Tình hình tiêu thụ tô mở huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở

4.1.6 Tình hình tiêu thụ tô mở huyện Kim Sơn

4.1.6.1.Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện

Sản phẩm tôm ở huyện Kim Sơn được đưa vào thị trường qua 3 kênh chính:

Sơ đồ 4.1. Tình hình tiêu thụ tôm ở huyện Kim Sơn

Kênh thứ nhất là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn nhỏ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng theo 3 hướng chính.

- Hướng thứ nhất tôm từ người bán buôn nhỏ trong tỉnh đến người bán lẻ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng .

- Hướng thứ hai từ người bán buôn nhỏ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. - Hướng thứ ba tôm từ người bán buôn nhỏ trong tỉnh đến nhà hàng sau đó đến tay người tiêu dùng.

Kênh thứ hai là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn trong tỉnh, sau đó tôm đến tay người tiêu dùng theo hai hướng sau:

- Hướng thứ nhất tôm từ người bán buôn lớn trong tỉnh đến người bán buôn nhỏ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng theo 3 hướng như kênh thứ nhất.

- Hướng thứ hai từ người bán buôn lớn trong tỉnh đến người bán buôn nhỏ ngoài tỉnh sau đó đến nhà hàng hoặc người bán lẻ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng

Kênh thứ ba là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn ngoài tỉnh, kênh này có 3 hướng chính là:

- Hướng thứ nhất là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến người bán buôn nhỏ ngoài tỉnh sau đó đến các nhà hàng hoặc các nhà bán lẻ ngoài tỉnh và cuối cùng mới đến ta người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ rất phức tạp trải qua nhiều trung gian nhiều công đoạn.

- Hướng thứ hai từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến người bán lẻ ngoài tỉnh và đến tay người tiêu dùng.

- Hướng thứ ba từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến các nhà máy chế biến ngoài tỉnh, sau đó tôm được chế biến và được mang đi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài..

Đây là kênh tiêu thụ chính và quan trọng nhất.

4.1.6.2 Đặc điểm tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn

Giá cả dễ biến động nhanh

Giá tôm có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá tôm có xu hướng giảm vào cuối ngày hoặc khi có một lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá nhu cầu của thị trường.

Tính thời vụ Là sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp đều có đặc điểm chung là tính thời vụ. Tôm cũng vậy, nguồn cung của tôm thường tập trung vào vụ thu hoạch. Đối với tôm thẻ chân trắng vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 rộ nhất là vào tháng 9. Giá tôm vào vụ thu hoạch thường thấp do thừa cung nhưng sau đó lại tăng lên cho đến vụ thu hoạch sau.

Giao động mạnh về giá giữa các năm

Giá tôm thường giao động mạnh giữa các năm bởi những lý do sau. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra giao động giá do tác động của nó tới cung.

Tính rủi ro cao

Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, người ta ví nuôi tôm là “canh bạc trên chiếu cát”. Giá cả biến động là nguyên nhân chính của rủi ro trong nuôi tôm, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm đó là dịch bệnh. Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng, tôm dễ bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu kho dài. Những yếu tố này dẫn đến sự thua thiệt về tài chính đối với nông dân và thương nhân.

Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao

Chênh lệch giá giữa người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thường rất cao. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do:

- Quy mô nuôi trồng của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua.

- Sau khi thu gom về, các thương nhân phải phân loại, bảo quản, sơ chế hoặc tinh chế sản phẩm, đóng gói. Công việc này cũng làm tăng chi phí.

- Hao hụt hoặc giảm phẩm cấp sản phẩm do bị ươn, thối cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí.

- Ngoài ra thương nhân còn phải trả thêm các khoản chi phí khác như: chi phí bảo quản cất giữ, chi phí lao động và lợi nhuận cho tất cả các hoạt động diễn ra trong khâu trung gian này. Những khoản chi phí này sẽ làm cho giá trị sản phẩm tăng lên. Trong phân tích chuỗi cung, người ta gọi đó là quá trình tạo giá trị.

Thiếu thông tin

Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tôm không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của nông dân về phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế và thiếu thông tin về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng có thể không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường. Vì vậy, không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn tới điều phối cung cầu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)