Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 53)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Giang nằm về phía Tây Bắc của tỉnh và nằm trong tiểu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hưng Yên - Hải Phòng - Quảng Ninh).(UBND huyện Văn Giang, 2015).

Với tổng diện tích tự nhiên là 71,83 km2, mật độ dân số trung bình 1.456 người/ km2. Huyện có 10 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý:(UBND huyện Văn Giang, 2015).

Có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp Thành phố Hà Nội;

+ Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ; + Phía Đông giáp huyện Văn Lâm;

+ Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Văn Giang

Nguồn: UBND huyện Văn Giang (2018)

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.

Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị.

Văn Giang là huyện đồng bằng bắc bộ nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng cách trung tâm tỉnh khoảng 45 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 10 km về phía tây Bắc, lại nằm tương đối gần với Quốc lộ 5. Hiện tại có Đường cao tốc (5B) Hà nội - Hải phòng và đường liên tỉnh Hà nội - Hưng Yên chạy qua địa bàn huyện, có 06 xã nằm ven sông Hồng với chiều dài khoảng 15 km. Trên địa bàn huyện Văn Giang có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5B; Tỉnh lộ 179, ĐT 377, ĐT 378, ĐT 379, ĐH 20, ĐH 24, ĐH 25, ĐH 26, cùng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và đường nội đồng. Mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi của Văn Giang đã tạo nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh như thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên…, vị trí trên đem lại cho Văn Giang có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh tiểu vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng (UBND huyện Văn Giang, 2015).

3.1.1.2. Khí hậu

Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250- 280 . Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ ẩm không khí từ 80-90% (Chi cục thống kê huyện Văn Giang, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 53)