Thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 68 - 91)

tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

4.1.2.1. Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế tại chi cục thuế Văn Giang

a. Quản lý đăng ký thuế

Để quản lý quy trình đăng ký thuế, Chi cục thuế huyện Văn Giang đã thực hiện quy chế liên thông một cửa theo quyết định 443/QĐ- TCT, giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thuận lợi đăng ký thuế không phải mất quá nhiều thời gian đi lại nhiều cửa. Trước khi hoạt động kinh doanh các DN đã thực hiện theo hướng dẫn một cửa và ngành thuế cũng quản lý được chặt chẽ có hiệu quả. Các DNNQD khi được Cục thuế Tỉnh Hưng Yên cấp MST và Cục thuế sẽ phân cấp cho Chi cục thuế Văn Giang quản lý.

Đội KK- KT TH sẽ quản lý trên máy tính theo chương trình phần mềm. Đội kiểm tra cho các DN đăng ký khấu hao TSCĐ, đăng ký quỹ lương... để làm hồ sơ căn cứ theo dõi đôn đốc thuế sau này.

Đội kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra địa điểm và lập biên bản để làm cơ sở cho công tác quản lý. DN tự chọn hình thức hạch toán, phương pháp nộp thuế để đăng ký mua hóa đơn với Chi cục thuế. Đội KK KT TH và cán bộ ấn chỉ kiểm tra lần cuối để trình ban lãnh đạo ký vào dữ liệu và bán hóa đơn.

Đội KK- KT- TH và Đội kiểm tra sẽ quản lý đối tượng nộp thuế nếu phát hiện DN không tồn tại hoặc quá hạn nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng, sau ba lần thông báo nhắc nhở mà DN không có phản hồi thì đội kiểm tra và đội KK- KT- TH tiến hành đóng MST.

Công tác quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục thuế huyện Văn Giang trong những năm qua luôn được quan tâm và thể hiện như sau:

Bộ phận thực hiện Ngày tháng Nội dung công việc thực hiện

Sở KHĐT Cục Thuế Không cố định ngày giờ Phòng /Đội KK&KTTH Không cố định ngày giờ

Đội Kiểm Tra

Thuế 10

Đội Ấn Chỉ Không cố định ngày giờ

Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý MST tại Chi cục thuế Văn Giang

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018) 2. Phân cấp QL 3.2 Xác minh địa điểm 3.1 Rà soát địa bàn QL, khai thác thông tin 4. Bán Hóa đơn 1. Cấp MST

Đăng ký thuế là việc NNT (các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế (MST) để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế. Cơ quan thuế quản lý xác định từng DN thông qua mã số thuế. Sự không chấp hành hay rủi ro chấp hành trong việc đăng ký thuế của DN có thể xảy ra dưới các hình thức như việc DN không thực hiện kê khai đăng ký thuế, hoặc kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế chậm so với thời hạn quy định, không thực hiện khai báo khi thông tin đăng ký thuế thay đổi với cơ quan thuế.

Đối tượng đăng ký thuế trên địa bàn huyện Văn Giang từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Số lượng cấp mã số thuế mới giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu Số DN cấp MST mới So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Công ty TNHH 10 12 37 120,00 308,33 192,35 2. Công ty cổ phần 3 3 9 100,00 300,00 173,21 3. DN tư nhân 1 0 4 - - - 4. Hợp tác xã 0 1 0 - - - Cộng 14 16 50 114,29 312,50 188,98

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Năm 2016, có 16 đối tượng đã được cấp mã số thuế, tăng 1 đối tượng so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017 có 50 đối tượng được cấp mã số thuế, tăng thêm 34 đối tượng so vói năm 2016, trong đó cấp mới chủ yếu là cho các đối tượng thuộc Công ty TNHH.

Qua phân tích ở trên ta thấy, loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần được cấp mã số thuế biến động mạnh qua các năm. Khu vực công ty TNHH năm 2016 tăng 120% so với năm 2015, nhưng năm 2017 tăng 308,33% so với năm 2016. Khu vực công ty cổ phần năm 2016 tăng 100% so với năm 2015, năm 2017 tăng 300% so với năm 2016. Nếu như năm 2016 số lượng được cấp mã số thuế tăng 114,29% so với năm 2015 thì năm 2017 tăng đột biến so với năm 2016 là 312,5%. Số lượng DNTN, hợp tác xã chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số các đối tượng được cấp mã số thuế nên tỷ lệ tăng không làm ảnh hưởng lớn đến

số lượng các đối tượng được cấp mã số thuế qua các năm.

b. Quản lý số lượng hồ sơ khai thuế và hồ sơ nghỉ kinh doanh

* Quản lý hồ sơ khai thuế

Tổng hợp hồ sơ khai thuế đối với các DNNQD cho thấy qua các năm, số lượng các DN đăng ký khai thuế có nhiều biến động.

Cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT theo từng tháng và nộp cho cơ quan thuế trong 20 ngày đầu của tháng sau, theo mẫu tờ khai thuế.

Cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thì kê khai theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu.

Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế huyện Văn Giang quản lý

Năm Tổng số

Hồ sơ khai thuế HS đúng hạn Tỷ lệ (%) HS nộp chậm Tỷ lệ (%) HS xin gia hạn Tỷ lệ (%) HS sai lỗi số học Tỷ lệ (%) 2015 127 112 88,19 10 7,87 3 2,36 2 1,57 2016 143 128 89,51 9 6,29 2 1,40 4 2,80 2017 193 177 91,71 10 5,18 2 1,04 4 2,07

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Trong công tác kê khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế: Chi cục Thuế huyện Văn Giang đã thường xuyên đôn đốc các đối tượng nộp hồ sơ khai thuế và áp dụng các biện pháp như ra thông báo về nộp hồ sơ khai thuế, xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm hồ sơ khai thuế, do vậy hầu hết các đối tượng thuộc diện phải kê khai thuế đã chấp hành nghiêm túc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Các trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh cũng đã được hướng dẫn khai và nộp thuế đúng quy định. Việc kiểm tra tờ khai đã được triển khai theo quy định, qua đó đã phát hiện kịp thời các lỗi trên tờ khai; yêu cầu DN chỉnh sửa và kê khai lại;

Xử lý đối với các hành vi chậm nộp hồ sơ thuế theo đúng quy định của Pháp luật về xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ, quản lý chặt chẽ các khoản tiền nộp phạt vào ngân sách.

Tại Chi cục thuế huyện Văn Giang về số tờ khai thuế phải nộp trong năm cho thấy số lượng tờ khai thuế do cơ quan tiếp nhận từ NNT năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, chiếm tỷ lệ 91,71% (năm 2017), còn nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế chậm, một số doanh nghiệp xin gia hạn, còn tồn tại một số hồ sơ sai lỗi số học.

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đvt: triệu đồng

Năm Tổng số DN bị xử phạt

Tổng số tiền phạt

Đã nộp tiền phạt Chưa nộp tiền phạt Số DN Số tiền nộp Số DN Số tiền

2015 15 19.210 11 16.110 4 3.100

2016 14 18.340 11 15.950 3 2.390

2017 13 15.660 12 14.680 1 980

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Như vậy, qua bảng tổng hợp trên cho thấy hiện tượng doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế vẫn tồn tại, các đơn vị thường xuyên chậm nộp vào ngân sách nhà nước do tâm lý doanh nghiệp luôn quan niệm không bị tính phạt nên thường chây ỳ không chịu nộp ngay các khoản phạt vào ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền phạt. Đối với công tác đôn đốc khoản phạt do chậm nộp hồ sơ khai thuế lãnh đạo Chi cục giao cho Đội kê khai - Quản lý nợ thuế đôn đốc, tuy nhiên cũng phải mất nhiều thời gian, đôn đốc nhiều lần đôn DN mới nộp vào ngân sách.

Về công tác ấn định thuế, trong giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Văn Giang không phát sinh trường hợp nào. Điều này phản ánh thực trạng cơ quan thuế còn thiếu thông tin, cơ sở pháp lý cho việc ấn định thuế đối với các trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật.

* Quản lý số lượng hồ sơ nghỉ kinh doanh

Đối với các DN ngừng kinh doanh phải tiến hành đóng MST. Các DN phải thực hiện nộp hồ sơ xin đóng MST và chi cục cần thực hiện theo quy trình để quản lý đối tượng này một cách kịp thời và chính xác.

Chi cục thuế Văn Giang thực hiện quản lý đóng MST theo quy trình sau: Bộ phận thực hiện Ngày trong tháng

Nội dung công việc

Phòng ĐKKD/ Sở KHĐT 01 Đội HCVT 01 Đội KK&KTTH 03 Đội AC Đội KT Đội TN 30

Sơ đồ 4.2. Quản lý đóng mã số thuế tại Chi cục thuế Văn Giang

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Tuy nhiên tình trạng các DN bỏ trốn, giải thể phá sản hay tạm ngưng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế như trong năm 2015: 9 DN ngưng kinh doanh trong đó có 4 DN không thông báo, năm 2016: 12 DN ngưng KD và 5 DN không thông báo, năm 2017: có 17 DN ngưng KD và có 8 DN bỏ trốn không thông báo. Chi cục thuế Văn Giang cũng đã tiến hành đóng MST đối với các DN nghỉ KD và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng các DN nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho Chi cục. Đó là do ý thức của các DN yếu kém không chấp hành luật pháp Nhà nước. Quy trình thủ tục đối với doanh nghiệp ngừng kinh doanh như sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ Hướng dẫn

2. Kiểm tra, ghi sổ, vào QLHS 5. Thông báo đóng MST 4.3 Đóng MST 4.1 Truyền DL lên TCT 3. Nhập MST vào hệ thống ĐKT 4.2 Thu hồi nợ 4.2 Quyết toán thuế 4.2 Quyết

Bộ phận Ngày trong

tháng Nội dung công việc

Đội KK& KTTH 03 Đội kiểm tra thuế 05 Đội KK& KTTH 01 Đội TTHT Đội AC Đội Thu nợ 12

Sơ đồ 4.3. Quản lý thuế đối với DNNQD ngừng kinh doanh

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Sau khi xác định các DN nghỉ kinh doanh không tồn tại, chi cục tiến hành kiểm tra và lập danh sách số lượng các DN giải thể, phá sản.

Bảng 4.6. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh giải thể, phá sản, bỏ trốn và tạm nghỉ kinh doanh ĐVT: Doanh nghiệp STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1 Công ty TNHH 6 8 10 133,33 125,00 129,10 2 Công ty cổ phần 2 2 3 100,00 150,00 122,47 3 DN tư nhân 1 2 3 200,00 150,00 173,21 4 Hợp tác xã 0 0 1 - - - Cộng 9 12 17 133,33 141,67 137,44

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018) 1. Phát hiện DN ngừng kê khai 2.1 Xác minh tình trạng hoạt động 3.1 Thông báo tình trạng DN không tồn tại 3.2 Nhập tình trạng DN không tồn tại 4. Đóng MST 5.1 Công bố đóng MST

5.2 T.báo hóa đơn không còn giá trị

5.3 Xử lý nợ tồn 2.1 Nhập trạng thái

4.1.2.2. Công tác hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình về hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

a. Hoàn thuế

Để thực hiên quản lý thủ tục hoàn thuế đối với các DNNQD, chi cục thuế Văn Giang triển khai thực hiện theo các bước sau:

Bộ phận Ngày

trong tháng Nội dung công việc

Đội HCVT/ bộ phận một cửa 01 - 02 Đội KK& KTTH Đội QLDN 03 Đội pháp chế 2 Đội KK& KTTH Không cố định ngày giờ trong

tháng

Sơ đồ 4.4. Quản lý công tác hoàn thuế tại chi cục thuế Văn Giang

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018) 1. Tiếp nhận hồ sơ,

viết phiếu trả kết quả

Gửi QĐ

3.1 Phân tích HS

4.2 Kiểm tra tại DN x.định số thuế hoàn 4.1 kiểm tra tại CQT 4.3 QĐ hoàn thuế 3.3 Thẩm định HS 3.2 Phân tích tình trạng nợ 5. Lệnh hoàn trả và hạch toán thuế Bổ sung HS 2. Kiểm tra, phân loại HS

Tại Chi cục Thuế huyện Văn Giang chủ yếu phát sinh hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT;

Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế giao cho bộ phận “Một cửa” tại Chi cục thực hiện, sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên trách để giải quyết việc hoàn thuế theo quy định.

Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc đội Kiểm tra thuế. Đội kiểm tra thuế sẽ căn cứ hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp để xác định hồ sơ thuộc diện “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” hay “kiểm tra trước, hoàn thuế sau”. Sau khi đã xác định hồ sơ thuộc diện nào, đội kiểm tra thuế tiến hành các bước theo quy trình hoàn thuế của Tổng Cục Thuế hiện hành.

Trong 3 năm qua số lượng hồ sơ hoàn thuế tại Chi cục Văn Giang biến động không nhiều, giá trị thuế được hoàn của các DN được hoàn thuế không lớn. Điều này chứng tỏ các DN kinh doanh trên địa bàn tương đối ổn định.

Bảng 4.7. Quản lý hồ sơ hoàn thuế giai đoạn 2015 - 2017

STT Nội dung công việc ĐVT 2015 2016 2017

1 Số hồ sơ hoàn hồ sơ 02 03 03

2 Số thuế đề nghị hoàn Tr.đ 560,2 860 980

3 Số thuế được hoàn Tr.đ 410,1 710 980

4 Số thuế không được hoàn Tr.đ 150,1 150 0

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018)

Trong giai đoạn 2015 - 2017 Chi cục Thuế huyện Văn Giang thực hiện hoàn thuế cho tất cả 8 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.

Năm 2015, Chi cục thuế huyện Văn Giang thực hiện hoàn thuế cho 2 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT với tổng số thuế đề nghị hoàn là 410,1 triệu đồng, trong đó hoàn cho trường hợp số thuế âm liên tục từ 3 tháng trở lên, số thuế GTGT đề nghị hoàn nhưng không được giải quyết hoàn thuế là 150,1 triệu đồng. Năm 2016 có 3 hồ sơ với số thuế GTGT đề nghị hoàn là 710 triệu đồng, số thuế GTGT đề nghị hoàn nhưng không được giải quyết hoàn thuế là 150 triệu đồng. Năm 2017 có 3 hồ sơ được hoàn thuế, số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn là 980 triệu đồng, số thuế GTGT được hoàn là 980 triệu đồng. Điều này chứng tỏ người nộp thuế chưa tự giác kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế.

Lý do các hồ sơ xin hoàn thuế mà có số thuế không được hoàn chủ yếu là người nộp thuế khai sai như: kê khai khấu trừ và hoàn thuế đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng hoặc mua của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Mặt khác còn có DN kê khai khấu trừ và hoàn thuế đối với hàng hoá mua vào không phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do vậy không được chấp nhận hoàn thuế.

b. Miễn thuế, giảm thuế

Căn cứ vào Luật Quản lý thuế của Quốc hội về công tác miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh quy định các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% thuế TNDN.

Kết quả miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy hồ sơ không đủ điều kiện miễn, giảm thuế năm 2016 tăng 3,23% so với năm 2015, năm 2017 tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 68 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)