Tăng quy mô sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 57 - 63)

4.1.2.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT

Cùng với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, số lượng khách hàng theo từng sản phẩm.

Bảng 4.3. Số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ NHĐT giai đoạn 2014 – 2016 Dịch vụ Số lượng KH (người) So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1. Dịch vụ SMS 18.532 21.069 26.762 113,69 127,02 120,17 2. Dịch vụ ipay 2.503 3.670 4.580 146,62 124,8 135,27 3. Dịch vụ Bankplus 8.170 9.849 10.270 120,55 104,27 112,12 4. Dịch vụ Efast 820 958 1.163 116,83 121,4 119,09 5. Dịch vụ thẻ 12.105 14.506 17.003 119,83 117,21 118,52 6. Dịch vụ khác 1.250 2.110 3.060 168,8 145,02 156,46 Tổng 43.380 52.162 62.838 120,24 120,47 120,36

Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Quang Minh (2016)

Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ:Đây là một tiêu chí quan

trọng khi đánh giá sự phát triển dịch vụ. Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.Năm 2014 tổng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT là 43.380 khách hàng, thì đến năm 2016 số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ này đã là 62.838 khách hàng, trong đó có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ Bankplus, dịch vụ khác.

Với chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh là tập trung tăng trưởng dịch vụ vào toàn thể các đối tượng khách hàng, tuy nhiên qua số liệu về số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ ở trên có thể thấy dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh vẫn tập trung hầu hết vào đối tượng khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp đăng ký dịch vụ efast tăng trưởng rất chậm qua các năm, chỉ tầm hơn 100 khách hàng đăng ký mới hàng năm, và số lượng khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách hàng doanh nghiệp hiện đang giao dịch tại Chi nhánh.

NHCT Chi nhánh Quang Minh vẫn đang trong giai đoạn đang đầu tư để mở rộng quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ qua kênh này. Đến nay, các dịch vụ đã được cung cấp qua kênh giao dịch điện tử bao gồm Quản lý tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm trực tuyến, bên cạnh là các dịch vụ tiện ích phi tài chính khác

Ngoài ra các sản phẩm thẻ ra đời với tốc độ chóng mặt, bảng số liệu dưới đây cho thấy NHCT Chi nhánh Quang Minh đã có những bước tăng trưởng nhảy

vọt trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ thẻ. Số lượng thẻ ATM chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2014 là 7.450 thẻ đến năm 2016 tăng lên 9.910 thẻ, tốc độ tăng bình quân là 15,33%. Thẻ Pos có xu hướng tăng nhanh, năm 2014 là 1.225 thẻ thì đến năm 2016 tăng lên 1.954 thẻ, tốc độ tăng bình quân là 26,30%. Tổng số lượng thẻ của khách hàng cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2014 là 12.105 thẻ và năm 2016 tăng lên 17.003 thẻ, tốc độ tăng bình quân là 18,52%.

Bảng 4.4. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của NHCT Chi nhánh Quang Minh giai đoạn 2014-2016

Dịch vụ Số lượng KH (người) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ Thẻ ATM 7.450 8.640 9.910 115,97 114,70 115,33 Thẻ ghi nợ quốc tế 1.050 1.340 1.579 127,62 117,84 122,63 Thẻ tín dụng QT 2.380 2.970 3.560 124,79 119,87 122,30 POS 1.225 1.556 1.954 127,02 125,58 126,30 Tổng 12.105 14.506 17.003 119,83 117,21 118,52

Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Quang Minh (2016) Qua bảng số liệu trên có thể thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.

Với số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ là 17.003 khách hàng và 3578 khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch tại Chi nhánh, Qua số liệu thống kê ở trên có thể thấy trong những năm 2014-2016 tại NHCT Chi nhánh Quang Minh, khách hàng vẫn tập trung sử dụng chính là các sản phẩm đơn giản được liên kết giữa Ngân hàng Công thương VN và các công ty Viễn thông như SMS, Bankplus, còn các dịch vụ tài chính do Ngân hàng cung cấp qua hệ thống mạng internet như ipay, ipaymobile và efast có số lượng khách hàng sử dụng thấp so với tiềm năng.

4.1.2.2. Doanh thu dịch vụ NHĐT

Các dịch vụ Ipay, Efast, Bankplus, SMS, thẻ đều phát sinh doanh thu giao dịch. Doanh thu giao dịch ngày càng tăng trưởng, trong đó dịch vụ ipay có doanh thu giao dịch tăng trưởng mạnh nhất do số lượng các khách hàng dùng dịch vụ này để chuyển khoản ngày càng tăng, Số lượng và tốc độ tăng trưởng phần nào phản ánh được những thành công nhất định của dịch vụ tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ ipay vẫn thấp hơn so với các dịch vụ khác.

Bảng 4.5. Doanh thu dịch vụ NHĐT giai đoạn 2014 - 2016 Dịch vụ Doanh số (tỷ đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1. Dịch vụ SMS 7,85 8,94 9,56 113,89 106,94 110,36 2. Dịch vụ ipay 5,35 6,67 8,95 124,67 134,18 129,34 3. Dịch vụ Bankplus 9,8 10,27 11,55 104,8 112,46 108,56 4. Dịch vụ Efast 12,56 13,88 15,56 110,51 112,1 111,3 5. Dịch vụ thẻ 86,99 103,21 132,38 118,65 128,26 123,36 6. Dịch vụ khác 6,23 7,8 8,85 125,2 113,46 119,19 Tổng 128,78 150,77 186,85 117,08 123,93 120,45

Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Quang Minh (2016) Chất lượng dịch vụ NHĐT cần đảm bảo thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và độ chính xác. Sau thời gian cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng điện tử, NHCT Chi nhánh Quang Minh luôn không ngừng tìm hiểu, phân tích đánh giá, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm hoàn thiện hơn các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Số lượng thẻ phát hành tăng nhanh chóng qua các năm, làm cho doanh thu từ dịch vụ thẻ cũng tăng lên. Điều này cho thấy NHCT Chi nhánh Quang Minh đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ thẻ.

Bảng 4.6. Doanh thu dịch vụ thẻ của NHCT Chi nhánh Quang Minh giai đoạn 2014-2016 Dịch vụ Doanh thu (tỷ đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Thẻ ATM 8,62 10,55 12,46 122,39 118,10 120,23 Thẻ ghi nợ quốc tế 27,88 33,68 41,55 120,80 123,37 122,08 Thẻ tín dụng QT 47,82 55,97 74,51 117,04 133,12 124,83 POS 2,67 3,01 3,86 112,73 128,24 120,24 Tổng 86,99 103,21 132,38 118,65 128,26 123,36

Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Quang Minh (2016) Bảng 4.6 cho thấy, doanh thu dịch vụ thẻ tại NHCT Chi nhánh Quang Minh đều tăng qua các năm, cụ thể: năm 2015 tăng 18,65% so với 2014, tương ứng tăng từ 86,99 tỷ đồng lên 103,21 tỷ đồng. Năm 2016 tăng 28,26% so với 2015, tương ứng tăng từ 103,21 tỷ đồng tăng lên 132,28 tỷ đồng.

4.1.2.3. Phát triển thị phần của ngân hàng

a. Thị phần theo số lượng thẻ phát hành

Theo Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay một số Ngân hàng lớn như: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV,… vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng thẻ phát hành được trên thị trường.

Biểu đồ 4.1. Thị phần phát hành thẻ của các Ngân hàng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội năm 2016

Nguồn: Số liệu điều tra phòng tổng hợp(2017) Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu thị trường phát hành thẻ với 23,68% thị phần. Tuy nhiên, Vietinbank cũng vấp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt của các ngân hàng như: Agribank (19,72%), Vietcombank (14,16%), DongA (12,94%), và BIDV (9,2%). Vì ngoài số lượng phát hành được, thì các ngân hàng cũng cạnh tranh với nhau rất quyết liệt về việc khuyến khích khách hàng kích hoạt thẻ, cũng như việc chăm sóc, hỗ trợ để giữ chân khách hàng.

b. Thị phần theo số lượng máy ATM, máy POS

Về số lượng máy ATM và POS, theo kết quả điều tra cho thấy các ngân hàng đều đã có những sự đầu từ rất mạnh mẽ trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển kinh doanh sản phẩm dịch vụ thẻ. Có thể kể đến các ngân hàng có số lượng máy ATM và máy POS tăng nhanh nhất và chiếm thị phần cao trên thị trường thẻ như: Agribank, Vietinbank, Vietcombank,…

Số lượng máy ATM thì Agribank đang dẫn đầu với 14.7% thị phần, tiếp đến là Vietcombank 12.96% và Vietinbank với 12.36%, BIDV là 9.10%. Như

vậy có thể thấy số lượng máy ATM có mặt trên thị trường chủ yếu tập trung tại các Ngân hàng thương mại lớn của nhà nước. Cụ thể:

Biểu đồ 4.2. Thị phần số lượng máy ATM của các Ngân hàng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội năm 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu điều tra phòng tổng hợp (2017) Về số lượng máy POS triển khai trên thị trường thì chứng kiến sự bứt phá khá mạnh mẽ của hai đại gia trong ngành ngân hàng là Vietinbank (31,35%) và Vietcombank (30,87%) khi chiếm tới 62,22% thị phần máy POS. Điều đó phản ánh đúng thực tế diễn ra trên thị trường thẻ Việt Nam khi mà Vietcombank là ngân hàng tiên phong, có truyền thống lâu đời, trong khi đó Vietinbank lại có sự đầu tư hết sực mạnh mẽ trong những năm qua.

Biểu đồ 4.3. Thị phần số lượng máy POS của các Ngân hàng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội năm 2016

Kết quả báo cáo trên cho thấy, có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa Vietinbank và Vietcombank đặc biệt là số lượng máy POS. Hai đại gia của ngành ngân hàng này chiếm tới 3/5 tổng số lượng máy POS lắp đặt trên thị trường huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Điều đó cho thấy Vietcombank chính là đối thủ trực tiếp của Vietinbank. Trong khi Vietcombank có lợi thế phát triển lâu đời hơn, dịch vụ ổn định hơn thì Vietinbank lại có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ cũng như đẩy mạnh các chương trình khuyến mại, hợp tác toàn diện với các đối tác lớn để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang minh (Trang 57 - 63)