Tình hình phát triển kinh tế huyện Kim Sơn năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 55)

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) I. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 858.565 983.017 1.097.206 13,06 1. Nông nghiệp Tr.đ 538.175 578.368 615.537 7,28 3. Công nghiệp Tr.đ 203.616 248.969 309.129 23,21 4. Dịch vụ Tr.đ 116774 155680 172540 22,08

II. Một số chỉ tiêu khối lượng sản phẩm

1.Tổng SL lương thực Tấn 99.549 85.044 85.072 -7,63

2. Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 6.126 6.304 6.446 2,57

3. Tổng sản lượng thịt hơi

(gia súc, gia cầm) Tấn 4.180 4.567 4.517 4,08

III. Một số chỉ tiêu phát triển

- Lương thực BQ đầu người Kg 578,38 493,93 493,46 -7,35

- Thu nhập BQ đầu người Tr.đ 7,50 7,50 8,00 3,34

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Sơn (2018)

Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng đạt kết quả khả quan, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả tốt. Tiếp tục chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có và có kế hoạch trồng thêm nhiều diện tích rừng mới (tuỳ thuộc vào cao trình của bãi theo các năm mà có kế hoạch trồng rừng cụ thể) để phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị năm 2018 đạt 309.129 triệu đồng, bình quân tăng trong 3 năm nghiên cứu tăng là 23,21%.

Thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển và trong 3 năm thì giá trị thương mại dịch vụ đều tăng. Trên địa bàn huyện

có nhà thờ đá Phát Diệm, một di tích lịch sử, một điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huyện còn có hơn 20 làng nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, đây cũng là điểm đến của nhiều du khách. Huyện phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh mở các lớp tập huấn về nghề thủ công mỹ nghệ và khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của huyện Kim Sơn liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và sự dịch chuyển kinh tế của huyện theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH, HĐH. Nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục. Tình hình lương thực về cơ bản đã được giải quyết, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi mạnh, trình độ thâm canh của nông dân đã được nâng lên đáng kể, các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đầu tư nuôi trồng thuỷ sản nên bước đầu cho kết quả khả quan, huyện kết hợp được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vậy, quá trình phát triển trong những năm trước mắt của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Kim Sơn phải cố gắng lỗ lực nhiều hơn nữa. Trước mắt cần huy động và kết hợp nhiều nguồn lực khác nhau tập trung thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp và đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp nông thôn, đặc biệt trong thời buổi giá cả hàng hóa leo thang như hiện nay.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

1- Chọn điểm nghiên cứu

Hiện nay, các nông hộ ven biển huyện Kim Sơn đang sử dụng hình thức nuôi công nghiệp là chủ yếu (hình thức nuôi thâm canh). Hình thức nuôi thâm canh được áp dụng rộng rãi với các quy mô khác nhau bằng các hình thức khác nhau. Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, trong các xã ven biển tôi đã chọn 3 xã điều tra là xã Kim Đông, xã Kim Hải, Xã Kim Trung đây là những xã điển

hình đại diện cho các xã ven biển có nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được sử dụng trong các nghiên cứu bao gồm các loại sách, báo, tạp chí,các văn kiện Nghị quyết, các số liệu cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê của tỉnh và huyện Kim Sơn có liên quan đến lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Các số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện, phòng Nông nghiệp, số liệu niên giám thống kê các cấp các nghành; Các chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Báo cáo tổng kết của sở Nông Nghiệp& PTNT tỉnh Ninh Bình, báo cáo tổng kết của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Sơn giai đoạn 2016- 2018.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

a. Phương pháp điều tra

Các xã được chọn điều tra là 3 xã nuôi tôm đã chọn trong mẫu đó là xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung những xã này có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn, đại diện cho các xã ven biển huyện Kim Sơn. Chọn mỗi xã 40 hộ nuôi đại diễn cho những hộ nuôi tôm theo hình thức hồ nuôi.

Điều tra các cán bộ lãnh đạo phòng Nông Nghiệp, lãnh đạo xã, hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)