112,50 105,56 108,97 2. DN ngoài QD 127 143 193 112,60 134,97 123,28 - Cổ phần 35 37 42 105,71 113,51 109,54 - DN tư nhân 25 29 67 116,00 231,03 163,71 - Cty TNHH 64 73 80 114,06 109,59 111,80 - Hợp tác xã 3 4 4 133,33 100,00 115,47 Tổng số 143 161 212 112,59 131,68 121,76
Phân tích cụ thể qua bảng 4.1 ta thấy: tính đến năm 2017, trên địa bàn huyện Văn Giang đã có 19 DN nhà nước và 193 DN ngoài QD (chiếm 91,04% tổng số DN năm 2017). Tốc độ phát triển bình quân của DN ngoài QD là 23,38%/năm, tăng mạnh hơn so với tốc độ phát triển của DN nhà nước rất nhiều, đặc biệt là về số lượng.
Về cơ cấu DN năm 2017, số DN cổ phần chiếm 21,76% tổng số DN ngoài QD (ít nhất) DN tư nhân chiếm 34,72%, công ty TNHH chiếm 41,45% tổng số DN ngoài QD.
Về tốc độ phát triển các loại hình doanh nghiệp ngoài QD: qua 3 năm 2015 - 2017. Tốc độ phát triển bình quân của DN cổ phần là 9,54%; tốc độ phát triển bình quân của DN tư nhân là 63,71%/năm; tốc độ phát triển bình quân của công ty TNHH là 11,8%. DN tư nhân có tốc độ phát triển bình quân nhanh nhất.
Số lượng DN cổ phần tăng thêm 7 DN từ năm 2015 – 2017. DN tư nhân tăng nhiều nhất với 42 DN từ 25 DN năm 2015 lên 67 DN năm 2017, công ty TNHH tăng 16 DN từ 64 DN năm 2015 lên 80 DN năm 2017.
Như vậy, có thể thấy: số lượng DN trên địa bàn huyện Văn Giang qua 3 năm 2015 - 2017 có xu hướng tăng đặc biệt là loại hình DN tư nhân và công ty TNHH, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng và vận tải. Số lượng DN mà chi cục thuế huyện Văn Giang chịu trách nhiệm quản lý ngày càng nhiều, từ 47,55% tổng số DN trên địa bàn lên 57,08%. Đây là một thách thức cho chi cục thuế huyện Văn Giang trong công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới, khi số lượng ngày càng nhiều, đa dạng về lĩnh vực hoạt động và nhiều chính sách mới đã được ban hành về thuế.
4.1.1.2. Kết quả thực hiện thu ngân sách Nhà nước
Trong giai đoạn 2015-2017, Kết quả thực hiện thu ngân sách Nhà nước cho thấy:
Năm 2015: Thực hiện quyết định 3395/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên, Chi cục thuế huyện Văn Giang nhận dự toán pháp lệnh là: 65.570 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2015 do ngành thuế quản lý đạt 80.761 triệu đồng, vượt dự toán 25,1% dự toán pháp lệnh và tăng 5,7 % so với thực hiện năm 2010. Trừ tiền sử dụng đất tổng thu đạt 23.618 triệu đồng đạt 142,5% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 134,6% dự toán phấn đấu và
tăng 29,3% so cùng kỳ năm trước.
Có 9/9 khoản thu đạt và vượt dự toán UBND tỉnh Hưng Yên giao. Trong đó thu ngoài quốc doanh: Tổng thu đạt 8.983, vượt 49,7% dự toán pháp lệnh và tăng 51,8% so với thực hiện năm 2010. Chiếm tỷ trọng 13,9% trong tổng thu ngân sách.
Năm 2016: Thực hiện quyết định 3386/QĐ-UBND ngày 12/12/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên, Chi cục thuế huyện Văn Giang nhận dự toán pháp lệnh là: 53.560 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2016 do ngành thuế quản lý đạt 56.539 triệu đồng, vượt dự toán 5,6% dự toán pháp lệnh. Trừ tiền sử dụng đất tổng thu đạt 26.458 triệu đồng đạt 112,3% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 106,2% dự toán phấn đấu và tăng 12,1% so cùng kỳ năm trước.
Có 8/9 khoản thu đạt và vượt dự toán UBND tỉnh Hưng Yên giao. Trong đó thu ngoài quốc doanh: Tổng thu đạt 11.048, vượt 10,5% dự toán pháp lệnh và tăng 23% so với thực hiện năm 2015. Chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng thu ngân sách.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2017
ĐVT: triệu đồng
Diễn giải Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ
Tổng thu ngân sách nhà nước 80.761 56.539 74.100 70,01 131,06 95,79 1.Thu ngoài quốc doanh 8.983 11.049 16.327 123,00 147,77 134,82 2.Thuế thu nhập cá nhân 1.534 2.301 2.462 150,00 107,00 126,69 3.Thu tiền sử dụng đất 57.143 30.081 37.847 52,64 125,82 81,38 4. Thuế nhà đất (Thuế SDĐ phi
NN)
1.829 1.618 1.621
88,46 100,19 94,14
5. Thu tiền thuê đất 294 346 707 117,69 204,34 155,07 6. Lệ phí trước bạ 7.324 7.217 8.197 98,54 113,58 105,79 7. Thu phí, lệ phí 845 704 1.006 83,31 142,90 109,11 8. Thu khác ngân sách 771 1.318 1.634 170,95 123,98 145,58 9. Thu khác ngân sách tại xã 2.037 1.905 4.299 93,52 225,67 145,27
Năm 2017: Thực hiện quyết định 2999/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên, Chi cục thuế huyện Văn Giang nhận dự toán pháp lệnh là: 61.100 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2017 do ngành thuế quản lý đạt 74.100 triệu đồng, vượt dự toán 21,3% dự toán pháp lệnh. Trừ tiền sử dụng đất tổng thu đạt 36.253 triệu đồng đạt 138,9% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 134,8% dự toán phấn đấu và tăng 37,0% so cùng kỳ năm trước.
Có 9/9 khoản thu đạt và vượt dự toán UBND tỉnh Hưng Yên giao. Trong đó thu ngoài quốc doanh:Tổng thu đạt 16.327, vượt 36,1% dự toán pháp lệnh và tăng 47,8% so với thực hiện năm 2016. Chiếm tỷ trọng 26,7% trong tổng thu ngân sách.
Từ phân tích trên cho ta thấy, Chi cục thuế huyện Văn Giang luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách Nhà nước giao với số thu năm sau cao hơn năm trước, tính từ năm 2015 Chi cục thuế huyện Văn Giang thực hiện thu NSNN là: 60.788 triệu đến năm 2017 thu đạt 74.100 triệu đông. Để đạt được những thành quả như vậy, đòi hỏi chất lượng công tác điều hành, quản lý thu phải không ngừng được nâng cao theo hướng chuyên sâu, hiện đại hóa; cải cách hành chính thuế phải được đẩy mạnh nhằm taọh điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển, công tác quản lý thu thuế nói chung và hoạt động kiểm tra đối tượng nộp thuế nói riêng phải đặt lên hàng đầu, đạt được một chuẩn mực nhất định từ đó nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế trong việc tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm xác định nghĩa vụ thuế phải thực hiện với ngân sách nhà nước.
4.1.2. Thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
4.1.2.1. Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế tại chi cục thuế Văn Giang
a. Quản lý đăng ký thuế
Để quản lý quy trình đăng ký thuế, Chi cục thuế huyện Văn Giang đã thực hiện quy chế liên thông một cửa theo quyết định 443/QĐ- TCT, giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thuận lợi đăng ký thuế không phải mất quá nhiều thời gian đi lại nhiều cửa. Trước khi hoạt động kinh doanh các DN đã thực hiện theo hướng dẫn một cửa và ngành thuế cũng quản lý được chặt chẽ có hiệu quả. Các DNNQD khi được Cục thuế Tỉnh Hưng Yên cấp MST và Cục thuế sẽ phân cấp cho Chi cục thuế Văn Giang quản lý.
Đội KK- KT TH sẽ quản lý trên máy tính theo chương trình phần mềm. Đội kiểm tra cho các DN đăng ký khấu hao TSCĐ, đăng ký quỹ lương... để làm hồ sơ căn cứ theo dõi đôn đốc thuế sau này.
Đội kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra địa điểm và lập biên bản để làm cơ sở cho công tác quản lý. DN tự chọn hình thức hạch toán, phương pháp nộp thuế để đăng ký mua hóa đơn với Chi cục thuế. Đội KK KT TH và cán bộ ấn chỉ kiểm tra lần cuối để trình ban lãnh đạo ký vào dữ liệu và bán hóa đơn.
Đội KK- KT- TH và Đội kiểm tra sẽ quản lý đối tượng nộp thuế nếu phát hiện DN không tồn tại hoặc quá hạn nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng, sau ba lần thông báo nhắc nhở mà DN không có phản hồi thì đội kiểm tra và đội KK- KT- TH tiến hành đóng MST.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục thuế huyện Văn Giang trong những năm qua luôn được quan tâm và thể hiện như sau:
Bộ phận thực hiện Ngày tháng Nội dung công việc thực hiện
Sở KHĐT Cục Thuế Không cố định ngày giờ Phòng /Đội KK&KTTH Không cố định ngày giờ
Đội Kiểm Tra
Thuế 10
Đội Ấn Chỉ Không cố định ngày giờ
Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý MST tại Chi cục thuế Văn Giang
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018) 2. Phân cấp QL 3.2 Xác minh địa điểm 3.1 Rà soát địa bàn QL, khai thác thông tin 4. Bán Hóa đơn 1. Cấp MST
Đăng ký thuế là việc NNT (các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế (MST) để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế. Cơ quan thuế quản lý xác định từng DN thông qua mã số thuế. Sự không chấp hành hay rủi ro chấp hành trong việc đăng ký thuế của DN có thể xảy ra dưới các hình thức như việc DN không thực hiện kê khai đăng ký thuế, hoặc kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế chậm so với thời hạn quy định, không thực hiện khai báo khi thông tin đăng ký thuế thay đổi với cơ quan thuế.
Đối tượng đăng ký thuế trên địa bàn huyện Văn Giang từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Số lượng cấp mã số thuế mới giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu Số DN cấp MST mới So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Công ty TNHH 10 12 37 120,00 308,33 192,35 2. Công ty cổ phần 3 3 9 100,00 300,00 173,21 3. DN tư nhân 1 0 4 - - - 4. Hợp tác xã 0 1 0 - - - Cộng 14 16 50 114,29 312,50 188,98
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)
Năm 2016, có 16 đối tượng đã được cấp mã số thuế, tăng 1 đối tượng so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017 có 50 đối tượng được cấp mã số thuế, tăng thêm 34 đối tượng so vói năm 2016, trong đó cấp mới chủ yếu là cho các đối tượng thuộc Công ty TNHH.
Qua phân tích ở trên ta thấy, loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần được cấp mã số thuế biến động mạnh qua các năm. Khu vực công ty TNHH năm 2016 tăng 120% so với năm 2015, nhưng năm 2017 tăng 308,33% so với năm 2016. Khu vực công ty cổ phần năm 2016 tăng 100% so với năm 2015, năm 2017 tăng 300% so với năm 2016. Nếu như năm 2016 số lượng được cấp mã số thuế tăng 114,29% so với năm 2015 thì năm 2017 tăng đột biến so với năm 2016 là 312,5%. Số lượng DNTN, hợp tác xã chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số các đối tượng được cấp mã số thuế nên tỷ lệ tăng không làm ảnh hưởng lớn đến
số lượng các đối tượng được cấp mã số thuế qua các năm.
b. Quản lý số lượng hồ sơ khai thuế và hồ sơ nghỉ kinh doanh
* Quản lý hồ sơ khai thuế
Tổng hợp hồ sơ khai thuế đối với các DNNQD cho thấy qua các năm, số lượng các DN đăng ký khai thuế có nhiều biến động.
Cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT theo từng tháng và nộp cho cơ quan thuế trong 20 ngày đầu của tháng sau, theo mẫu tờ khai thuế.
Cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thì kê khai theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu.
Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế huyện Văn Giang quản lý
Năm Tổng số
Hồ sơ khai thuế HS đúng hạn Tỷ lệ (%) HS nộp chậm Tỷ lệ (%) HS xin gia hạn Tỷ lệ (%) HS sai lỗi số học Tỷ lệ (%) 2015 127 112 88,19 10 7,87 3 2,36 2 1,57 2016 143 128 89,51 9 6,29 2 1,40 4 2,80 2017 193 177 91,71 10 5,18 2 1,04 4 2,07
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)
Trong công tác kê khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế: Chi cục Thuế huyện Văn Giang đã thường xuyên đôn đốc các đối tượng nộp hồ sơ khai thuế và áp dụng các biện pháp như ra thông báo về nộp hồ sơ khai thuế, xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm hồ sơ khai thuế, do vậy hầu hết các đối tượng thuộc diện phải kê khai thuế đã chấp hành nghiêm túc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: