quốc doanh
2.1.5.1. Cơ chế và chính sách thuế của Nhà nước
Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật và chính sách thuế. Nếu pháp luật thuế chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, cụ thể; quy trình, thủ tục, hồ sơ khai thuế còn phức tạp, không minh bạch khó hiểu, khó vận dụng sẽ không chỉ làm cản trở tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế mà còn gây tốn kém rõ ràng nghĩa vụ thuế, làm cho đối tượng nộp thuế khai sai số thuế phải nộp, nộp thiếu hồ sơ, không đúng thời gian… Doanh nghiệp nộp thuế phải bỏ thêm chi phí để khắc phục sai sót, cơ quan thuế tăng chi phí về quản lý và việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế cũng bị ảnh hưởng. Tuy không là căn cứ trực tiếp của hoạt động quản lý thu thuế, nhưng pháp luật, chính sách thuế là yếu tố trực tiếp chi phối hiệu quả quản thu thuế. Pháp luật, chính sách thuế chi phối tới hoạt động quản lý thu thuế:
Lựa chọn đối tượng để quản lý thu thuế thuế.
Yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế giải trình, chứng minh và cung cấp hồ sơ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Đưa ra quyết định về thực trạng chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp nộp thuế sau khi kết thúc kiểm tra.
Đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp nộp thuế thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật thuế: Truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, không được hoàn thuế…(Nguyễn Thị Liên, 2014).
2.1.5.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế
Nguồn nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là chủ thể quản lý tác động lên công cụ quản lý nhằm thực hiện, quản lý tốt nhiệm vụ ngân sách được giao. Không chỉ riêng lĩnh vực thuế mà tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đều hiểu rõ nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng, kiểm soát và khai thác hiệu quả các nguồn lực khác. Vì vậy, nếu khả năng và năng lực của người lao động được nâng cao hay phát triển thì doanh nghiệp, tổ chức cũng ngày càng phát triển, tiềm năng, lớn mạnh hơn, đáp ứng nhiệm vụ được giao (Lê Xuân Trường, 2015).
chức năng, từ việc chuẩn bị tuyển dụng cho đến quá trình hướng dẫn cuối cùng cho mọi người tại giai đoạn nghỉ hưu. Như mọi người đã biết, điều vô cùng quan trọng đối với tất cả các nhân viên là thấu hiểu và biết được tầm nhìn và chính sách của lãnh đạo là gì và họ đang đi đâu với những đội ngũ nhân sự của họ. Điều quan trọng trên hết mà một tổ chức cần phải thực hiện là cố gắng khuyến khích người lao động thông qua việc cung cấp những cơ hội thích hợp để phát triển bản thân. Nếu được khuyến khích, họ chắc chắn sẽ trở thành người hỗ trợ hoặc hợp tác tốt. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức nên cố gắng giao tiếp nhiều hơn với người lao động, hiểu và tin tưởng họ hơn, đồng thời cố gắng đối xử với họ một cách công bằng nhất có thể. Sự tin tưởng lẫn nhau chính là cơ sở thực sự để cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc và tăng trưởng bền vững đối với hầu hết tổ chức, doanh nghiệp (Lê Xuân Trường, 2015).
Cán bộ thuế là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế với doanh nghiệp nộp thuế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu thuế có ảnh hưởng tới công tác kiểm tra các góc độ sau:
Một là,đề xuất đối tượng, nội dung cần kiểm tra chính xác đúng mục đích. Hai là, các quyết định đưa ra và yêu cầu đối với doanh nghiệp nộp thuế trong quá trình kiểm tra chính xác hoặc không chính xác, không phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp nộp thuế.
Ba là, các quyết định xử lý vi phạm pháp luật thuế được đưa ra đúng hoặc không đúng so với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo thời gian quy định.
Bốn là, tiết kiệm thời gian kiểm tra
Hiện nay, toàn bộ ngành thuế Việt Nam có khoảng trên 44.000 cán bộ, công chức. Tuy nhiên nguồn nhân lực ngành thuế hiện nay còn hạn chế về số lượng cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, các ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông đang phát triển mạnh, ngày càng được triển khai và áp dụng rộng rãi thì nguồn nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ riêng ngành thuế mà toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển theo hướng đi lên để hoàn thiện mình. Do vậy, cả nước nói chung và ngành thuế nói riêng đều cần có nguồn lực mạnh với chất lượng cao để tiếp tục sự nghiệp tương lai của
toàn ngành: Tổ chức được tạo ra bởi con người, đó chính là bản chất đòi hỏi chúng ta phải đề cao "Khía cạnh con người". Đây chính là chìa khóa quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực (Lê Xuân Trường, 2015).
2.1.5.3. Nhận thức của doanh nghiệp nộp thuế
Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì ý thức tự giác và hiểu pháp luật của doanh nghiệp nộp thuế sẽ quyết định việc chấp hành nghĩa vụ thuế của họ. Điều đó sẽ làm giảm nhẹ hoặc gia tăng gánh nặng đối với quản lý thu thuế trên các góc độ sau:
Một là, quản lý doanh nghiệp tại bộ phận nộp thuế không có trình độ, không nắm vững pháp luật thuế và các quy định về hạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ; khai thuế, nộp thuế không đúng với quy định của pháp luật, làm giảm số thuế phải nộp, miễn thuế, giảm thuế không đúng đối tượng…làm tăng khối lượng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp (Lê Xuân Trường, 2015).
Hai là, doanh nghiệp không tự giác thực hiện pháp luật thuế, khai sai số thuế phải nộp, giả mạo hồ sơ khai thuế, hóa đơn, chứng từ để trốn thuế, hoàn thuế khống… hoặc doanh nghiệp nộp thuế tự giác chấp hành đúng Luật thuế đều ảnh hưởng tới khối lượng và doanh nghiệp kiểm tra.
Ba là, khi doanh nghiệp cố ý vi phạm, dùng nhiều thủ đoạn để trốn thuế, tránh thuế cũng làm gia tăng tính chất phức tạp của quản lý thu thuế.
Bốn là, doanh nghiệp nắm vững pháp luật thuế, chấp hành tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tự giác kê khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; tự giác cung cấp hồ sơ, số liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế góp phần làm tăng hiệu quả quản lý thu thuế (Lê Xuân Trường, 2015).
Doanh nghiệp được xem là yếu tố bên ngoài quan trọng mà cơ quan thuế phải quản lý. Ý thức tự giác, chấp hành Pháp luật thuế của NNT tác động mạnh mẽ tới kết quả thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên ý thức tự giác của NNT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực tài chính,… đó là những yếu tố không thể điều khiển được, cơ quan thuế không thể tác động, xong có thể bằng các giải pháp quản lý, tác động thích hợp để tác động vào ý thức của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Ý thức tự giác, sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT được chia thành các cấp độ như sau:
Cấp độ từ chối: Doanh nghiệp tách khỏi sự quản lý của cơ quan thuế, thể hiện sự kháng cự, thù địch với cơ quan thuế. Tuy nhiên đối tượng này hiện nay rất ít và gần như không có (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Cấp độ miễn cưỡng: Doanh nghiệp có sự tuân thủ tuy nhiên chỉ là miễn cưỡng, ép buộc, nếu tránh được sự quản lý của cơ quan thuế thì đối tượng này sẽ tìm mọi cách để tránh. Đối tượng này rất dễ có những hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế.
Cấp độ chấp nhận: Doanh nghiệp chấp nhận và tuân thủ sự quản lý của cơ quan thuế, có tinh thần tự giác cao, hòa hợp với cơ quan thuế (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Cam kết: Doanh nghiệp nằm trong nhóm cấp độ cam kết này rất có tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế, tích cực hợp tác với cơ quan thuế, có thể là tấm gương chấp hành tốt nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác.
Cấp độ thuân thủ thuế của NNT lại lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của DN; khả năng tài chính của DN; trình độ hiểu biết về Thuế của DN; tâm lý của người đứng đầu DN; sự tác động của cơ quan thuế quản lý trực tiếp; các yếu tố khác (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD: Tình hình sản xuất kinh doanh liên quan đến hiệu quả hoạt động của DN, quy mô DN. Nhóm DN có quy mô lớn, lượng lao động nhiều, kinh doanh hiệu quả cao, đây là nhóm đóng góp lớn vào NSNN, sự tuân thủ thuế cao.
Khả năng tài chính của DN: Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới sự tuân thủ thuế của DN. DN có năng lực về tài chính, nguồn tiền lớn thường chấp hành nghĩa vụ thuế đầy đủ và đúng hạn (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
Trình độ hiểu biết về thuế của DN: Người có trình độ hiểu biết về thuế (chủ DN) sẽ có cái nhìn đúng đắn và tích cực về thuế và ngân sách nhà nước từ đó sẽ tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN mình quản lý.
Tâm lý của người đứng đầu DN: Yếu tố tâm lý tác động khá nhiều tới sự tuân thủ thuế của DN, nó thể hiện thái độ của người chủ DN đối với những rủi ro khi trốn thuế, tâm lý lo sợ hành vi trốn thuế bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện; tâm lý tự tin, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tự tôn của mình;
Sự tác động của cơ quan thuế trực tiếp: Đó là sự tác động của cán bộ quản lý DN, hộ kinh doanh, tích cực trong công tác đôn đốc thu nộp NSNN, đôn đốc nợ đọng tiền thuế dẫn đến thay đổi hành vi của NNT theo hướng tự nguyện hoặc ép buộc (đối với hình thức cưỡng chế nợ thuế) (Nguyễn Hùng Thắng, 2014).
2.1.5.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thể hiện:
Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; Số lượng tin, bài tuyên truyền trên báo, truyền hình;
Công tác hỗ trợ NNT: xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa thật tốt nên sự hiểu biết về thuế của cộng đồng xã hội, tính tuân thủ, tự giác của người nộp thuế còn nhiều hạn chế, nhiều người nộp thuế chưa có ý thức tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp luật trong việc kê khai và nộp đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước (Trần Văn Hữu, 2016).
2.1.5.5. Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường xã hội nói chung như: mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân; xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của đối tượng nộp thuế và quản lý thu thuế. Hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Hệ thống luật pháp sẽ dần hoàn thiện, xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thu thuế phải được cải cách và hiện đại hóa theo các chuẩn mực quản lý thu thuế quốc tế, cơ sở trang thiết bị vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại hóa và số lượng doanh nghiệp nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng… Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác quản lý thu thuế (Lê Thị Hằng, 2016).
Cùng với sự gia tăng về số lượng đối tượng nộp thuế sẽ là sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp
thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng doanh nghiệp nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác kiểm tra.
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ quản lý thu thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả quản lý thu thuế (Lê Thị Hằng, 2016).
Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế
Việc áp dụng những cải tiến công nghệ vào quản lý thu thuế đã tạo ra những bước tiến vượt bậc trong công tác quản lý thu thuế. Từ những công việc thủ công, ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý thu thuế ra đời như: ứng dụng QLT, ứng dụng bằng công nghệ mã vạch, các ứng dụng phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế: TPR… góp phần to lớn vào việc cải tạo năng suất lao động, tự động hóa trong việc quản lý thu thuế và quản lý nguồn thu.
Sự nâng cấp và phát triển ngày càng hiện đại của CNTT ngành thuế là thách thức đòi hỏi cán bộ, công chức ngành thuế phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ tin học để có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý thu thuế tại đơn vị mình (Lê Thị Hằng, 2016).
Sự phối hợp trong việc giám sát tình hình kê khai của doanh nghiệp Tổng cục cũng đã xây dựng một số ứng dụng trao đổi thông tin với các cơ quan ngoài ngành thuế như: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thống kê,...
Các ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng: Đây là các tổ chức có tác dụng hỗ trợ và giảm tải gánh nặng cho cơ quan thuế trong việc thu thuế của NNT. Thay vì nộp thuế tại cơ quan thuế thì hiện nay NNT nộp trực tiếp tại KBNN, hay