Chỉ tiêu Loại thức ăn
Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6
1. Kích cỡ
-Đường kính viên (hoặc mảnh), mm, không
lớn hơn 0,6 0,8 1,2 1,8 2,2 2,5
- Tỷ lệ chiều dài so với đường kính viên,
lần, trong khoảng 1,5 + 2
2. Độ ẩm, %, không lớn hơn 11 11 11 11 11 11
3. Hàm lượng protein thô, %, không nhỏ
hơn 38 36 34 34 33 32
4. Hàm lượng lipid thô, %, trong khoảng 5 ¸ 7 5 ¸ 7 5 ¸ 7 4 ¸ 6 4 ¸ 6 4 ¸ 6
5. Hàm lượng xơ thô, %, không lớn hơn 3 4 4 4 4 4
6. Tỷ lệ vụn nát, %, không lớn hơn 1 1 1 1 1 1
7. Độ bền trong nước (thời gian quan sát kể từ
khi cho thức ăn vào nước), giờ, trong khoảng 1+2
8. Hàm lượng lyzin, %, không nhỏ hơn 1,8 1,8 1,7 1,6 1,5 1,5
9. Hàm lượng methionin, %, không nhỏ hơn 0,8 0,8 0,7 0,7 0,6 0,6
10. Hàm lượng tro tổng số, %, không lớn
hơn 14 14 15 15 16 16
11. Cát sạn (tro không hòa tan trong
HCl10%), %, không lớn hơn 1,0 1,2 1,3 1,5 1,5 1,7
12. Hàm lượng canxi, %, không lớn hơn 2,3
13. Tỷ lệ canxi/ phospho, lần, trong khoảng 1,0 - 1,5
14. Hàm lượng natri clorua, %, không lớn hơn 2,0
Nguồn: Tổng cục thủy sản (2014)
b- Hạ tầng
Đầu tư được hệ thống hạ tầng sẽ giúp cho nuôi tôm thuận lợi; hạn chế rủi ro, dịch bệnh; duy trì năng suất, chất lượng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu sản xuất như: Điện, kho chứa thức ăn, kho chứa và bảo quản máy móc,
dụng cụ, nguyên vật liệu và công trình phụ trợ khác tuỳ theo từng cơ sở. Có hệ thống cấp đủ nước sạch và thoát nước riêng biệt, có ao chứa chiếm 20-25% diện tích nuôi và phải có hệ thống ao xử lý nước thải.
Cơ sở nuôi phải đảm bảo có trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng như: máy quạt nước, quạt nước, máy bơm nước, chài, vợt các loại, cân, thau,
xô, dụng cụ đo môi trường: pH, oxy, NH3, H2S, độ mặn, kiềm,... và các thiết bị
phụ trợ khác.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mặt bằng hệ thống ao nuôi tôm
Nguồn: Tổng cục thủy sản (2015)
Hiện nay nhiều doanh nghiệp và người nuôi đã đầu tư công nghệ lọc. Việc
lọc theo công nghệ sinh học để chuyển hóa NH3, NO2, CO2… thành dạng không
độc. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn. Ngoài ra, doanh nghiệp và người nuôi tôm đã áp dụng các mô hình nuôi hiện đại (nuôi theo công nghệ Biofloc, Semifloc, nhà kính…), hạn chế tối đa ảnh hưởng các yếu tố môi trường.
c- Kỹ thuật nuôi
Trước khi bắt đầu thả nuôi, cần xử lý ao đầm như: tháo khô phơi đáy ao, đầm nuôi, bón vôi bột và các chất khử chua, diệt tạp, xử lý nguồn nước trên ao, đầm nuôi. Người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ. Hiện, giải pháp nuôi tôm theo VietGAP giúp giảm dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng tôm thương phẩm... Để khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình nuôi tôm VietGAP giai đoạn 2014 - 2016, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt dự án Khuyến nông Trung ương, trong đó có nội dung xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo VietGAP...
2.1.3.2. Yếu tố khách quan
a- Yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên là tiền đề cơ bản phát triển và phân bố thủy sản. Mỗi loại thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước, khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thủy trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản.
b- Diện tích mặt nước
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa bao gồm ao, hồ, đầm, phám sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản. (Quốc hội, 2003).
Đất đai để nuôi trồng thủy sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa diện tích mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản. Điều đố được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng, nuôi trồng lớn thì quy mô để phát triển nuôi trồng thủy sản cũng lớn.
c- Khí hậu, nguồn nước
- Khí hậu: Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, nó có thể thúc đất hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn
dịch bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đơi pha trộng tính ôn đới, vì vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng thủy sản. Nhưng tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi trồng thủy sản như: Khả năng nuôi trồng thủy sản có thể được tiến hành quanh năm; các giống loài động thực vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão….gây thiệt hại nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản có tính bấp bênh, không ổn định.
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làm tăng bất lợi cho việc nuôi tôm nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ. Đối với nuôi trồng thủy sản, có nhiều nhân tố như: Gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn…. đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, khả năng sinh sản của các loài thủy hải sản trong đó đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.
Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt đố có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ cũng là điều kiện phát sinh của nhiều loài bệnh dịch xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại.
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ao nuôi, ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mạn trong ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, các bị sốc chết hoặc chậm lớn (Lương Ngọc Thúy và Phan Đức Nam, 2015).
Nguồn nước: Có thể nói nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tính chất mặt nước có quyết định tới yếu tố giống loài thủy sản đều có những đặc điểm sinh lý, sinh thái
riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường nước nào nó cũng tồn tại được. Môi trường nước được phân thành 3 loài: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Đối với mỗi loại mặt nước có một đối tượng nuôi trồng phù hợp.
Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản (ở đây là tôm thẻ) yêu cầu về chất lượng khác nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các
chất độc trong nước thấp hoặc không có (thuốc bảo vệ thực vật, H2S…). Để sử
dụng nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…. làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số nước trên thế giới thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80. Đến năm 1992, chúng được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ, khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm các hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước Châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục và tăng nhanh qua các năm. Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemaka, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Cuba, Công hòa Dominica, Bahamas với hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dưới đây là một vài kết quả sản lượng tôm tại các quốc gia nuôi tôm chủ yếu trên thế giới:
Ấn Độ
Sản lượng tôm Ấn Độ đạt khoảng 450.000 tấn năm 2015/2016 và dự kiến đạt 500.000 tấn năm 2016/2017 và vượt 500.000 tấn năm 2017/2018.
Năm ngoái, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi của Ấn Độ có xu hướng giảm và xu hướng này dự kiến tiếp tục trong năm 2017. Các vùng nuôi mới đã đi vào hoạt động và có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Xu hướng này báo hiệu sản lượng tôm Ấn Độ sẽ tăng trong năm nay với năng suất cao hơn (Kim Thu, 2017).
Biểu đồ 2.1. Sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ qua các năm
Nguồn: Vasep (2017)
Thái Lan
Năm 2016, sản lượng tôm Thái Lan tăng khoảng 50.000 tấn lên 300.000 tấn. Tuy nhiên, đến quý 4/2016, quá trình phục hồi bị chậm lại do dịch bệnh EHP.
Với những cải tiến kỹ thuật và giống tốt hơn, sản lượng sẽ đạt khoảng 360.000-370.000 tấn năm 2017. Tuy nhiên, vấn đề EHP cuối năm 2016 chưa được giải quyết triệt để.
Mặc dù vẫn phải đối mặt với EHP, nhưng Thái Lan đã khống chế thành công dịch EMS với cỡ tôm thu hoạch tốt và sản lượng cao. Các trại nuôi đang được đầu tư trở lại (Kim Thu, 2017).
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, sản lượng tôm năm 2016 đạt 650.000 tấn, trong đó khoảng 80% được tiêu thụ nội địa. Sản lượng tôm của Trung Quốc năm 2016 giảm khoảng 10 - 15% so với sản lượng năm 2015, phần lớn là do sản lượng tôm tại Quảng Đông giảm.
Thiếu trang thiết bị cho một ngành thủy sản hiện đại được xem là nguyên nhân chính cho tình trạng suy giảm sản xuất hiện nay tại Trung Quốc, theo quản lý của Siam Canadian tại Trung Quốc nhận định. Nông dân nuôi tôm đang chật vật để duy trì hoạt động và không đủ nguồn lực để ngăn chặn dịch bệnh. Nông
dân Trung Quốc đang phải mua tôm giống với giá thấp nhưng tỷ lệ chết rất cao, đồng thời họ cũng mua thức ăn thủy sản giá rẻ, nhưng lại gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm. Nông dân Trung Quốc cũng gặp thất bại tron tổ chức sản xuất theo nhóm
để giải quyết các vấn đề trên và cải thiện tình hình. (Seafood News, 2017)
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương ở Việt Nam ở Việt Nam
2.2.2.1. Tỉnh Thanh Hóa
Tôm thẻ chân trắng di nhập vào nuôi tại Thanh Hoá từ năm 2002 với quy mô nhỏ do Công ty Việt Mỹ tổ chức nuôi tại khu nuôi tôm công nghiệp Hoằng Phụ – Hoằng Hoá, Đến năm 2012 diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 110 ha: trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt 50ha và trên ao vùng triều 60ha. sản lượng ước tính đạt 1269 tấn, năng suất trung bình 11,5 tấn/ha/năm. Năm 2013 diện tích nuôi tôm chân trắng là 130ha: trong đó diện tích nuôi tôm chân trắng trên cát đạt: 81ha và trên ao vùng triều: 49ha, sản lượng ước tính đạt: 1500ha, năng xuất bình quân: 11,5 tấn/ha/năm. Sáu tháng đầu năm 2014 diện tích nuôi tôm chân trắng là 140ha trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt 85 ha và trên ao vùng triều 55ha.
Nhìn chung, hơn 10 năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế của nuôi tôm chân trắng ở Thanh hóa nói chung không ngừng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm và không đồng đều, tăng nhanh và hiệu quả cao ở hình thức nuôi trên cát ven biển, vùng cửa sông, đặc biệt các khu nuôi tôm sú công nghiệp chuyển sang nuôi tôm chân trắng còn chậm, hiệu quả kinh tế không ổn định. Nuôi tôm Chân trắng được nuôi trên cát thâm canh từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích tăng lên từ 50ha lên đến 85ha ở 6 xã vùng triều ven biển như: Nga Tân, Thanh Thủy, Hải Châu, Đa lộc, Quảng Trung, Hoằng Phụ, Quảng Chính, Với mật độ thả nuôi từ 100 - 150 con/m2, năng xuất trung bình đạt từ 11-13 tấn/ha/năm. Trong 3 năm, từ năm 2012 - 2014 nhìn chung các cơ sở nuôi tôm chân trắng đạt hiệu quả hơn nhiều so với việc nuôi tôm sú, chuyển đổi sang hình thức nuôi thâm canh theo hướng VietGAP, đa phần là có lãi nhiều hộ nuôi lãi cao (từ 100 - 200 triệu đồng/ha/vụ).Giá bán dao động từ 120-150 ngàn/kg. Tuy nhiên, hàng năm hiện tượng dịch bệnh vẫn thường xảy ra, tôm chết rải rác do tôm bị nhiễn vi rút đốm trắng kết hợp với thời tiết có nhiều biến dộng, biên dộ dao động nhiệt trong ngày lớn, kỹ thuật nuôi không đảm bảo, diện tích tôm chết lên tới 25-30% tổng số diện tích thả (Vũ Văn Hà, 2014).
Kinh nghiệm và giải pháp
-Đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh cấp và thoát nước, cơ sở hạ tầng đầu mối
đảm bảo tiêu chuẩn ngành, quy hoạch, thiết kế các hạng mục ao nuôi phù hợp đảm bảo điều kiện nuôi tôm Chân trắng theo quy trình GAP
-Khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh có đủ điều kiện sản xuất giống, hợp tác, liên doanh, liên kết với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Chất lượng con giống phải được kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt trước khi cung cấp cho người nuôi.
-Tăng cường quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các
huyện, xã về điều kiện sản xuất giống, di giống và nuôi tôm thương phẩm; Tuyên truyền sâu rộng về công tác quản lý giống, quản lý vùng nuôi,thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, lưu thông tôm giống và các vật tư phục vụ nuôi tôm. Thường xuyên quan trắc môi trường để cảnh báo kịp thời cho người nuôi.
-Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ sinh học cho sản xuất
giống và nuôi thương phẩm. Khuyến khích áp dụng nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP. Công tác Khuyến nông, tập huấn, khuyến cáo thông tin kịp thời về tình hình nuôi, kỹ thuật nuôi mới…là cầu nối chính trong mối liên kết 4 nhà. Cán bộ quản lý, kỹ thuật thường xuyên được tiếp cận, đào tào ngắn hạn về sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại các trung tâm, vùng nuôi tiên tiến, hiện đại trong và ngoài nước.
-Khuyến khích, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển nuôi tôm Chân
trắng ; Nhà nước đầu tư các hạng mục đầu mối, cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống