Tình hình vay vốn của các chủ cơ sở nuôi tôm năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 70)

STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm nông hộ

1 Tỷ lệ cơ sở vay vốn % 45,8

2 Lượng vốn vay Tr đ

- Lượng vay lớn nhất Tr đ 450

- Lượng vay trung bình Tr đ 100

- Lượng vay thấp nhất Tr đ 30 3 Nguồn vốn 100 - Ngân hàng % 65,5 - Cổ phần % - - Đoàn thể % 5,6 - Bạn bè % 14,8 - Khác % 8,5

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

4.1.4. Tổ chức quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng

4.1.4.1. Hình thức tổ chức nuôi tôm

Tổ chức sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn chủ yếu theo 2 hình thức nông hộ và các tổ chức nuôi tôm theo cộng đồng. Các hình thức nuôi

tôm trên đều được tuân thủ theo quy định chung của vùng nuôi tôm, nuôi theo theo cộng động hiện đang được quan tâm, khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, các cơ sở nuôi thống nhất thả giống cùng một thời gian, cùng một loại con giống và cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như vệ sinh ao hồ, xử lý môi trường nước, các thành viên được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất tôm đạt hiệu quả cao, xử lý môi trường tốt. Các cơ sở nuôi tôm thường diễn ra ở một số diện tích từ 0.5ha đến 1ha, còn các tổ chức cộng đồng nuôi trồng thủy sản thường kết hợp với nhiều mô hình nuôi khác nhau trong các loài thủy sản với diện tích lớn, quy mô nuôi khác nhau. Các xã nuôi tôm nhỏ lẽ tập trung nhiều ở các xã Kim Hải, Kim Đông, một số mô hình sản xuất công cộng tập trung chủ yếu ở xã Kim Trung. Tuy nhiên số hình thức nuôi chuyên môn hóa chỉ tập trung tại các xã nuôi tại nông hộ.

4.1.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong nuôi tôm

Việc tham gia cộng đồng trong nuôi tôm công nghiệp ở huyện Kim Sơn đã đáp ứng yêu cầu tại tiêu chuẩn 28 TCN 1991:2004, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Các vùng nuôi tôm chưa đồng bộ trong tổ chức nuôi tôm cộng đồng như chi hội, câu lạc bộ, HTX, nuôi tôm có quy ước, hương ước để tổ chức quản lý và điều hành việc sản xuất ở các vùng nuôi và sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất đã được áp dung tuy nhiên vẫn còn hạn chế.

Tuy vậy, trong nuôi tôm công nghiệp đã hình thành nhiều vùng nuôi tôm theo cộng đồng, liên kết với nhau trong việc nuôi tôm như giúp nhau trong việc mua giồng, nắm bắt khoa học kỹ thuật, hỗ trợ khi rủi ro dịch bệnh. Tạo đồng thuận cao trong việc bảo vệ môi trường chung như vấn đề cấp và thoát nước cho đến hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ sở nuôi chung sức nhau đầu tư cả về cơ sở vật chất và kỹ thuật như chung kinh phí xử lý dịch bệnh và cùng nhau dập dịch nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các tổ nuôi tôm cộng đồng đều đã xây dựng những quy định cụ thể về phát triển và bảo vệ sản xuất tại khu vực nuôi tôm. Tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ được nâng cao và xuất hiện nhiều cách làm hay trong việc tương trợ lẫn nhau trong sản xuất. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra thì kịp thời thông tin cho nhau để có biện pháp xử lý đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; đồng thời, các thành viên trong tổ cùng góp kinh phí để hỗ trợ dập dịch cho hộ có tôm bị bệnh.

4.1.4.3. Tuân thủ quy trình, kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm

a. Theo dõi trong quá trình nuôi tôm

Việc ghi chép và lưu giữ hồ sơ liên quan đến quá trình nuôi là rất quan trọng và cần thiết nhằm mục đích: Phục vụ cho việc kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong suốt vụ nuôi và để tích lũy kinh nghiệm cho vụ nuôi tiếp theo. Phục vụ cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, đánh giá và phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên qua bảng 4.6 cho thấy việc ghi chép và lưu trữ ít được các cơ sở nuôi tôm thực hiện, qua điều tra chỉ có gần 50 % số cơ sở nuôi tôm thường xuyên theo dõi và ghi chép diễn biến nuôi tôm qua các năm và trong từng mùa vụ. Việc không chú trọng đến công tác theo dõi trong quá trình nuôi tôm nên gây lúng túng cho người dân trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng như áp dụng chuyên môn hóa trong sản xuất.

b. Tình hình kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm

Bảng 4.6. Tỷ lệ % số cơ sở nuôi tôm đáp ứng các tiêu chí về các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm

TT Các tiêu chí Nhóm nông hộ (%)

1 Chuẩn bị ao hồ:

- Cải tạo lại ao hồ 100

- Thực hiện làm sạch đáy ao hồ 100

- Xử lý nước cấp 89

- Gây màu nước 100

2 Ghi chép trong quá trình nuôi 50

3 Thời vụ thả giống, chất lượng giống:

- Thực hiện đúng lịch thời vụ 90

- Giống đã qua kiểm dịch 85

4 Thức ăn và quản lý thức ăn:

- Sử dụng thức ăn công nghiệp 100

- Các biện pháp quản lý thức ăn 78

5 Quản lý môi trường:

- Sử dụng chế phẩm sinh học 87,4

- Kiểm tra các yếu tố của đất 83,6

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

tổ để cùng tổ chức sản xuất (mua tôm giống, bán sản phẩm...), đặc biệt là các cơ sở trong cùng cụm nuôi và khu vực sử dụng chung ao xử lý nước thải đã có sự cam kết bảo vệ môi trường, nước thải theo quy định của khu vực.

Đặc biệt là khu vực nằm trong vị trí có thời tiết phức tạp, thường xuyên thay đổi thất thường làm biến động lớn môi trường trong hồ nuôi tôm làm cho tôm nuôi bị sốc về môi trường, như sốc nhiệt độ và pH gây hiện tượng như tôm bị cong thân, bơi lượng nhiều giảm ăn… các cơ sở nuôi đã thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong hồ, sử dụng một số chế phẩm sinh học có xuất xứ rõ ràng, bột đá làm ổn định môi trường, bổ sung vitaminC vào thức ăn và tăng thêm sức đề kháng cho tôm nuôi. Thực hiện các biện pháp ổn định nhiệt độ như: nâng cao, duy trì mực nước trong hồ nuôi từ 1,2 - 1,4m, tăng chế độ quạt khí đảm bảo lượng Oxy > 4mg/l, hạn chế thay nước.

Qua bảng điều tra cho thấy những hạn chế trong cải tạo ao hồ, quản lý thức ăn hay quản lý môi trường chủ yếu là các cơ sở, đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hồ nuôi đó là: có 78% các cơ sở thực hiện các biện pháp quản lý thức ăn nên hệ số thức ăn cao, dẫn đến lượng thức ăn thừa trong hồ nuôi. Có 87,4% cơ sở sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ trong quá trình nuôi tôm.

Do thành phần chính của bùn đáy hồ là chất hữu cơ, vi sinh vật cho nên khi phân hủy tự nhiên ở đáy ao, tiêu hao rất lớn làm cho ao nuôi thiếu oxy như vậy điều kiện cấp thoát nước chung nhau, không có ao chứa xử lý nước cấp và không có ao chứa xử lý nước thải, nhiều hộ chưa thực hiện đúng biện pháp quản lý thức ăn, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm đã làm cho chất thải tăng lên. Môi trường xung quanh và môi trường ao nuôi biến đổi xấu theo chiều hướng bất lợi cho cộng đồng nuôi tôm, chất lượng môi trường nước sẽ bị suy giảm đặc biệt là thời điểm cuối vụ nuôi và khi diện tích, mật độ thả tôm giống và cơ sở nuôi tôm ngày càng đông.

c. Tình hình sử dụng hóa chất và kháng sinh

Qua điều tra có 85/120 cơ sở thường xuyên sử dụng hóa chất, chiếm 70,8% cơ sở thường xuyên sử dụng hóa chất, thuốc để xử lý nước và phòng bệnh cho tôm, số còn lại không thường xuyên sử dụng, chỉ sử dụng lúc cải tạo ao hồ. Việc sử dụng hóa chất và thuốc diệt đi các loài sinh vật, vi sinh có trong môi trường ao nuôi kể cả những vi sinh vật có lợi. Ngoài ra việc lạm dụng hóa chất có thể làm trơ đáy ao, một số kháng sinh tồn dư trong sản phẩm tôm nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Như vậy với tình trạng làm dụng hóa chất và thuốc trong bối cảnh các vi phạm về thành phần hóa chất và thuốc có kháng sinh cấm vẫn tiếp tục diễn ra là một trong những trở ngại lớn, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm tôm nuôi, ảnh hưởng đến khả năng phát triển, cần có hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia.

4.1.4.4. Hình thành các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng

Sau nhiều năm nghề nuôi tôm sú ở huyện Kim Sơn bị thua lỗ nặng vì dịch bệnh, có không ít người từ khá giả trở nên nghèo khó vì nuôi tôm. Song hơn hai năm qua, với sự tích cực của ngành Nông nghiệp, hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng được áp dụng bài bản từ khâu chọn giống cho đến kỹ thuật chăm sóc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; những vùng ao hồ bỏ hoang trước đây đã dần được khôi phục. Năm 2018 hơn một nữa diện tích nuôi tôm sú đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng đạt 2.900 tấn và đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 95% trên tổng diện tích nuôi tôm, năng suất ước đạt 5000 tấn/ha.

Với hiệu quả kinh tế nêu trên, có thể nói con tôm thẻ chân trắng mở ra cơ hội mới cho nông dân phát triển kinh tế sau một thời gian dài lao đao vì nuôi tôm sú. Chính vì thế mà chỉ trong một thời gian ngắn, đã thu hút hàng trăm hộ nuôi trên địa bàn tỉnh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tăng diện tích nuôi tại các xã ven biển, khôi phục lại số diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang nhiều năm qua.

Với diện tích và năng suất đã đạt được vấn đề đặt ra cho các ngành thủy sản là làm thế nào để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển trên địa bàn huyện ta đang là vấn đề bức xúc không chỉ riêng ngành thủy sản mà cả người dân nuôi tôm.

4.1.5. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng

4.1.5.1. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng

a. Kết quả nuôi theo phương pháp nuôi

Kết quả kinh tế nuôi tôm trung bình của một hộ nuôi theo 2 loại hình nuôi được thể hiện trong bảng 4.7. Cả chi phí và giá trị sản xuất của hộ nuôi thâm canh đều lớn hơn hộ nuôi bán thâm canh.

Diện tích nuôi bình quân trên 1 ao nuôi thì tương đương nhau tuy nhiên nhóm hộ nuôi thâm canh có sự đầu tư về con giống và thức ăn cao hơn hẳn nhóm hộ nuôi bán thâm canh nên kết quả cao hơn hẳn. nhóm hộ nuôi thâm canh thường nuôi chia thành nhiều ao nuôi, được chăm sóc đảm bảo với kỹ thuật cao hơn, do đó chi phí cho sản xuất cũng cao hơn hẳn.

Bảng 4.7 Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Phương pháp nuôi

Bán thâm canh Thâm canh

NSBQ/ha Tấn/ha 2,1 3,2

1. Giá trị sản xuất Triệu đồng 90 230

2. Tổng chi phí Triệu đồng 50,5 132,5

a. Chi phí trung gian Triệu đồng 49,3 114,5

Giống Triệu đồng 32 35

Thức ăn Triệu đồng 2 7

Cải tạo ao hồ Triệu đồng 10 25

Hóa chất Triệu đồng 0 2

Chi phí nhân công Triệu đồng 0 42

Xăng, dầu điện Triệu đồng 0.3 2

Chi phí khác Triệu đồng 5 1.5

b. Khấu hao TSCĐ Triệu đồng 0 12

c. Các khoản thu, nộp Triệu đồng 1,2 6

3. Giá trị gia tăng Triệu đồng 40,7 115,5

4. Giá trị thu nhập hỗn hợp Triệu đồng 39,5 97,5

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

b. Kết quả nuôi theo quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)