Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 103 - 104)

4.2.5.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường xã hội nói chung như: mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân; xu thế hội nhạp, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của đối tượng nộp thuế và kiểm tra thuế. Hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Tại Văn Giang, sự gia tăng về số lượng đối tượng nộp thuế sẽ là sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng doanh nghiệp nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thu thuế.

Internet phát triển, xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Văn Giang, các điều kiện này không hề thua kém so với các thành phố. Do vậy, cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ quản lý thu thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm nguồn thu thuế.

4.2.5.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế chưa hoàn thiện

Phục vụ công tác quản lý của Ngành nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng còn chưa hoàn thiện, dữ liệu thiếu và không kịp thời: thiếu dữ liệu bảng kê mua vào, bán ra của doanh nghiệp để; thông tin, dữ liệu Báo cáo tài chính thiếu và cập nhật không kịp thời; các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử doanh nghiệp chưa đầy đủ; chậm thay đổi thông tin người nộp thuế, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế.

4.2.5.3. Chưa có sự phối hợp tốt trong việc trong việc quản lý thu thuế

Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (như cơ quan địa chính, xây dựng, giao thông, công an, kiểm sát, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, ngành giáo dục – đào tạo đưa nội dung tuyên truyền về thuế sâu rộng kể cả tuyên truyền cho sinh viên, học sinh ...

Các cơ quan báo, đài huyện phối hợp với Cục Thuế huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tiếp tục duy trì và mở rộng các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền về thuế như tổ chức diễn đàn trao đổi về chính sách thuế; gặp gỡ gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế; giải đáp vướng mắc về thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân…

Tăng cường phối hợp giữa ban Tư tưởng – Văn hóa huyện ủy với Chi Cục Thuế huyện thông qua việc xây dựng kế hoạch, định hướng tuyên truyền; cung cấp tài liệu, thông tin thường xuyên; tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết hàng năm công tác tuyên truyền về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 103 - 104)