Điều kiện tự nhiên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hình 3.1. Bản đồ Hành chính huyện Kim Sơn

Nguồn: UBND huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (2018)

1- Vị trí địa lý

Huyện Kim Sơn có diện tích đất tự nhiên là 213,27 km2, có tọa độ địa lý 19051’26”- 20009’24’’Vĩ Bắc và 106001’47’’- 106009’43’’ Kinh Đông.

Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển được thành lập năm 1829 do công lao của Nguyễn Công Trứ thông qua kết quả khai hoang và thiết kế xây

dựng hệ thống thủy lợi hữu hiệu, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, cách thành phố 27 km.

+ Phía Bắc giáp huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô; + phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định); + phía Tây giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hoá); + phía Nam giáp biển Đông.

2- Địa hình

Kim Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thấp dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,9 - 1,2m. Diện tích đất đai của huyện Kim Sơn được chia làm hai vùng rõ rệt, đó là vùng đồng bằng và vùng ven biển.

3.1.1.2. Khí hậu thời tiết, thủy văn

1- Khí hậu

Huyện Kim Sơn nằm trong khu vực phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của khí hậu vùng này là nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong năm có 4 mùa rõ rệt, mùa đông ít lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên dao động nhiệt trong ngày tương đối điều hòa do chịu tác động trực tiếp của biển và thủy triều

- Hướng gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) là từ Đông Nam đến Nam vào các tháng 5, 6, 7. Vận tốc gió mạnh nhất trong trường hợp gió đổ bộ > 50m/s. Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm sau là gió Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 chuyển dần sang Đông Bắc, Đông Nam và Đông. Mùa đông gió ít tác động vào bờ.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,2°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 6°C. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 8.500°C. Số tháng có nhiệt độ trung bình trên 20°C là tháng 8- 9 tháng. Sự phân chia mùa tương đối rõ rệt, mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 và kéo dài tới cuối tháng 3. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc khoảng trung tuần tháng 10.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860- 1.900 mm, trung bình năm có 125 157 ngày mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè,

từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình trên 100mm/tháng. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 80% tổng mưa cả năm. Tháng 8, 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm, trung bình 300- 400mm. Vào mùa đông, lượng mưa chiếm khoảng 10- 20% tổng lượng mưa, chủ yếu là dạng mưa nhỏ, mưa phùn.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, độ ẩm tương đối cao là 90%, độ ẩm tương đối thấp là 70%. Gi ữa tháng có độ ẩm lớn nhất 91% (tháng 2) và nhỏ nhất là 80% (tháng 10) chênh lệch không nhiều.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân tháng là 64,6 mm. Tổng lượng bốc hơi trong vụ hè thu khá cao ảnh hưởng không hề nhỏ tới các hoạt động sản xuất. - Số giờ nắng: Số giờ nắng bình quân trung bình trong năm 1631 giờ/ năm. Tổng lượng bức xạ 95- 125kcal/cm²/ năm. Tháng có lượng bức xạ lớn nhất là 5- 12kcal/cm²/ tháng. Vì vậy, mùa màng có thể quay vòng 2- 3 lần/ năm với thời vụ ngắn ngày.

2- Thủy văn

Huyện Kim Sơn nằm kẹp giữa hạ lưu sông Càn và sống Đáy. Sông Càn là sông nhỏ bắt nguồn từ khu vực Hà Trung, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa nên lưu lượng nước chuyển qua sông nhỏ. Sông Đáy là một chi lưu của sông Hồng bắt đầu từ Thượng Cốc Hà Nội. Trong đó có 76km chảy qua địa phận tỉnh Ninh Bình.

- Chế độ dòng chảy sông

Mực nước các sông chịu ảnh hưởng lớn theo dòng chảy. Mùa cạn kéo dài khoảng 6- 7 tháng (từ tháng 11 năm trươc đến tháng 4- 5 năm sau). Trong đó lượng dòng chảy nhỏ nhất rơi vào các thasng2, 3 và tháng 4. Trong mùa này lưu lượng nước nhỏ chỉ đạt gần 20% của tổng n\lượng nước trong năm. Do vậy, ở các cửa sông ven biển độ mặn xâm nhập vào sâu, mức độ ảnh hưởng theo chu kỳ ngày đêm (nhật triều) và chu kỳ triều nửa tháng. Tuy nhiên, dòng triều vào thời kỳ này ổn định và ít biến đổi.

Vào mùa lũ dạng quá trình dòng chảy trên sông Hồng và sông Đáy đều tương đương nháu, khi nước sông Hồng lên thì lũ sông Đáy cũng lên và ngược lại.

- Chế độ thủy triều

Chế độ thủy triều của vùng là chế độ nhật triều không đồng đều và biên độ lớn nhất có thể đạt 2,0 – 2,5m, trung bình 1,4 m. Trong tháng có hai kỳ con nước lớn, mỗi kì kéo dài từ 8-9 ngày với biên độ giao động từ 1,5 – 2,2mm. Giữa hai

kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5-6 ngày với biên độ giao động từ 0,5 – 1,3m. Trong kỳ nước cường, tính chất nhật triều có trội hơn, mỗi ngày xuất hiện 1 đỉnh và một chân triều. Tuy nhiên, sự sai lệch về thời gian lên xuống cũng như thời điểm xuất hiện và chân triều không ổn định. Điều này nói lên tính chất không thuần nhất của chế độ thủy triều vùng nghiên cứu. Trong kỳ nước kém, một ngày xuất hiện 1- 2 đỉnh và 1- 2 chân triều, đây là tính chất của bán nhật triều. Nhìn chung, chế độ thủy triều vùng nghiên cứu mang tính chất trung gian giữa chế độ nhật triều không thuần khiết với chế độ nhật triều hỗn hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)