4.2.1.1. Môi trường pháp lý
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những làn sóng mới của tương lai. Nó cung cấp những lợi ích to lớn cho người tiêu dùng như tăng tính thuận tiện và giảm chi phí khi giao dịch. Nhưng nó cũng đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan chức năng nước trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tài chính hay trong việc thiết kế và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật, thông tư, Nghị định, Quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự phát triển triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và chính thức đưa vào áp dụng ngày 1/3/2006. Luật giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký diện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử. Khung pháp lý không ngừng đổi mới và hoàn thiện tạo hành lang, cơ sở pháp lý để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như bảo vệ các bên liên quan trong quá trình phát sinh tranh chấp khiếu kiện trong giao dịch thanh toán điện tử. Hiện nay, NHNN đã trình Chính phủ ban hành và ban hành hệ thống văn bản pháp lý khá đồng bộ liên quan đến công tác hoạt động ngân hàng điện tử.
Nghị định số 04/2006 QĐ- NHNN: Ban hành quy chế an toàn, bảo mật chế độ công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng.
Nghị định số 35/2007 NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Thông tư số 09/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định 55/2003/NĐ-CP ngày 23/8/2003 của chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ internet.
Quyết định số 376/2003 QĐ-NHNN quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định 308-QĐ-NHNN ban hành về quy chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
4.2.1.2. Hạ tầng công nghệ của quốc gia và của Ngân hàng TMCP Công thương VN
Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông, nhằm giúp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có một hạ tầng công nghệ tốt để có thể bắt kịp những xu hướng kinh doanh mới trên thế giới, ngoài ra việc đã và đang áp dụng chính phủ điện tử trong hai ngành thuế và hải quan sẽ là cơ sở để cho hệ thống ngân hàng liên kết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam, hướng đến trình độ tương đương các ngân hàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới,VietinBank luôn coi trọng và tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. Bởi vậy, sau thành công giai đoạn hiện đại hóa từ năm 2000 đến 2010 bằng việc triển khai hệ thống CoreBanking INCAS và hệ thống Quản lý tài chính nội bộ (ERP), VietinBank tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh chiến lược CNTT giai đoạn 2010 - 2015 với 15 dự án được chia làm 4 nhóm chính: Nhóm Nền tảng (Core); nhóm Hướng đến khách hàng; nhóm Quản trị, điều hành; nhóm Công nghệ.
Trên cơ sở nâng cấp hệ thống công nghệ, VietinBank đã phát triển và cải tiến nhiều dịch vụ mới để phục vụ khách hàng tốt hơn.VietinBank là một trong những đơn vị tiên phong của Việt Nam giới thiệu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ thẻ tiên tiến và hiện đại, là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế. VietinBank đã phát triển mạng lưới gần 3.000 ATM, gần 30.000 POS trên toàn quốc, với gần 14 triệu thẻ ghi nợ và gần 700.000 thẻ tín dụng quốc tế. VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống thu phí đường bộ không dừng, một công nghệ mang tính tiên phong, đột phá mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, VietinBank triển khai mạnh mẽ các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking với các dịch vụ tiện ích cao và hiện đại như dịch vụ thanh toán cước viễn thông, vận tải qua mạng, SMS… VietinBank cung cấp ứng dụng Mobile App VietinBank iPay giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ nhanh chóng, an toàn bảo mật. Các dịch vụ mở rộng như thanh toán hoá đơn chuyển khoản tự động ngoài hệ thống, chuyển tiền từ thiện qua dịch vụ iPay, tất toán tiết kiệm trực tuyến trên iPay và Mobile Banking có thể thực hiện nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Năm 2014, VietinBank được trao hai danh hiệu: Top 5 ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking được yêu thích nhất và Top 5 ngân hàng được quan tâm nhất trong chương trình Bình chọn Ngân hàng điện tử yêu thích. Năm 2016, VietinBank đã cho ra mắt dịch vụ VietinBank eFast - Internet Banking với giao diện tuỳ ứng thông minh, hỗ trợ đa ngôn ngữ, hỗ trợ bán chéo, cung cấp mới 9 dịch vụ tiện ích.
Trong số 67 sản phẩm phần mềm và dịch vụ CNTT xuất sắc nhất được trao danh hiệu Sao Khuê 2015, VietinBank có đến 3 sản phẩm, dịch vụ được lựa
chọn trao danh hiệu uy tín này, bao gồm: Hệ thống Quản lý tài sản nợ và có; Ứng dụng VietinBank iPay trên thiết bị di động thông minh (VietinBank iPay Mobile App) và dịch vụ Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
4.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh, trình độ mức sống, tâm lý văn hóa của người dân trên địa bàn huyện Mê Linh
NHCT Chi nhánh Quang Minh nằm trên địa bàn huyện Mê Linh, là một huyện ngoại thành Hà nội, phần lớn người dân trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, số lượng người dân được làm việc và tiếp xúc với công nghệ thông tin rất thấp so với tổng dân số trên địa bàn, hơn nữa do hầu hết người dân đều kinh doanh nhỏ lẻ nên họ không có nhiều nhu cầu thanh toán qua ngân hàng mà phần lớn sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán, đây là những thách thức lớn của Chi nhánh trong việc tiếp cận đến các đối tượng khách hàng này. Mặc dù các ngân hàng đóng trên địa bàn không nhiều: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng SHB, cũng đã tạo nên sự canh tranh rất lớn trong việc phát triển khách hàng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phần lớn là các doanh nghiệp FDI, họ thường sử dụng dịch vụ của ngân hàng bản địa. Các ngân hàng cạnh tranh đều có nguồn nhân lực và công nghệ hiện đại tương đối đồng đều với Ngân hàng TMCP Công thương VN, hơn nữa với dịch vụ NHĐT thì số lượng đối thủ cạnh tranh là toàn bộ hệ thống ngân hàng hiện có ngay cả khi các đối thủ này không có chi nhánh hoặc phòng Giao dịch trên địa bàn. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì thế muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi chi nhánh phải chú trọng đến chất lượng và phong cách phục vụ của mình để thu hút được khách hàng, đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng để hiểu và thỏa mã các kỳ vọn của khách hàng tốt nhất. Năng lực phục vụ và phong cách phục vụ sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho ngân hàng.