Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số nước trên thế

thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80. Đến năm 1992, chúng được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ, khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm các hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục và tăng nhanh qua các năm. Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemaka, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Cuba, Công hòa Dominica, Bahamas với hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dưới đây là một vài kết quả sản lượng tôm tại các quốc gia nuôi tôm chủ yếu trên thế giới:

Ấn Độ

Sản lượng tôm Ấn Độ đạt khoảng 450.000 tấn năm 2015/2016 và dự kiến đạt 500.000 tấn năm 2016/2017 và vượt 500.000 tấn năm 2017/2018.

Năm ngoái, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi của Ấn Độ có xu hướng giảm và xu hướng này dự kiến tiếp tục trong năm 2017. Các vùng nuôi mới đã đi vào hoạt động và có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Xu hướng này báo hiệu sản lượng tôm Ấn Độ sẽ tăng trong năm nay với năng suất cao hơn (Kim Thu, 2017).

Biểu đồ 2.1. Sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ qua các năm

Nguồn: Vasep (2017)

Thái Lan

Năm 2016, sản lượng tôm Thái Lan tăng khoảng 50.000 tấn lên 300.000 tấn. Tuy nhiên, đến quý 4/2016, quá trình phục hồi bị chậm lại do dịch bệnh EHP.

Với những cải tiến kỹ thuật và giống tốt hơn, sản lượng sẽ đạt khoảng 360.000-370.000 tấn năm 2017. Tuy nhiên, vấn đề EHP cuối năm 2016 chưa được giải quyết triệt để.

Mặc dù vẫn phải đối mặt với EHP, nhưng Thái Lan đã khống chế thành công dịch EMS với cỡ tôm thu hoạch tốt và sản lượng cao. Các trại nuôi đang được đầu tư trở lại (Kim Thu, 2017).

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sản lượng tôm năm 2016 đạt 650.000 tấn, trong đó khoảng 80% được tiêu thụ nội địa. Sản lượng tôm của Trung Quốc năm 2016 giảm khoảng 10 - 15% so với sản lượng năm 2015, phần lớn là do sản lượng tôm tại Quảng Đông giảm.

Thiếu trang thiết bị cho một ngành thủy sản hiện đại được xem là nguyên nhân chính cho tình trạng suy giảm sản xuất hiện nay tại Trung Quốc, theo quản lý của Siam Canadian tại Trung Quốc nhận định. Nông dân nuôi tôm đang chật vật để duy trì hoạt động và không đủ nguồn lực để ngăn chặn dịch bệnh. Nông

dân Trung Quốc đang phải mua tôm giống với giá thấp nhưng tỷ lệ chết rất cao, đồng thời họ cũng mua thức ăn thủy sản giá rẻ, nhưng lại gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm. Nông dân Trung Quốc cũng gặp thất bại tron tổ chức sản xuất theo nhóm

để giải quyết các vấn đề trên và cải thiện tình hình. (Seafood News, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)