Giải pháp về quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 107)

Hàng tháng, hàng quý ngay sau khi khóa sổ kế toán trên ứng dụng quản lý thu thuế, cán bộ, công chức quản lý nợ phải tiến hành phân loại nợ thuế theo các tiêu chí cụ thể theo đúng quy trình.

Rà soát theo dõi chặt chẽ các khoản nợ NSNN của các doanh nghiệp, có biện pháp đôn đốc thường xuyên bằng nhiều hình thức: Gửi công văn, điện thoại, email,…; Mời các đơn vị có số nợ lớn (từ trên 100 triệu đồng) lên làm việc tại Chi cục Thuế và yêu cầu làm cam kết thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo lộ trình (do hai bên thỏa thuận với nhau) nhằm đảm bảo thu nợ được hiệu quả, nhanh chóng và có sự tự nguyện.

Đổi mới hình thức phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau như nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý, khả năng thu nợ, sắc thuế, theo nguyên nhân nợ,…

Cơ quan thuế cần có nhiều biện pháp thu nợ khác nhau đối với từng nhóm doanh nghiệp khác nhau: cứng rắn song cũng vẫn cần có sự mềm mỏng, răn đe

để hiệu quả thu nợ được cao. Tăng cường sự phối hợp với các ngành có liên quan như Ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng khác trong việc đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế.

Gắn chỉ tiêu quản lý nợ thuế với việc đánh giá, bình xét cán bộ, công chức, kịp thời động viên, khen thưởng những cán bộ, công chức có thành tích tốt, nghiêm túc phê bình, kiểm điểm những cán bộ, công chức làm không tốt,; gắn kết quả quản lý nợ thuế với tiền lương, thưởng, xét nâng lương,… tạo động lực tích cực làm việc của cán bộ, công chức quản lý nợ, cưỡng chế thuế.

Đối với các khoản nợ khó thu, rà soát lập danh sách doanh nghiệp cụ thể để phân loại nguyên nhân, trường hợp khó thu, lập hồ sơ xin xóa nợ theo quy định đối với các khoản nợ khó thu trên 10 năm đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được. Đồng thời, đề nghị cơ quan công an hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến các chủ doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng không còn tồn tại tại địa chỉ kinh doanh đã đăng kí với cơ quan thuế, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước, cưỡng chế thu nợ theo quy định.

Phối hợp với ngân hàng, tổ chức tín dụng khác đang nắm giữ tài sản thế chấp của các trường hợp nợ thuế, thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế thông qua tài sản thế chấp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Phối hợp với cơ quan thi hành án bàn các biện pháp thu hồi nợ của các trường hợp phá sản còn nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 106 - 107)