Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng

4.2.1. Yếu tố khách quan

Nhìn chung các yếu tố về đất đai, nước độ mặn, độ PH và chế độ thuỷ triều khá thuần nhất của tỉnh là thuận lợi cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển, đó là yếu tố mang lại điều kiện thuận lợi để sản xuất tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao với các loại thuỷ sản khác cùng nuôi trên đất này và so với tôm thẻ chân trắng nuôi ở một số nơi khác trên cả nước.

Điều kiện tự nhiên:

Nuôi tôm là ngành nghề phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chịu tác động rất lớn từ đó. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu cùng với hiện tượng nóng lên toàn cầu có tác động tiêu cực đến cả đời sống sinh hoạt lẫn các ngành nghề liên quan, nhất là hệ sinh thái biển, làm biến động chủng loại và nguồn lợi thủy sản, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Nhiệt độ ở các vùng tăng lên, bão, áp thấp nhiệt đới gia tăng, tác động trực tiếp đến nuôi tôm của địa phương.

Hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chịu tác động bởi thiên tai do BĐKH gây ra. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đều gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hôi cho cộng đồng người nuôi tôm thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh… qua đó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của vùng nuôi. Do đặc thù địa hình và điều kiện thời tiết, các vùng nuôi thường xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết: hạn hán, bão lũ, nước biển dâng cao, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa… gây ảnh hưởng đến nuôi tôm trong vùng. Mức tăng nhiệt hằng năm bắt đầu vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng cho sự phát triển, sinh trưởng của con tôm. Vào

mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh đã gây ra lũ lụt, nhưng đến mùa khô thì không có mưa gây ra hạn hán. Lượng mưa thay đổi cũng làm thay đổi độ mặn và dòng chảy của các con sống và cửa sông chính, làm ảnh hưởng trực tiếp tới các đầm nuôi tôm. Khí hậu tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến các vụ nuôi tôm, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đất sự sinh trưởng của con tôm, sự lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi. Từ đó làm cho nghề nuôi tôm bấp bênh, không có tính ổn định.

Thị trường:

Nhìn chung thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng nói chung ngày càng được mở rộng và tương đối ổn định. Lượng tôm thu hoạch được các tư thương đến thu gom tại đầm để giảm được mức độ hao hụt đồng thời giảm bảo quan tôm tốt hơn. Qua đó mà góp phần nâng cao hiệu quả và đã tạo cho các ngư dân yên tâm sản xuất và ngày càng chú trọng đầu tư hơn. Tuy nhiên về thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất tôm như: Giống, thức ăn, thuốc thú y… còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi của các hộ do đó mà làm giảm năng suất, hiệu quả nuôi của các hộ.

Các hộ nuôi đều tiêu thụ cho người mua buôn là chủ yếu, chỉ có một phần nhỏ là bán cho người tiêu dùng những với số lượng rất nhỏ. Người mua buôn cũng trực tiếp thu mua tại đầm. Do các chủ mua buôn tại đầm nên người mua buôn khó khăn trong vận chuyển và với tính chất đặc thù của sản phẩm không tươi được lâu nên người nuôi thường bán buôn và bị tư thương ép giá nên thu nhập chưa cao. Việc thu hoạch tôm còn phụ thuộc vào kích thước tôm lớn, thời gian thu hoạch, thời tiết, thu hoạch không theo được biến động của thị trường. Do đó nhiều khi được mùa nhưng lại mất giá, nhiều hộ dân thu hoạch sớm một phần để lấy giá trên thị trường hoặc để tiêu thụ sớm đi lượng tôm bệnh.

Cơ chế chính sách:

+Chính sách vốn tín dụng:

Nuôi tôm yêu cầu một lượng vốn đầu tư tương đối lớn nên hầu hết các hộ đều phải vay vốn để sản xuất. Với những điều kiện thuận lợi về diện tích mặt nước, nguồn nhân lực dồi dào…thì vốn là yếu tố cần thiết để phát triển toàn diện trong nuôi tôm.

Các chính sách về vay vốn tín dụng không được thuận lợi cho người dân.Theo người dân khi vay vốn để đầu tư nuôi tôm thì gặp nhiều khó khăn, cần có thế chấp lớn, bởi rủi ro con tôm mang lại là khá cao. Người dân mong muốn

được vay vốn nhưng được vay rất ít. Sở dĩ Ngân hàng cho vay với số lượng ít do nghề nuôi tôm có tính rủi ro cao và nhiều hộ nuôi trước đây vay nhưng do thua lỗ không có khả năng trả, nhiều hộ vay nhiều năm rồi nhưng đến bây giờ vẫn chưa trả lại vốn cho Ngân hàng. Điều kiện cho vay của Ngân hàng vẫn áp dụng cơ chế cho vay thương mại, mà hộ nuôi không đủ tài sản để thế chấp cho nên vay vốn tín dụng để nuôi tôm vẫn còn nhiều khó khăn.

+ Chính sách dân số lao động và việc làm:

Nâng cao trình độ dân trí cho ngư dân bằng cách mở rộng xoá mù chữ, đồng thời chính quyền xã cần kết hợp với các tổ chức khuyến ngư, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật nuôi tôm.

Phát triển mãnh mẽ ngành nghề mà trước hết là nghề thuỷ sản.

Tăng cường công tác dạy nghề cho các thanh niên nông thôn, bao gồm cả hướng dẫn và chuyển giao công nghệ. Mỗi thanh niên nông thôn phải sớm có một nghề với thu nhập ổn định để sinh sống bằng nghề đó, đồng thời phải hướng cả dạy nghề mới, để thanh niên có cơ hội tìm việc làm ở những lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)