Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương cho thấy, để tăng cường việc tuân thủ pháp luật thuế, tăng thu cho NSNN, một số bài học rút ra áp dụng cho Chi cục thuế huyện Văn Giang để công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tốt hơn là:
Thứ nhất, mặc dù cơ chế tự khai tự nộp đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt của mình, đồng thời trong điều kiện phát triển ngày nay, áp dụng cơ chế này là tất yếu, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.
Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế này vào công tác quản lý, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị...mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ ba, cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng chế tự kê khai, tự nộp thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Thương mại....; tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu; thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng.
Thứ năm, tiến hành phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra cách thức, biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý thuế hiện đại.
Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.
Thứ bảy, áp dụng cho hoạt động của đại lý thuế tại Việt Nam, cũng như quá trình phối hợp của cơ quan thuế các cấp ở Việt Nam với các đại lý thuế trong thời gian tới.
Nhìn chung, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Do vậy, cơ quan thuế cần có những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng hiệu quả và thành công cơ chế quản lý này..
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Văn Giang nằm về phía Tây Bắc của tỉnh và nằm trong tiểu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hưng Yên - Hải Phòng - Quảng Ninh).(UBND huyện Văn Giang, 2015).
Với tổng diện tích tự nhiên là 71,83 km2, mật độ dân số trung bình 1.456 người/ km2. Huyện có 10 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý:(UBND huyện Văn Giang, 2015).
Có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp Thành phố Hà Nội;
+ Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ; + Phía Đông giáp huyện Văn Lâm;
+ Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Văn Giang
Nguồn: UBND huyện Văn Giang (2018)
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.
Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị.
Văn Giang là huyện đồng bằng bắc bộ nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng cách trung tâm tỉnh khoảng 45 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 10 km về phía tây Bắc, lại nằm tương đối gần với Quốc lộ 5. Hiện tại có Đường cao tốc (5B) Hà nội - Hải phòng và đường liên tỉnh Hà nội - Hưng Yên chạy qua địa bàn huyện, có 06 xã nằm ven sông Hồng với chiều dài khoảng 15 km. Trên địa bàn huyện Văn Giang có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5B; Tỉnh lộ 179, ĐT 377, ĐT 378, ĐT 379, ĐH 20, ĐH 24, ĐH 25, ĐH 26, cùng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và đường nội đồng. Mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi của Văn Giang đã tạo nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh như thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên…, vị trí trên đem lại cho Văn Giang có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh tiểu vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng (UBND huyện Văn Giang, 2015).
3.1.1.2. Khí hậu
Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250- 280 . Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ ẩm không khí từ 80-90% (Chi cục thống kê huyện Văn Giang, 2017).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Mặc dù, huyện đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế của huyện.
Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế huyện Văn Giang giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (% 16/15 17/16 BQ V. Tổng giá trị sản xuất Tr. Đồng 1.317.541 100,00 1.456.084 100,00 1.668.893 100,00 110,52 114,62 112,55 1. Ngành Nông nghiệp Tr. Đồng 337.535 25,62 345.404 23,72 354.771 21,26 102,33 102,71 102,52 2. Ngành CN – XD Tr. đồng 688.411 52,25 771.096 52,96 873.672 52,35 112,01 113,30 112,65 3. Ngành TM – DV Tr. Đồng 291.595 22,13 339.584 23,32 440.450 26,39 116,46 129,70 122,90 4. Một số chỉ tiêu bình quân - GTSX/Hộ Tr.đ/Hộ 34,32 37,31 42,14 108,71 112,94 110,80 - GTSX/Khẩu Tr.đ/Khẩu 8,12 8,87 10,07 109,33 113,43 111,36 - GTSX/LĐ Tr.đ/LĐ 16,46 18,10 20,64 110,01 114,02 112,00
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Giang (2018)
Mặc dù diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần do đó quá trình đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp nhưng năng lực sản xuất và tiềm năng vẫn được phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Qua bảng 3.1, năm 2017 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1.668,893 triệu đồng, tăng 26,67% so với năm 2015, bình quân 3 năm tăng 12,57 %, trong đó nông nghiệp chiếm 21,26% (Chi cục thống kê huyện Văn Giang, 2017).
Những năm gần đây do hình thành các khu công nghiệp mới, nên giá trị ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2017 chiếm 52,35% tăng so với năm 2015 là 26,91%.
Như vậy, với các chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang có xu hướng phát triển tốt theo hướng CNH - HĐH, và ngành nông nghiệp cũng đã phát triển theo hướng hàng hoá (Chi cục thống kê huyện Văn Giang, 2017).
3.1.3. Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Văn Giang
3.1.3.1. Quyền hạn, nhiệm vụ của Chi cục
Chi cục Thuế có quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế cụ thể như sau:
Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn huyện .
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu NSNN, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao (Tổng Cục Thuế, 2010).
Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động Chi Cục Thuế.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê, lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho các công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan có liên quan, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của cơ quan (Tổng Cục Thuế, 2010).
Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, chính sách thuế, hổ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm giải quyết của Chi cục thuế (Tổng Cục Thuế, 2010).
Có nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế như: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, ấn định thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế, lập sổ thuế, thông báo thuế, kiểm tra thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm về thuế...theo quy định của pháp luật (Tổng Cục Thuế, 2010).
Quản lý thông tin về người nộp thuế.
Được quyền thanh tra kiểm tra các sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế, yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế (Tổng Cục Thuế, 2010).
Lập hồ sơ đề nghị các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế (Tổng Cục Thuế, 2010).
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền nộp vào NSNN theo quy định (Tổng Cục Thuế, 2010).
Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật (Tổng Cục Thuế, 2010).
Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuế (Tổng Cục Thuế, 2010).
Quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục, quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định (Tổng Cục Thuế, 2010).
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao (Tổng Cục Thuế, 2010).
3.1.3.2. Bộ máy hoạt động
chi cục trưởng Chi cục thuế và các đội được phân chia nhiệm vụ, chức năng quản lý như sau:
Lập hồ sơ đề nghị các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế.
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền nộp vào NSNN theo quy định.
Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuế.
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục thuế huyện Văn Giang
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Văn Giang (2018) CHI CỤC TRƯỞNG Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội thuế TNCN Đội thuế liên xã Phó Chi Cục trưởng Chi cục thuế Đội hành chính, nhân sự, tài vụ & ấn chỉ Đội kiểm tra thuế Đội KK- KTT-TH và kiêm quản lý nợ Đội trước bạ và thu khác Phó Chi Cục trưởng Chi cục thuế
cục, quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Con người luôn là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong lĩnh vực quản lý. Vì vậy bộ máy quản lý thuế là khâu quan trọng hàng đầu, việc xác định cơ cấu, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, hiệu quả, nhằm thực thi chính sách pháp luật thuế một cách nghiêm túc.
Chi cục Thuế huyện Văn Giang là đơn vị trực thuộc Cục Thuế Hưng Yên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật theo tinh thần của Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế.
Lãnh đạo Chi cục gồm 01 Chi cục trưởng và 2 Phó chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế trên địa bàn. Phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, hiện nay Chi cục thuế được tổ chức thành 6 đội trong đó có 5 đội trực thuộc văn phòng và 1 đội thuế liên xã, thị trấn. Cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện cụ thể như sau:
Ban lãnh đạo:
Chi cục trưởng, phụ trách chung và trực tiếp phụ trách đội kiểm tra, đội