- Sự hiểu biết chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế
Với những chính sách đầu tư thích đáng cho phát triển giáo dục trong thời gian vừa qua, trình độ văn hoá, giáo dục của người dân Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện ở sự gia tăng liên tục ở chỉ số phát
triển con người trong thập kỷ qua và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam. Trong tổng số 185 nước được xếp hạng về chỉ số phát triển con người trên thế giới, năm 1995 Việt Nam đứng ở vị trí 120 nhưng đến năm 2007, Việt Nam đã tiến lên vị trí 105. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ. Đến 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Điều này đã làm cho đa số NNT có sự quan tâm nhất định đến chính sách, pháp luật thuế, từ đó nâng cao dần ý thức tuân thủ pháp luật như phần trên đã đánh giá. Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số NNT hiểu đúng về việc nộp thuế nói chung cũng như các nghĩa vụ cụ thể mà NNT phải tuân thủ.
Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ NNT chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, chính điều này đã làm giảm mức độ tuân thủ của NNT. Về phía các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ kế toán ít nhiều trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã được tiếp cận với pháp luật thuế thông qua hệ thống đào tạo
Bảng 4.21. Hiểu biết của doanh nghiệp ngoài quốc doanh về chính sách thuế trong khi thực hiện kinh doanh
Các tiêu chí đánh giá Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 100,00
- Hiểu rất rõ 30,00
- Bình thường 50,00
- Không hiểu 20,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Theo kết quả điều tra cho thấy có 30% trong số doanh nghiệp điều tra hiểu rất rõ về chính sách thuế. Tuy nhiên cũng có tới 20% doanh nghiệp được hỏi là không hiểu gì về chính sách thuế của Nhà nước
- Ý thức tự giác của người nộp thuế
Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì ý thức tự giác và hiểu pháp luật của doanh nghiệp nộp thuế sẽ quyết định việc chấp hành nghĩa vụ thuế của họ. Thực tế tại các doanh nghiệp do chi cục thuế Văn Giang quản lý:
Một số quản lý doanh nghiệp tại bộ phận nộp thuế không có trình độ, không nắm vững pháp luật thuế và các quy định về hạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ; khai thuế, nộp thuế không đúng với quy định của pháp luật, làm giảm
số thuế phải nộp, miễn thuế, giảm thuế không đúng đối tượng…làm tăng khối lượng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp và làm mất thời gian của cán bộ kiểm tra thiếu.
Một số doanh nghiệp không tự giác thực hiện pháp luật thuế, khai sai số thuế phải nộp, giả mạo hồ sơ khai thuế, hóa đơn, chứng từ để trốn thuế, hoàn thuế khống… hoặc doanh nghiệp nộp thuế tự giác chấp hành đúng Luật thuế đều ảnh hưởng tới khối lượng và doanh nghiệp kiểm tra. Phải đến khi cán bộ quản lý thu thuế đưa ra các bằng chứng xác thực thì doanh nghiệp mới chịu thừa nhận.
Trên địa bàn vẫn có 1 số doanh nghiệp cố ý vi phạm, dùng nhiều thủ đoạn để trốn thuế, tránh thuế cũng làm gia tăng tính chất phức tạp của quản lý thu thuế. Vi phạm trong chế độ sử dụng và quản lý hóa đơn cấp bán và tự in, gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế nói chung của cả chi cục.
Bên cạnh đó, khá nhiều doanh nghiệp nắm vững pháp luật thuế, chấp hành tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tự giác kê khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; tự giác cung cấp hồ sơ, số liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế góp phần làm tăng hiệu quả quản lý thu thuế.
Nhận thức về nghĩa vụ nộp thuế của đa số NNT còn rất thấp, có nhiều trường hợp hầu như không hiểu được nghĩa vụ tuân thủ pháp luật là bắt buộc, thể hiện rõ nhất là có 68% doanh nghiệp cho rằng khi có khó khăn về tài chính thì sẽ nợ thuế; đồng thời cũng có đến 22% doanh nghiệp cho rằng số thuế phải nộp ít nên không muốn nộp làm nhiều lần dẫn đến nợ thuế. Những ý kiến trên cho thấy sự hiểu biết về nghĩa vụ nộp thuế của NNT khá thấp, đây là một nguyên nhân dẫn đến sự tuân thủ nộp thuế ở mức độ rất thấp.
Một bộ phận không nhỏ người nộp thuế có ý thức tuân thủ pháp luật thấp, luôn tìm mọi thủ đoạn để trốn lậu thuế. Thêm vào đó, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng số lượng doanh nghiệp, sự phức tạp của các giao dịch kinh tế; và sự tinh vi của các thủ đoạn gian lận thuế.
Với những phân tích trên đây cho thấy, một nhân tố tác động rất lớn đến mức độ tuân thủ pháp luật thuế xuất phát từ chính bản thân NNT, đó là sự hiểu biết về pháp luật thuế còn hạn chế cùng với thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận NNT; kết hợp với nhận thức về sự bình đẳng trong tuân thủ của một số NNT, các tập quán sinh hoạt mang tư tưởng tư lợi cá nhân, và đặc biệt là việc có một số ít NNT cố tình vi phạm pháp luật thuế đã làm kéo mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT ở tỉnh Hưng Yên xuống khá thấp.
Bảng 4.22. Đánh giá của các cán bộ thuế về ý thức tự giác của người nộp thuế
Các tiêu chí đánh giá Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 100,00
- Tốt 13,75
- Khá 13,75
- Bình thường 37,75
- Kém 37,75
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Tuy nhiên, còn một nhân tố tác động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định đối với sự tuân thủ pháp luật của NNT chính là yếu tố quản lý của cơ quan thuế, hay chính là các giải pháp mà cơ quan thuế đã và đang thực hiện để hỗ trợ, ngăn chặn sự không tuân thủ. Đây là nội dung được chúng tôi tập trung nghiên cứu trong phần tiếp theo để đề xuất các giải pháp.