CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 38 - 40)

2.2.1. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số Ngân hàng trên thế giới

Tại các nước phát triển hàng đầu trong ngành tài chính ngân hàng như Mỹ, các nước châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan...các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card và các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Telephone Banking, Home Banking…

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông, dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 1997. Dịch vụ Internet Banking xuất hiện ở Thái Lan từ năm 2001, trong khi tại Trung Quốc là năm 2000, nhưng sau đó đã có rất nhiều cải cách chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.

Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử không còn trở nên xa lạ ở hầu hết các nước trên thế giới với sự phát triển không ngừng, do đó, tính cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử lại càng trở nên khó khăn hơn. (Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008).

2.2.1.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Thụy sĩ

Tại Thụy Sỹ phần lớn khách hàng sử dụng Internet Banking để xem số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, kiểm tra giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư. Sử dụng dịch vụ Internet Banking giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động và thời gian làm việc của nhân viên tại các trung tâm liên lạc khách hàng (call center), các chi nhánh để trả lời khách hàng và thực hiện các giao dịch lặp đi lặp lại. Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại… Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hệ thống phone-banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng, 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng ở Thụy Sỹ được thực hiện qua mạng điện thoại. Dự đoán trong thời gian tới, phone banking vẫn sẽ giữ vai trò quan

trọng trong hệ thống phân phối tại các ngân hàng nhưng tốc độ phát triển sẽ chậm lại, nhường lại vị trí cho dịch vụ internet banking. Tính đến năm 2014, tại Thụy Sỹ, 90% số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ internet để giao dịch với ngân hàng, và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới (Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Mỹ

Ngân hàng điện tử ở Mỹ phát triển từ rất sớm, những năm 90 của thế kỷ 20 ngân hàng đầu tiên tại Mỹ là Wellfargo đã cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng. Và từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển nhanh chóng tại Mỹ.

Bảng 2.1. Tình hình phí giao dịch tại Mỹ năm 2016

STT Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD)

1 Giao dịch qua nhân viên Ngân hàng 1,07

2 Giao dịch qua điện thoại 0,54

3 Giao dịch qua ATM 0,27

4 Giao dịch qua Internet 0,015

Nguồn: Bộ Công thương (2016) Điều này chứng tỏ rằng các giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Singapore

Tại Singapore, hơn 28% người sử dụng internet vào các trang web ngân hàng điện tử vào tháng 5/2001, 36 nghiên cứu của NetValue (một công ty trên internet) chỉ ra rằng trong khi số lượng người tham gia vào ngân hàng điện tử tại Singapore tăng lên, thời gian trung bình cho các trang web này giảm xuống xấp xỉ gần 4 lần từ tháng 3/2001 đến tháng 5/2001. Sự giảm xuống này có thể do nhiều khách hàng sử dụng thời gian để hoàn thành những giao dịch tốn ít thời gian hơn là vào các trang web khác. Theo như khảo sát, hai trong ba khách hàng thực hiện giao dịch, tất cả các ngân hàng chính ở Singapore có sự hiện diện internet. Những ngân hàng này đưa ra một loạt sản phẩm trực tiếp tới khách hàng qua các trang web internet. Những ngân hàng này đã chuyển từ sự tập trung ban đầu vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sang các công ty vừa và nhỏ sang các tổ hợp công ty (Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008).

- Chuyển tiền thanh toán.

- Lồng ghép các sản phẩm thương mại điện tử liên quan tới chọn sản phẩm, đặt hàng mua, phát hành hoá đơn và thanh toán.

- Đặt hàng chứng khoán và bảo hiểm, các hoạt động thị trường vốn. - Mua bán chứng khoán

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.2.1.4. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Úc

Ngân hàng điện tử (E-banking) lần đầu tiên xuất hiện tại Úc vào năm 1995 khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, 16 ngân hàng lớn nhất nước Úc đã tham gia. Kể từ đó, e-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Úc đến tất cả các châu lục khác. Đến nay, ngân hàng trên Internet là kênh phân phối ngân hàng điện tử ở cấp độ cao nhất đã đem lại cho ngân hàng của Úc những khoản lợi nhuận khổng lồ, hầu hết ngân hàng ở Úc cung ứng dịch vụ ngân hàng trên Internet, trong đó số lượng các ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử trên các website ngày càng tăng lên. Năm 2006, hơn 85% ngân hàng Úc đã cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, trong tổng số khách hàng của các ngân hàng trên toàn nước Úc có tới 95% là sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet. Trung bình mỗi ngày, một ngân hàng trên Internet ở Úc thu hút được 10.000 khách hàng. Năm 2010, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán, các ngân hàng hầu như đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng cho đến năm 2012 doanh số thanh toán trực tuyến chiếm đến 94% bên cạnh đó việc giao dịch trực tiếp với phương thức truyền thống sẽ giảm xuống tương ứng 1%/năm (Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)