Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện trong 3 năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) SL CC SL CC SL CC I. Tổng dân số 172.116 100,00 172.178 100,00 172.399 100,00 0,08 1. Tổng số hộ 39076 39348 39452 0,48 2. Tổng LĐ trong độ tuổi 95.567 55,52 97.144 56,42 99.520 57,73 2,05 3. LĐ ngoài độ tuổi 2583 1,50 3394 1,97 3687 2,14 19,47 4. Tổng lao động 98.150 57,03 100.538 58,39 103.207 59,87 2,54 - LĐ nông nghiệp 54.530 55,56 55.720 55,42 50.207 48,65 -4,05 - LĐ NTTS 2.756 2,80 3.596 3,58 3.767 3,65 16,91 - LĐ TM - DV 3.266 3,33 3.449 3,43 4.767 4,62 20,81 - LĐ khác 37.598 38,31 37.773 37,57 44.466 43,08 8,75 II. Các chỉ tiêu BQ 1. BQ DS (người/km2) 807,11 807,40 808,44 - 2. BQ khẩu/hộ 4,40 4,37 4,87 - 3. BQLĐ trong độ tuổi/hộ 2,44 2,47 2,52 -
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Sơn (2018)
Theo số liệu của Chi cụ Thống kê huyện Kim Sơn thì trong 3 năm nghiên cứu dân số bình quân của huyện là 172.231 người, tốc độ tăng trong 3 năm (2016-2018) là 0.08%. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2018 là 99.520 người
chiếm 57.73%. Do vậy nhu cầu về công việc làm nâng cao, ổn định thu nhập đang là vấn đề lớn cần có những biện pháp giải quyết.
Kim Sơn là một vùng nông thôn cũng như bao vùng nông thôn khác trong cả nước lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhưng lực lượng lao động còn ở mức thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa chúng vào sản xuất nên hiệu quả về sản xuất chưa cao.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân như: Chính sách phát triển làng nghề, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp.... đã tạo cho họ có thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước cũng được nâng cao.
3.1.2.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Huyện Kim Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.324,84 ha, chiếm 14,88% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Ninh Bình (143.000 ha), với 25 xã và 2 thị trấn trong đó có 3 xã ven biển thuộc diện xã vùng kinh tế mới là xã Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông và một xã dự thảo thành lập là xã Kim Tiến (hiện tại diện tích đất trên 357,35 ha này đang do đơn vị quân đội quan lý để tăng gia sản xuất). Trong những năm qua, các loại đất của huyện có những biến động khác nhau, qua bảng số liệu cho thấy diện tích đất nông nghiệp trong 2 năm là 2017 và 2018 giảm đi so với năm 2016, do chuyển một phần sang đất khu dân cư và đất chuyên dùng. Bình quân 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi là 0,49%.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong 3 năm cũng có nhiều biến động lớn. Năm 2017 diện tích tăng so với năm 2016 là 2,39%, nhưng đến năm 2018 diện tích đất NTTS lại giảm so với năm 2017 là 0,91%. Diện tích đất NTTS biến động chủ yếu là xảy ra ở vùng BBVB, nguyên nhân chủ yếu là do ngành NTTS ven biển mang lại giá trị kinh tế cao nên đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho vùng này và một phần diện tích đất mặt nước NTTS đã chuyển sang đất chuyên dùng. Cụ thể năm 2016 diện tích nuôi trồng là 3.164,61 ha, đến năm 2017 diện tích tăng lên là 3.240,38 ha và đến năm 2018 diện tích nuôi trồng giảm xuống còn là 3.230,88 ha. Bình quân 3 năm diện tích NTTS tăng là 1,05%.
Diện tích đất khu dân cư cũng có những thay đổi đáng kể. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 1,13%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 2,94%. Bình quân tăng trong 3 năm là 2,24%. Nguyên nhân tăng là do có chủ trương chính sách của tỉnh Ninh Bình là cho các xã được phép bán đất theo hình thức đấu giá giá trị quyền sử
dụng đất cho dân làm nhà ở để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, phục vụ cho đời sống nhân dân và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 3.2. Tình hình đất đai huyện Kim Sơn năm 2016 - 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) I. Tổng DT đất TN 21324,84 100,00 21324,84 100,00 21324,84 100,00 0 1. Đất nông nghiệp 13809,88 64,76 13781,64 64,67 13684,2 64,17 -0,46 - Đất SXNN 9797,42 70,94 9693,41 70,34 9605,54 70,19 -0,98 - Đất NTTS 3164,61 22,92 3240,38 23,51 3230,88 23,61 1,04 - Đất lâm nghiệp 847,85 6,14 847,85 6,15 847,85 6,20 0 2. Đất phi NN 5057,35 23,72 5117,45 23,99 5241,08 24,58 1,80 - Đất ở 882,60 17,45 892,58 17,44 918,82 17,53 2,03 - Đất chuyên dùng 2805,00 55,46 2859,87 55,88 2957,64 56,43 2,68 - Đất phi NN khác 1369,75 27,08 1365,00 26,67 1364,62 26,03 -0,19 3. Đất chưa sử dụng 2457,61 11,53 2425,79 11,38 2399,49 11,25 -1,19 II. Một số chỉ tiêu 1. BQ đất TN (m2/người) 1239,00 1238,50 1236,90 - 2. BQ đất SXNN m2/người) 569,23 562,99 557,17 - 3. BQ đất NTTS (m2/người) 183,86 188,20 187,41 -
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn (2018)
Là huyện ven biển duy nhất của tỉnh. Tổng diện tích đất bãi bồi ven biển của huyện là 6.601,73 ha, chiếm 30,96% đất tự nhiên của toàn huyện. Tuy nhiên, diện tích đất ven biển có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho tập đoàn cây ngập mặn phát triển như: sú, vẹt... Trong những năm qua được Nhà nước đầu tư vốn thông qua các chương trình 327, dự án chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành và nhân dân trong huyện, diện tích rừng ngập mặn trong 3 năm qua không tăng, vẫn được giữ nguyên và được chăm sóc bảo vệ phát triển tốt. Nhưng lại tăng rất nhiều so với các năm trước nữa là năm 2011 và 2012 sau những vụ phá rừng để làm đầm tôm gây xôn sao dư luận (cụ
thể 387,30 ha). Trong 3 năm nghiên cứu diện tích này vẫn giữ nguyên và đang phát triển tốt. Hiện nay, tỉnh, huyện đang có kế hoạch trồng thêm rừng mới. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để tăng thêm khả năng chắn sóng bảo vệ đê điều vào những buổi triều cường và nhất là khi có gió bão xảy ra, tăng khả năng tích tụ phù sa phục vụ cho sự nghiệp quai đê lấn biển, mở rộng đất đai, tạo điều kiện cho NTTS phát triển và bảo vệ môi trường bền vững.
64,17% 24,58%
11,25%Năm 2018
Đất nông ng hiệp
Đất phi nông ng hiệp
Đất c hưa s ử dụng
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai huyện Kim Sơn năm 2016 – 2018
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn (2018)
Nhìn chung trong những năm qua tình hình đất đai của huyện có những biến động đáng kể, đặc biệt là quỹ đất vùng bãi bồi ven biển. Để đất đai vùng này sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả thì cần phải có chiến lược phát triển dài hạn như: Quy hoạch tổng thể, kêu gọi các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương nhằm phát huy hết tiềm năng của địa phương, đảm bảo phát triển bền vững.
3.1.2.3. Cơ sở vật chất hạ tầng
* Hệ thống giao thông của huyện
Toàn huyện có 948,97 km đường giao thông, trong đó Trung ương và tỉnh quản lý là 15,9 km, đây là quốc lộ 10 lối liền các tỉnh từ Quảng Ninh tới tỉnh Thanh Hoá và đi qua địa bàn huyện Kim Sơn, huyện quản lý 42 km, còn lại do xã quản lý, trong đó: 435, 46 km đường xã, còn lại 455,61 km là đường xóm. Ngoài ra còn 249,91 km đường ra đồng. Hệ thống giao thông của huyện được cứng hoá dần qua các năm bằng đổ bê tông hoặc từ đường đất được đổ đá cấp phối.
Hiện nay các xe ô tô với tải trọng vừa và nhỏ đều có thể đến tất cả các trung tâm xã và các khu dân cư trong huyện, mạng lưới giao thông phân bố tương đối đồng đều tạo điều kiện cho nhân dân trong huyện giao lưu, trao đổi hàng hoá với nhau và với các huyện khác trong tỉnh. Đặc biệt, trên địa bà huyện có 10 bến đò phà lối liền giao thông với các tỉnh bạn, trong đó đò phà sang huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) có 5 phà, với huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá) có 5 phà. Tính trung bình theo đường sông Đáy và sông Càn thì cứ khoảng 7 km thì lại có 1 bến phà, các phà này đều có thể đưa các loại ô tô có tải trọng nhỏ (dươi 1 tấn đến 1,5 tấn) qua sông.
*Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Kim Sơn được kiên cố hoá còn ít, chỉ chiếm 9,29%, còn lại là kênh đất. Do đặc điểm của Kim Sơn là huyện ven biển nên trước đây việc điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào thuỷ triều. Trong những năm gần đây do sự thay đổi khắt khe của thời tiết nên đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, hiện nay sản xuất nông nghiệp trong huyện đang chuyển đổi để đa dạng hóa cây trồng và đòi hỏi tính chủ động trong việc điều tiết nước cao nên tỉnh, huyện đã chủ trương đầu tư xây dựng thêm nhiều trạm bơm, cống, kênh mới để có thể chủ động trong điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được tốt hơn.
Tuy nhiên, hệ thống kênh đất còn quá nhiều chiếm 70,71%. Hệ thống kênh này dễ bị sạt lở, thẩm thấu nhiều không đảm bảo kỹ thuật. Nên để đảm bảo phục vụ tốt cho ngành sản xuất nông nghiệp thì ngành Thuỷ lợi cần phải được đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm ngày càng đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
* Cơ sở y tế, vệ sinh môi trường
Trên địa bàn huyện 100% các xã, thị trấn đều có trạm y tế đảm bảo đủ điều kiện khám và chữa bệnh cho nhân dân. Huyện có 1 bệnh viện lớn tại trung tâm với quy mô 150 giường bệnh và 2 phòng khám tiểu khu (khu 1 và khu 4). Đội ngũ cán bộ ngành y 200 người, trong đó có 45 người là bác sỹ, dược sỹ đại học. Trong huyện có 1 xe ô tô trở rác từ huyện lên bãi Tam Điệp để đổ và nhiều xe đẩy rác bằng tay, ở các trung tâm khu đông người như thị trấn, thị tứ đều có đội ngũ công nhân làm công tác vệ sinh môi trường. Toàn huyện có 9 xã, thị trấn được dùng nước sạch phục vụ thiết thực cho nhu cầu sinh hoạt, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
* Giáo dục và đào tạo
Huyện có 56 trường học, trong đó có 30 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 3 trường phổ thông trung học. Ngoài ra, huyện còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với 6.215 học sinh. Tất cả các xã đều có trường mầm non, có xã có tới 3 cơ sở mầm non (do địa bàn rộng).
Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, phía Nam giáp với biển, phía Đông và Tây được bao bọc bởi 2 con sông lớn nên hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều cảng sông, tạo lên những trung tâm giao lưu hàng hoá lớn “trên bến dưới thuyền” rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ. Hơn nữa, huyện có tuyến quốc lộ 10 chạy qua và hệ thống đường bộ dày đặc thông suất và thường xuyên được nâng cấp qua các năm, rất thuận lợi cho việc phân phối hàng hoá, đặc biệt là hàng thuỷ hải sản tươi sống mang đi các tỉnh bạn như Nam Định, Thanh Hoá theo lối đường sông biển.
3.1.2.4. Khái quát về phát triển kinh tế của huyện
Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng cả trong 3 năm, năm 2017 tổng giá trị là 983.071 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 14,50% và năm 2018 so với 2017 tăng là 11,62%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp trong 3 năm đều tăng và bình quân tăng là 6,95%. Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có giảm do chuyển sang một số mục đích khác như đất ở, chuyên dùng (cụ thể trong 3 năm giảm bình quân là 0,49%)… nhưng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng đều trong 3 năm nghiên cứu, nguyên nhân là có sự cố gắng của các cấp các
ngành và toàn thể nhân dân trong huyện đã nắm bắt áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các loại cây giống và vật nuôi có giá trị năng suất cao, phù hợp với đồng ruộng và điều kiện tự nhiên của vùng. Chăn nuôi phát triển tốt và khá ổn định, năm 2018 giá trị chăn nuôi chiếm 25,99% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân lúc nhàn rỗi và góp phần ổn định nguồn thực phẩm trên địa bàn huyện và cung cấp ra thị trường các huyện, tỉnh khác. Nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là NTTS ven biển là một trong những hướng phát triển kinh tế quan trọng của huyện nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình.
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Kim Sơn năm 2016 - 2018
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) I. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 858.565 983.017 1.097.206 13,06 1. Nông nghiệp Tr.đ 538.175 578.368 615.537 7,28 3. Công nghiệp Tr.đ 203.616 248.969 309.129 23,21 4. Dịch vụ Tr.đ 116774 155680 172540 22,08
II. Một số chỉ tiêu khối lượng sản phẩm
1.Tổng SL lương thực Tấn 99.549 85.044 85.072 -7,63
2. Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 6.126 6.304 6.446 2,57
3. Tổng sản lượng thịt hơi
(gia súc, gia cầm) Tấn 4.180 4.567 4.517 4,08
III. Một số chỉ tiêu phát triển
- Lương thực BQ đầu người Kg 578,38 493,93 493,46 -7,35
- Thu nhập BQ đầu người Tr.đ 7,50 7,50 8,00 3,34
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Sơn (2018)
Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng đạt kết quả khả quan, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả tốt. Tiếp tục chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có và có kế hoạch trồng thêm nhiều diện tích rừng mới (tuỳ thuộc vào cao trình của bãi theo các năm mà có kế hoạch trồng rừng cụ thể) để phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị năm 2018 đạt 309.129 triệu đồng, bình quân tăng trong 3 năm nghiên cứu tăng là 23,21%.
Thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển và trong 3 năm thì giá trị thương mại dịch vụ đều tăng. Trên địa bàn huyện
có nhà thờ đá Phát Diệm, một di tích lịch sử, một điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huyện còn có hơn 20 làng nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, đây cũng là điểm đến của nhiều du khách. Huyện phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh mở các lớp tập huấn về nghề thủ công mỹ nghệ và khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của huyện Kim Sơn liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và sự dịch chuyển kinh tế của huyện theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH, HĐH. Nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục. Tình hình lương thực về cơ bản đã được giải quyết, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi mạnh, trình độ thâm canh của nông dân đã được nâng lên đáng kể, các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đầu tư nuôi trồng thuỷ sản nên bước đầu cho kết quả khả quan, huyện kết hợp được nguồn lực để