STT Loại mẫu Số mẫu Ghi chú
1 Phòng Nông nghiệp và PTNT 3
2 Lãnh đạo xã, HTX 12 3 xã x 4 người
3 Số hộ nuôi tôm 120 3 xã x 40 hộ
Tổng 135
b. Phương pháp thu thập số liệu
Để thu thập số liệu về tình hình nuôi tôm và các số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tiến hành điều tra trực tiếp các nhóm hộ nuôi tôm bằng các câu hỏi soạn sẵn. Nội dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề sau:
- Tình hình sử dụng đất đai của hộ
- Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của hộ
- Thng tin về tình hình nuôi tôm như: năng suất, sản lượng, chi phí, … - Những khó khăn, thuận lợi, đề xuất của hộ
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp sau khi thu thập xong, được xử lý, tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu, tính toán các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập được mã hóa, nhập liệu, chỉnh lý trên phần mềm Excel và được trình bày thông qua các bảng số liệu và các đồ thị thống kê.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên số liệu, thông tin thu thập được, tổng hợp thông tin số liệu để đưa ra đánh giá, phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau và trong mối quan hệ với hiệu quả kinh tế Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
So sánh số liệu thu thập được qua các năm 2016, 2017,2018 về các giá trị tương đối (tỷ lệ %) và tuyệt đối (lượng chênh lệch +/-) để đánh giá sự biến đổi kết quả và hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ven biển.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển
1- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất Công thức tính: Tốc độ tăng trưởng = giá trị sản xuất Giá trị sản xuất kỳ so sánh Giá trị sản xuất kỳ gốc .100%
- Tổng thu ngân sách của địa phương:
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Đối với địa phương, NSĐP là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý. Vai trò của NSĐP thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
- Đảm bảo các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh tế và các hoạt động văn hố, chính trị, xã hội trong địa phương.
- Đảm bảo huy động, quản lý, giám sát một phần vốn của NSTW hoạt động trên địa bàn địa phương.
- Điều hoà vốn về NSTW trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống ngân sách.
- Chính sách đầu tư:
Chính sách đầu tư là hệ thống chính sách khuyến khích và đảm bảo đầu tư của nhà nước đối với các chủ thể tham gia đầu tư. Chính sách khuyến khích đầu tư có vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thì vấn đề mấu chốt, quyết định của mọi sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia là giải quyết các bài toán tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, suy đến cùng là giải quyết vấn đề đầu tư. Chính sách khuyến khích đầu tư là một hệ thống đồng bộ từ quan điểm chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động đầu tư Chính sách đầu tư phát triển dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia; Chính sách tích lũy tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tự, chính sách tạo vốn, sử dụng vốn, chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hội nhập với khu vực và thế giới. Giải phóng sức sản xuất xã hội, xét trên khía cạnh vĩ mô, là quan điểm cơ bản để khuyến khích đầu tư. Lực lượng tham gia đầu tư được mở rộng gồm nhà nước, doanh nghiệp, dân cư và người nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư được mở rộng: Vốn ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn của dân cư, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Hình thức đầu tư cũng được mở rộng bao gồm đầu tư của ngân sách, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và đầu tư giao tiếp
thông qua cổ phiếu, trái phiếu...
- Các chỉ tiêu xã hội:
Các chỉ tiêu xã hội hay những chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống bao gồm:
1. Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
2. Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân/ người/ năm.
3. Các chỉ số về giáo dục: tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bình quân…
Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư.
4. Các chỉ số về y tế: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, số bác sĩ trên một nghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư.
5. Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: tỷ lệ nghèo đói và
khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ số phản ánh công bằng xã hội. Ngoài ra, có thể có các chỉ tiêu khác như các chỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác…
6. .Dân số, việc làm: thể hiện qua các chỉ tiêu: - Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên
- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị
- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn
7. Chỉ số phát triển con người (HDI –Human Development Index): là một chỉ tiêu tổng hợp được LHQ đưa ra để đánh giá và tổng hợp xếp loại trình độ phát triển giữa các quốc gia
HDI được tính trung bình dựa vào 3 chỉ số: - Chỉ số GDP/người
- Chỉ số tuổi thọ trung bình - Chỉ số học vấn
2- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Gía trị gia tăng trên một đồng vốn = VA/ đồng vốn - Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích = MI/ đvdt - Thu nhập hỗn hợp trên một đồng vốn = MI/ đòng vốn - Lợi nhuận trên một đồng chi phí = TPr/ TC
- Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = TPr/ đvdt
3- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn. Gia tăng số lao động có việc làm.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Tạo thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của hộ nuôi tôm. - Xóa bỏ tập quán nuôi tôm lạc hậu.
- Tăng thu cho ngân sách
- Phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
4- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện - Vị trí nuôi tôm có phù hợp với quy hoạch của địa phương;
- Xử lý được ô nhiễm môi trường đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN TRẮNG CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN 4.1.1. Thực trạng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ven biển ở huyện Kim Sơn
Với đường bờ biển khoảng 15 km, Kim Sơn là huyện duy nhất của Ninh Bình tiếp giáp với biển. Đánh giá được vị trí thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và sự đóng góp mà NTTS mang lại, Kim Sơn đã bắt đầu quan tâm đến ngành nghề NTTS và từ đó NTTS dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế có vai trò ngày càng lớn cho nền kinh tế của tỉnh.
Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập chung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các lĩnh vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Diện tích NTTS tăng đều đặn theo từng năm. Điều căn bản là diện tích nuôi nước mặn, lợ tăng lên nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi tăng lên nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt.
Do chưa có quy hoạch và cũng là đối tượng mới du nhập nên khả năng thu gom sản lượng đưa về nhà máy còn lẻ tẻ, chưa nhiều. Trong khi nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi sản phẩm từ các đối tượng khác sang tôm chân trắng. Nên việc tiêu thụ sản phẩm các hộ nuôi còn nhiều bất cập...
Cùng với công tác cung ứng giống, huyện tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thâm canh đến tận hộ dân. Nhờ vậy, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh năm sau cao hơn năm trước. Từ 2056 ha (năm 2017) tăng lên 2094 ha (năm 2017). Sang năm 2018 diện tích nuôi tôm vẫn đang có xu hướng tăng.
Về sản lượng đáng chú ý nhất là năm 2016 diện tích nuôi tôm thâm canh được mở rộng đã làm tăng về sản lượng tôm đáng kể, năm 2016 sản lượng tôm toàn huyện là 363 tấn sang năm 2017 sản lượng tôm giảm còn 355 tấn. Năm 2018 về cơ bản sản lượng và năng suất vẫn tiếp tục duy trì so với năm trước.