Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 40)

hàng trong nước

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại cũng đang đẩy nhanh quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tính năng vượt trội. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử được dùng phổ biến hiện nay: Thanh toán qua POS; Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking); Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking); Dịch vụ ngân hàng từ di động (Mobile Banking); Dịch vụ ngân hàng qua Kiosk (Kiosk Banking).

Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán điện tử đã trải qua một sự tăng tốc nhanh chóng. Trong quý 3 năm 2012, theo nghiên cứu của IDG –

BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ Internet Banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng khẳng định họ có dịch vụ Internet Banking, số lượng ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking là 18 ngân hàng. Và với số người sử dụng internet chiếm tới 25% dân số, thì Việt Nam là thị trường tiềm năng để ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, đa số các ngân hàng Việt Nam đều ở giai đoạn đầu của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Thực tế, nhiều người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam vẫn chưa khai thác hết các tiện ích của từng công cụ và dịch vụ.

Có thể nói, sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn đang là một thử thách lớn dành cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2.2.2.1. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Bước phát triển tiếp theo của dịch vụ ngân hàng điện tử là thanh toán qua internet bắt đầu từ năm 2008 với ngân hàng tiên phong là Techcombank. Techcombank cũng là Ngân hàng TMCP đầu tiên được NHNN cấp phép cho cung cấp dịch vụ NHĐT thực thụ theo các tiêu chuẩn Quốc tế ra thị trường và đặc biệt là khách hàng bán lẻ.

Ngân hàng Techcombank đã mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng công nghệ để đưa các dịch vụ NHĐT tới người dùng cuối cùng một cách tiện lợi nhất. Dịch vụ cho phép khách hàng theo dõi số dư tài khoản, tra cứu thông tin giao dịch qua Internet hoặc nhắn tin qua điện thoại di động. (truy vấn số dư, thông tin tài khoản, chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng..).

Với công nghệ khá giống nhau cho phép bảo mật hai lớp (OTP), hàng loạt ngân hàng trong năm 2011 đã tung ra dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet. Đến nay số một số ngân hàng như Techcombank, MB, Vietcombank,… đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cho phép khách hàng thanh toán qua điện thoại di động, 80% các ngân hàng trên toàn quốc đã có hoặc đang trong giai đoạn xây dựng giải pháp ngân hàng điện tử, đặc biệt khối các ngân hàng thương mại cổ phần có sự bứt phá rất mạnh trong mảng dịch vụ này.

2.2.2.2. Ngân hàng Á Châu

* Sự phát triển của thẻ ghi nợ nội địa

34%, trong đó năm 2014 và 2015 có số lượng thẻ phát hành cao nhất (trên 16.000 thẻ 1 năm). Số lượng thẻ đã phát hành luỹ kế đến hết 2015 là 82.150 thẻ. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa (ATM) của ngân hàng Á Châu là một trong số những ngân hàng có số lượng khách hàng sử dụng lớn nhất trên địa bàn do ngân hàng sớm triển khai dịch vụ trả lương tự động nên cũng thu một lượng khách hàng không nhỏ.

Đối với các tài khoản trả lương cho cán bộ hưu trí qua ngân hàng công tác chăm sóc với đối tượng này đặc biệt chú ý vì đa số cán bộ đã lớn tuổi nên hay gặp phải các trục trặc trong quá trình sử dụng thẻ, mặt khác đối tượng khách hàng này thường xuyên không để lại tiền dư trên tài khoản nên tính hiệu quả không cao. Tương tự như vậy, với đối tượng là sinh viên các trường đại học lượng thẻ phát hành khá nhiều nhưng đa số các tài khoản đều chỉ được duy trì mức số dư tối thiểu.

Khi hiểu và biết được điểm nổi trội của sản phẩm ngân hàng Á Châu với các ngân hàng khác thì việc tiếp thị khách hàng cũng có nhiều thuận lợi hơn. Tiếp thị sản phẩm ATM tuy không miễn phí đồng loạt như một số các ngân hàng cổ phần, nhưng ngân hàng Á Châu có giảm giá phát hành thẻ theo số lượng cán bộ đăng ký, giảm giá sản phẩm trả lương qua tài khoản (Lưu Thanh Thảo, 2015). * Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế:

Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đạt 1.900 thẻ, công tác phát triển thẻ tín dụng quốc tế được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ngân hàng Á Châu có nhiều khách hàng có thu nhập cao, nhiều lãnh đạo các cơ quan ban ngành sử dụng. Hạn mức chi tiêu của thẻ lớn, đã có nhiều khách hàng được cấp đến hạn mức tối đa 500 triệu đồng/hạn mức thẻ. Cán bộ nhân viên đều hiểu biết rõ về sản phẩm, hướng dẫn cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng thành thạo, khách hàng không còn tâm lý e ngại khi thanh toán không dùng tiền mặt.

2.2.2.3. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

BIDV Việt Nam luôn là một trong những ngân hàng đi đầu về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, BIDV Việt Nam đã và đang có những giải pháp tích cực để tăng khả năng cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng điện tử

Từ năm 1994, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam triển khai dịch vụ Homebanking.

Tháng 3 năm 1995, một số ngân hàng tham gia hệ thống thanh toán điện tử (SWIFT), thanh toán điện tử liên ngân hàng tháng 5 năm 2002.

Đến năm 1999, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Đến tháng 11/2002, NH Công Thương Việt Nam khai trương dịch vụ này.

Như vậy, với vai trò là một trong những ngân hàng đầu tàu về phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã đi trước, đón đầu với dịch vụ mua bán hàng hoá qua internet. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam tiếp tục triển khai các các loại thẻ ghi nợ nội địa. 2.2.3. Bài học kinh nghiệp áp dụng cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank chi nhánh Quang Minh

Với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các nước trong khu vực và trên thế giới như vậy, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietinbank chi nhánh Quang Minh như sau:

Thứ nhất,Môi trường pháp lý phải phù hợp, tạo điều kiện cho việc cung

cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam vẫn còn ít quy định về ngân hàng điện tử. Hơn nữa, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM trong nước nói chung Vietinbank chi nhánh Quang Minh nói riêng, hệ thống pháp luật phải linh hoạt hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.

Thứ hai,cần phải có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Do đó, các

Vietinbank chi nhánh Quang Minh cần phải đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, cập nhập các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho phự hợp với xu hướng phát triển trên thế giới.

Thứ ba, cần tìm cách giới thiệu, quảng cáo các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Vì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở Việt Nam, phần lớn dân chúng vẫn có thói quen và thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hay mua bán. Họ thường mang tâm lý e dè khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng điện tử hay có tư tưởng bảo thủ, không chú ý đến sự xuất hiện của các dịch vụ hiện đại này.

Thứ tư, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Vì đây

cũng là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại các nước phát triển thành công dịch vụ này, họ chú trọng tới nâng cấp cơ sở hạ tầng

kỹ thuật để không chỉ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các thành thị mà còn mở rộng mạng lưới phát triển tại các vựng nông thông, vựng sâu, vựng xa; cho nên cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ rất hiện đại và vững chắc. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này của họ đồng thời xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ năm,cần tích cực đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ bởi hiện nay hầu hết

các NHTM đều đã và đang triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là giữa các NTHM trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về công nghệ, dịch vụ, quản lý nên các NHTM trong nước phải không ngừng nỗ lực đổi mới, cung cấp các dịch vụ hiện đại và nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng.

Thứ sáu, cần phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn

phát triển phải có sự kết hợp hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật, chuyên môn để vận hành hệ thống và phục vụ khách hàng. Do đó, các ngân hàng phải luôn tích cực đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN- CHI NHÁNH QUANG MINH

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988. Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng VN. Có hệ thống mạng lưới trải dài toàn quốc với 01 sở giao dịch và 151 Chi nhánh trong nước và 2 Chi nhánh tại nước ngoài (Lào và Đức) và trên 1000 phòng GD/Quỹ tiết kiệm. Vietinbank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Tầm nhìn đến năm 2018, Vietinbank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh, không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Trước sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của Vietinbank, năm 2004 Vietinbank đã quyết định mở rộng quy mô và hoạt động của mình tại huyện Mê Linh là một huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc lúc đó. Chi nhánh Vietinbank Quang Minh được thành lập ngày 9/8/2004, có trụ sở chính đặt tại KCN Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Sau 12 năm hoạt động, với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV, Chi nhánh Ngân hàng công thương Quang Minh đã khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn huyện Mê Linh, chiếm thị phần lớn nhất về dịch vụ nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng trên địa bàn. Với phương trâm hoạt động của Vietinbank: Nâng giá trị cuộc sống, Chi nhánh Ngân hàng công thương Quang

Minh đã tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng lưới được mở rộng nhanh chóng, gần đây nhất vào tháng 3.2016 Chi nhánh đã khai trương phòng giao dịch Thăng Long Quang Minh đặt tại KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đến nay chi nhánh có 6 điểm giao dịch: gồm 5 phòng Giao dịch và 1 trụ sở Chi nhánh.

3.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm: Ban giám đốc, 07 phòng chức năng, và 05 phòng giao dịch trực thuộc với tông số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đến 31/12/2016 là 88 cán bộ. Mô hình tổ chức bộ máy theo cơ cấu quản lý hỗn hợp: Trực tuyến và Chức năng.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánhQuang Minh

Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Quang Minh (2016) Phòng Tổng hợp Phòng KH Doanh nghiệp Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Tổ chức Hành chính Phòng tiền tệ khoquỹ Phòng Bán lẻ Giám Đốc Chi Nhánh Phó Giám đốc

Phụ trách kinh doanh Phụ trách khối hỗ trợPhó Giám đốc

PGD Mê Linh Plaza

PGD

Tiền Phong PGD Thăng Long Quang Minh

Phòng Hỗ trợ tín dụng PGD Đô Thành Phòng KH FDI PGD Mê Linh

Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, tổ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh– Chi nhánh Quang Minh thực hiện theo quyết định số 925/2013/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 14/6/2013 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam “V/v Ban hành Quy định Chức năng Nhiệm vụ các Phòng, Tổ thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” và Quyết định số 099/2016/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 07/03/2016 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam “V/v Ban

hành Quy Chế tổ chức và Hoạt động của Phòng giao dịch thuộc Hệ thống Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam”. 3.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ 3.293 tỷ đồng năm 2014 đến năm 2016 đã tăng lên 5.540 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 29,71%. Điều này có xu hướng tốt do Chi nhánh đã hấp dẫn được khách hàng lượng vốn huy động tiền VNĐ đã tăng 33,13% và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 51,05%. Vì việc huy động đã khó nhưng sự lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi lại càng khó hơn vì mỗi loại có mỗi đặc trưng và rủi ro riêng. Nhất là những nguồn chi phí huy động thấp thì rủi ro càng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định lượng các chiều hướng rủi ro là không dễ dàng. Chính vì vậy sự linh hoạt, chủ động, kết hợp với chiến lược huy động vốn lâu dài sẽ giúp giảm bớt rủi ro đầu vào cho ngân hàng và cũng như giảm bớt rủi ro đè nặng lên hoạt động tín dụng.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Quang Minh giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân (%)

Nguồn vốn huy động (quyVND) 3.293 100 3.905 100 5.540 100 118,58 141,87 129,71

I. Phân theo loại tiền

1 - VND 2.656,79 80,68 3.565,66 91,31 4.708,45 84,99 134,21 132,05 133,13

2 - Ngoại tệ 636,21 19,32 339,34 8,69 831,55 15,01 53,34 245,05 114,33

II. Theo kỳ hạn

1. < 12 tháng 1.777,89 53,99 2.420,71 61,99 3.656,40 66 136,16 151,05 143,41

2. > =12 tháng 1.515,11 46,01 1.484,29 38,01 1.883,60 34 97,97 126,90 111,50

III. Theo đối tượng khách hàng

1. Khách hàng doanh nghiệp 2.040 61,950 2.505 64,15 3.680 66,43 122,79 146,91 134,31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 40)