Tổng quan tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 60)

TRẮNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN 4.1.1. Thực trạng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ven biển ở huyện Kim Sơn

Với đường bờ biển khoảng 15 km, Kim Sơn là huyện duy nhất của Ninh Bình tiếp giáp với biển. Đánh giá được vị trí thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và sự đóng góp mà NTTS mang lại, Kim Sơn đã bắt đầu quan tâm đến ngành nghề NTTS và từ đó NTTS dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế có vai trò ngày càng lớn cho nền kinh tế của tỉnh.

Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập chung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các lĩnh vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Diện tích NTTS tăng đều đặn theo từng năm. Điều căn bản là diện tích nuôi nước mặn, lợ tăng lên nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi tăng lên nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt.

Do chưa có quy hoạch và cũng là đối tượng mới du nhập nên khả năng thu gom sản lượng đưa về nhà máy còn lẻ tẻ, chưa nhiều. Trong khi nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi sản phẩm từ các đối tượng khác sang tôm chân trắng. Nên việc tiêu thụ sản phẩm các hộ nuôi còn nhiều bất cập...

Cùng với công tác cung ứng giống, huyện tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thâm canh đến tận hộ dân. Nhờ vậy, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh năm sau cao hơn năm trước. Từ 2056 ha (năm 2017) tăng lên 2094 ha (năm 2017). Sang năm 2018 diện tích nuôi tôm vẫn đang có xu hướng tăng.

Về sản lượng đáng chú ý nhất là năm 2016 diện tích nuôi tôm thâm canh được mở rộng đã làm tăng về sản lượng tôm đáng kể, năm 2016 sản lượng tôm toàn huyện là 363 tấn sang năm 2017 sản lượng tôm giảm còn 355 tấn. Năm 2018 về cơ bản sản lượng và năng suất vẫn tiếp tục duy trì so với năm trước.

Bảng 4.1. Tình hình nuôi tôm của toàn huyện qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 17/16 18/17 Tốc độ

PTBQ (%)

1.Tổng diện tích Ha 2.056 2.094 2.128 101,00 101,00 1,00

2. Sản Lượng Tấn 363 355 356 97,00 100,00 -1,50

3. Năng suất Tấn/ha 0,17 0,16 0,16 94,00 100,00 -3,00

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Kim Sơn (2018)

4.1.2. Thực trạng đầu tư cho phát triển nuôi tôm của hộ

4.1.2.1. Hệ thống ao nuôi

Qua bảng 4.2 cho thấy các cơ sở đảm bảo quy trình phục vụ cho nuôi tôm so với tiêu chuẩn quy định nuôi tôm của vùng cơ bản làm đảm bảo. Còn các tiêu chí về cấp thoát nước, ao xử lý nước cấp và ao xử lý nước thải thì tỷ lệ phần trăm đáp ứng yêu cầu là thấp đối với các nông hộ nuôi tôm.

Một khâu quan trọng sau khi kết thúc thời vụ là cải tạo ao hồ, cơ bản các cơ sở sản xuất đều đảm bảo quy trình quan trọng này, tuy nhiên tùy ở mức độ khác nhau của cải tạo như: cải tạo và làm nền, đáy ao lót bạt hay bê tông hóa... Tổng vốn bình quân xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trên 1ha sản xuất nuôi tôm thường 50-60 triệu đồng.

Bảng 4.2. Tỷ lệ Phần trăm (%) số cơ sở nuôi tôm có hệ thống sản xuất

STT Các chỉ tiêu Nhóm nông hộ Tỷ lệ (%)

1 Cải tạo ao hồ 120 100,00

2 Cấp thoát nước riêng biệt 52 43,30

3 Có ao xử lý nước cấp 42 35,00

4 Có ao xử lý nước thải 0 0

5 Thiết bị quạt nước 120 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

4.1.2.2. Sản xuất tôm giống

Con tôm giống từ các tỉnh ngoài được chuyển về ao nuôi với nhiều hình thức khác nhau, có thể thông qua các đại lý hoặc một số hộ làm ăn lớn có thể đến nơi sản xuât để mua, để tránh được tình trạng dịch bệnh các hộ chủ động mua con giống ngay tại nơi sản xuất.

Theo nhận định của người nuôi trồng họ rất cần nguồn tôm giống sản xuất tại địa phương vì khi tôm giống được sản xuất tại địa phương thì tôm giống sẽ thuần hoá được môi trường tự nhiên tránh được dịch bệnh, mang lại tỷ lệ sống cao. Nếu mua tôm từ các tỉnh miền trung về chất lượng thường không đảm bảo vì vận chuyển xa lại khó kiểm soát được dịch bệnh nên ảnh hưởng ñến hiệu qua nuôi tôm.

Bảng 4.3. Nhu cầu về giống tôm thẻ chân trắng tại các xã điều tra

Vùng/cơ sở nuôi Mật độ thả (con/m2) Lượng giống (triệu con) Kim Trung 37 30 Kim Hải 35 28 Kim Đông 34 27

Nguồn: Trung Tâm Khuyến Nông huyện Kim Sơn (2018)

Về kích cở tôm giống thả: kích cở tôm giống được thả tương đối nhỏ trung bình từ 0,86 – 0,89 cm. Trong đó kích cỡ tôm bé nhất là 0.6 cm/con và lớn nhất là 2cm/con.

4.1.2.3. Kỹ thuật chăm sóc

Kỹ thuật chăm sóc tôm như: thực hiện đúng lịch thả tôm giống, gây màu nước, sử dụng thức ăn công nghiệp và kiểm tra độ mặn, các cơ sở nuôi tôm cơ bản đáp ứng các quy trình sau khi thả tôm; riêng nhóm nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ có 75% nhóm hộ tuân thủ đúng quy trình, còn lại đều mang tính tự phát.

Các tiêu chí sử dụng nguồn nước, thả tôm đã qua kiểm dịch hoặc xét mềm bệnh, định kỳ kiểm tra các yếu tố ô xy hòa tan có cơ sở nuôi tôm đạt yêu cầu là rất thấp. Kỹ thuật nuôi tôm đều phải tuân phủ các quy trình nghiêm ngặt đảm bảo thời gian cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành quy định, tuy nhiên các cơ sở chỉ tiến hành tự phát theo kinh nghiệp nuôi.

4.1.2.4. Thu hoạch và thị trường tiêu thụ

- Thời gian nuôi của một vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trong khoảng thời gian từ 80-85 ngày, tùy theo điều kiện sinh trưởng và phát triển về kích thước của tôm. Trong khoảng thời gian này thu hoạch thì kích cỡ tôm đạt được khoảng 80 – 90 con/1kg.

- Thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Kim Sơn rất đa

dạng, tôm đến ngày thu hoạch đã được các thương lái trong và ngoài huyện liên hệ; bên cạnh đó có nhiều công ty chế biến thủy sản lớn trong và ngoài tỉnh

đến mua với số lượng lớn. Tùy theo số lượng, các nhóm nông hộ thường được các thương lái mua và bán ra các đại lý lớn trong và ngoài tỉnh.

4.1.3. Điều kiện nuôi tôm của các cơ sở

4.1.3.1. Thông tin về cơ sở nuôi tôm

Bảng 4.4. Trình độ học vấn của các chủ cơ sở nuôi tôm

STT Trình độ học vấn Nhóm nông hộ Số lượng (chủ CS) Tỷ lệ (%) 1 Chưa hết cấp 1 0 0 2 Hết cấp 1 0 0 3 Hết cấp 2 43 35,80 4 Hết cấp 3 56 46,70 5 Trên cấp 3 21 17,50 Tổng cộng 120 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Trình độ học vấn của chủ đầm:

- Trình độ học vấn của chủ đầm: Trình độ học vấn của các chủ đầm tôm

tương đối cao, bởi trong quá trình nuôi tôm họ thường xuyên phải hạch toán chi phí nên phần lớn các chủ cơ sở học hết cấp 3, với trình độ văn hoá này sẽ rất thuận tiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất trong quá trình nuôi trồng. Tuy nhiên để có một trình độ canh tác phục vụ cho qua trình chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh thì các chủ hộ phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm từ các khâu cải tạo ao hồ cho đến khâu thức ăn và chăm sóc. Phải có kiến thức cụ thể để phục vụ cho kế hoạch nuôi tôm của mình từ đó mới mang lại hiệu quả cao.

Các cơ sỏ sản xuất là các nông hộ thì chủ yếu là sản xuất theo kinh nghiệm và tự phát nên trình độ học vấn còn thấp.

- Học vấn của người nuôi tôm: Như thống kê bảng trên cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7% là những người có trình độ học vấn hết cấp 3 với số lượng 56 chủ cơ sở. Đặc biệt không có bất cứ chủ cơ sở nào chưa đạt trình độ hết cấp 1. Nhưng rất đáng lưu tâm khi các chủ cơ sở đạt trên trình độ hết cấp 3 chỉ xếp thứ 3 chiếm tỷ lệ 17,50%. Số lượng này còn tương đối nhỏ. Tất các các yếu tố trên tạo một thế yếu vô hình với các chủ hộ, họ tự học tập bắng vốn kiến thức cá nhân tự học hỏi, tự trau dồi và chia sẻ kiến thức với nhau điều này sẽ hạn chế một phần

nhỏ chất lượng đầu ra của con tôm. Tuyên nhiên, một số chủ hộ tuy mặt trình độ có chút hạn chế nhưng bù lại là kinh nghiệm dày dặn chủa các chủ hộ vốn kinh nghiêm khá phong phú được trả bằng những thật bại.

4.1.3.2. Môi trường nuôi tôm

- Dịch bệnh

Bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại đây từ năm nuôi thứ hai, do khâu xử lý bệnh không triệt để nên mầm bệnh còn tồn tại dai dẳng từ đó đến nay và gây hậu quả nghiêm trọng cho những vụ sau. Ngoài ra còn gặp các bệnh khác như: Bệnh gan tụy, đầu vàng, dưới da và hoại tử.

Thông thường tôm thẻ chân trắng nuôi phải sau từ 2 – 3 tháng nuôi bệnh gan tụy mới phát triển. Bên cạnh đó tôm chết chủ yếu do điều kiện môi trường xấu, thay đổi bất lợi, làm tôm nuôi bị sốc và chết, bệnh chỉ là nhân tố cơ hội.

-Khí hậu

Gió bấc heo may, gió đông nồm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, của bão gần bờ cũng là nỗi ám ảnh đối với người nuôi. Nếu thời gian ảnh hưởng tới vùng nuôi ngắn khoảng 3-4 ngày, thì môi trường và tôm nuôi ít bị ảnh hưởng, khả năng tôm hồi phục nhanh. Nhưng thời gian ảnh hưởng kéo dài thì hậu quả khôn lường.

-Tác động của thời tiết đối với môi trường ao nuôi

+ Tác động của thời tiết nắng nóng: Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong hồ nuôi, đặc biệt ở đáy hồ, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy như H2S, CH4.... Do pH, nhiệt độ cao và ổn định nên H2S không thể giải phóng vào môi trường nước được.

+ Tác động của không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới và bão người nuôi tôm miền Bắc rất sợ những đợt gió mùa đông bắc về muộn, có cường độ mạnh trong tháng 4 và 5, làm nhiệt độ thay đổi đột ngột, giảm mạnh trong thời gian ngắn. Gió bắc, bão,và áp thấp thường gây mưa và làm nhiệt độ xuống rất thấp. Vì thời điểm này miền Bắc đang đầu mùa nắng nóng nên môi trường nuôi sẽ bị thay đổi đột ngột và gây sốc đối với tôm nuôi như phần trên đã đề cập.

4.1.3.3. Nguồn vốn đầu tư cho nuôi tôm thẻ

a. Chính sách tín dụng

Qua bảng 4.5 ta thấy được tình hình vay vốn của các chủ cơ sở nuôi tôm năm 2018, các cơ sở nuôi tôm chủ yếu là nuôi thâm canh và bán thâm canh nên phần lớn các hộ nuôi tôm qua mấy năm canh tác cũng đã có một lượng vốn để kinh doanh. Tỷ

lệ nhóm nông hộ vay vốn để nuôi tôm chỉ có 45,8 % với lượng vay chủ yếu từ ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển nông thôn chiếm 65,5%. Lượng vốn vay được chia ở ba mức độ vay với lượng lớn nhất là 450 triêu đồng, vay với mức độ trunh bình thì chỉ có 100 triệu đồng. Phần lớn nguồn vốn trên được vay tư ngân hàng, bạn bè và các tổ chức đoàn thể.

Như vậy nguồn vốn chủ yếu của các hộ là ngân hàng mà theo ý kiến đánh giá những cơ sở vay vốn ngân hàng thường khó vươn lên khá giả bởi vì những hộ này thường phải chịu một lượng lãi suất ngân hàng lớn, đặc biệt có những vụ mất trắng, sau đó phải 3 đến 4 năm sau mới trả hết nợ. Hiện nay nhờ có sự ưu đãi của các tổ chức đoàn thể cùng bạn bè tạo điều kiện giúp đỡ khuyến khích các hộ nuôi tôm phát triển, qua đó tạo thành mối kiên kết giữa các nhà, các đoàn thể, các tổ chức giữa các vùng với nhau.

Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng rất khó vay số tiền lớn từ ngân hàng, bởi tài sản thể chấp của ngành NTTS là hầu như không có, tỷ lệ rủi ro cao nên các ngân hàng cổ phần ít khi cho vay.

Bảng 4.5. Tình hình vay vốn của các chủ cơ sở nuôi tôm năm 2018

STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm nông hộ

1 Tỷ lệ cơ sở vay vốn % 45,8

2 Lượng vốn vay Tr đ

- Lượng vay lớn nhất Tr đ 450

- Lượng vay trung bình Tr đ 100

- Lượng vay thấp nhất Tr đ 30 3 Nguồn vốn 100 - Ngân hàng % 65,5 - Cổ phần % - - Đoàn thể % 5,6 - Bạn bè % 14,8 - Khác % 8,5

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

4.1.4. Tổ chức quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng

4.1.4.1. Hình thức tổ chức nuôi tôm

Tổ chức sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn chủ yếu theo 2 hình thức nông hộ và các tổ chức nuôi tôm theo cộng đồng. Các hình thức nuôi

tôm trên đều được tuân thủ theo quy định chung của vùng nuôi tôm, nuôi theo theo cộng động hiện đang được quan tâm, khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, các cơ sở nuôi thống nhất thả giống cùng một thời gian, cùng một loại con giống và cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như vệ sinh ao hồ, xử lý môi trường nước, các thành viên được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất tôm đạt hiệu quả cao, xử lý môi trường tốt. Các cơ sở nuôi tôm thường diễn ra ở một số diện tích từ 0.5ha đến 1ha, còn các tổ chức cộng đồng nuôi trồng thủy sản thường kết hợp với nhiều mô hình nuôi khác nhau trong các loài thủy sản với diện tích lớn, quy mô nuôi khác nhau. Các xã nuôi tôm nhỏ lẽ tập trung nhiều ở các xã Kim Hải, Kim Đông, một số mô hình sản xuất công cộng tập trung chủ yếu ở xã Kim Trung. Tuy nhiên số hình thức nuôi chuyên môn hóa chỉ tập trung tại các xã nuôi tại nông hộ.

4.1.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong nuôi tôm

Việc tham gia cộng đồng trong nuôi tôm công nghiệp ở huyện Kim Sơn đã đáp ứng yêu cầu tại tiêu chuẩn 28 TCN 1991:2004, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Các vùng nuôi tôm chưa đồng bộ trong tổ chức nuôi tôm cộng đồng như chi hội, câu lạc bộ, HTX, nuôi tôm có quy ước, hương ước để tổ chức quản lý và điều hành việc sản xuất ở các vùng nuôi và sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất đã được áp dung tuy nhiên vẫn còn hạn chế.

Tuy vậy, trong nuôi tôm công nghiệp đã hình thành nhiều vùng nuôi tôm theo cộng đồng, liên kết với nhau trong việc nuôi tôm như giúp nhau trong việc mua giồng, nắm bắt khoa học kỹ thuật, hỗ trợ khi rủi ro dịch bệnh. Tạo đồng thuận cao trong việc bảo vệ môi trường chung như vấn đề cấp và thoát nước cho đến hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ sở nuôi chung sức nhau đầu tư cả về cơ sở vật chất và kỹ thuật như chung kinh phí xử lý dịch bệnh và cùng nhau dập dịch nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các tổ nuôi tôm cộng đồng đều đã xây dựng những quy định cụ thể về phát triển và bảo vệ sản xuất tại khu vực nuôi tôm. Tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ được nâng cao và xuất hiện nhiều cách làm hay trong việc tương trợ lẫn nhau trong sản xuất. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra thì kịp thời thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)