Các căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 85)

4.3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển nuôi tôm của tỉnh Ninh Bình đến năm 2025

a. Phương hướng

Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, các lợi thế về thị trường và kinh nghiệm của người dân để phát triển sản xuất nuôi tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng dụng công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nuôi tôm của tỉnh theo hướng thân thiện với môi trường để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả tạo ra khối lượng sản phẩm lớn có giá trị, chất lượng cao. Hướng tới sản xuất sạch, an toàn, không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các hình thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất từ nuôi trồng, lưu thông, sơ chế, bảo quả và tiêu thụ các sản phẩm tôm.

Tổ chức lại các hoạt động sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất tập trung quy mô lớn; tạo đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Đầu tư phát triển theo hướng tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, là động lực của toàn chuỗi giá trị.

Đối với tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh:

- Tổ chức rà soát, quy hoạch và quy hoạch lại các vùng nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao.

- Tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nuôi trồng thủy sản, nhất là đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh để nâng cao năng suất, số lượng, chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Chú trọng đầu tư phát triển nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao (nuôi tôm trong nhà lưới, nhà kính, nuôi an toàn sinh học,....) không khuyến khích nuôi tôm thâm canh ở những vùng không đảm bảo nguồn nước cung cấp, và các công trình phụ trợ.

xuất tôm tập trung. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tôm tập trung.

b. Mục tiêu

(1) Mục tiêu chung,

Phát triển sản xuất nuôi tôm ở Ninh Bình theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình.

(2) Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn đến năm 2020: Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, và giá trị sản phẩm thông qua áp dụng tiến bộ về khoa học công nghệ xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở giai đoạn tiếp theo, cụ thể:

- Diện tích nuôi tôm đến năm 2020 là 2.260ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 10,5%. Sản lượng đến năm 2020 đạt 1.310 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2020 là 14,2%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 250 ha, đạt sản lượng 700 tấn.

- Giá trị sản xuất tôm (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 126,45 tỷ đống, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2017 - 2020 là 14,7%/năm.

* Giai đoạn 2021 - 2015: Hình thành các khu nuôi tôm công nghệ cao với các hình thức tổ chức tiên tiến - hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ., hiệu quả và bền vững:

- Diện tích nuôi tôm đến năm 2025 là 2.550 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 10,8%. Sản lượng đến năm 2025 đạt 2.550 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 17,8%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 500 ha, đạt sản lượng 1.500 tấn.

- Giá trị sản xuất tôm (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 đạt 239,65 tỷ đống, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 là 18,9%/năm.

4.3.1.2. Những tồn tại, hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn giai đoạn 2016 - 2018

1- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Các dự án đầu tư NTTS ven biển được quy hoạch chi tiết nhưng thường sa vào quy hoạch sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng và bố trí mặt bằng khu nuôi.Các bất cập trong quy hoạch chưa được rà soát, bổ sung và điều chỉnh.

Trong công tác quản lý quy hoạch vẫn chưa đạt được hiệu quả do chưa có sự phối hợp gắn kết giữa Phòng Nông nghiệp và Phòng Tài nguyên - Môi trường.

2- Cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học công nghệ

Những năm qua cùng với sự hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác, cơ sở hạ tầng NTTS vùng ven biển của huyện đã được nâng cấp cơ bản, góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của cư dân. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng đối với NTTS chưa đáp ứng được các yêu cầu sản xuất ngày càng cao.

3- Công tác quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất đối với phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng

Công tác quản lý nhà nước về giống, vật tư dùng trong sản xuất thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả chưa cao. Việc sử dụng thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bộ máy quản lý nhà nước về thuỷ sản vẫn mỏng về lực lượng, thiếu trang thiết bị.

Chi cục Thủy sản đã tham mưu đưa ra một số giải pháp khắc phục cụ thể, tăng cường quản lý mùa vụ nuôi, định hướng đối tượng nuôi, phương thức nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng. Tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chưa rõ rệt do thiếu sự liên kết giữa các cấp ban ngành quản lý đến người dân.

4- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nuôi tôm thẻ trắng

Nhu cầu về vốn đầu tư cho NTTS ngày càng tăng. Qua điều tra các hộ nuôi trồng thủy sản của huyện thì hầu như các hộ đều thiếu vốn.

Điều kiện cho vay của Ngân hàng vẫn áp dụng cơ chế cho vay thương mại, mà hộ nuôi không đủ tài sản để thế chấp cho nên vay vốn tín dụng để nuôi tôm vẫn còn nhiều khó khăn.

4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện Kim Sơn hộ ở vùng ven biển huyện Kim Sơn

4.3.2.1. Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng

trắng ở huyện Kim Sơn đến năm 2025 là quy hoạch và quản lý quy hoạch. 1- Mục tiêu cụ thể của giải pháp

Hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm một cách đồng bộ, nhất là quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm cho huyện Kim Sơn.

2- Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Sơn kết hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm khuyến nông các các cơ quan liên quan trong tỉnh và huyện như sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường,...

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch nuôi cho đối tượng tôm thẻ chân trắng và các loại tôm sú, tôm càng xanh nhằm sử dụng hiệu quả các loại hình mặt đất, mặt nước để phát triển nuôi tôm. Chú trọng quy hoạch chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh sang phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh.

- Quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung.

- Quy hoạch chi tiết vùng bãi bồi ven biển của huyện Kim Sơn. Chú trọng đầu tư thủy lợi gắn kết phục vụ nông nghiệp và thủy sản với phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.3.2.2. Giải pháp về cơ sơ hạ tầng và phát triển giống tôm thẻ chân trắng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nuôi tôm theo hướng tập trung chuyên canh. Không có cơ sở hạ tầng tốt sẽ không có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nuôi tôm. Đồng thời không chủ động được nguồn tôm giống khỏe, sạch bênh sẽ không nâng cao được năng suất, chất lượng, số lượng và hiệu quả sản xuất tôm ở huyện Kim Sơn.

1- Mục tiêu cụ thể của giải pháp

Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ thuận tiện áp dụng các tiến bộ KHCN vào nâng cao năng suất, số lượng, chất lượng phát triển sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng, đồng thời chống được thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2- Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Kim Sơn phối hợp với các phòng ban của huyện như Phòng Tài chính, Ban Quản lý các dự án, Ngân hàng, các Tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các địa phương trong quy hoạch phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đề xuất các biện pháp huy động các nguồn lực để xây dựng triển khai các chương trình, đảm bảo phân bổ kịp thời các nguốn vốn để thực hiện các dự án đã được thẩm định, phê duyệt.

- Xây dựng bổ sung các phương án đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tôm giống và các vùng sản xuất tôm thẻ chân trắng tập trung.

- Điện lực huyện Kim Sơn chủ trì, phối hợp với các xã nuôi tôm tập trung đánh giá hệ thống cung cấp điện theo quy hoạch đã được duyệt bố trí nguồn lực cung cấp đủ điện ba pha cho các vùng nuôi tôm tập trung, nuôi theo công nghệ cao.

Đối với việc phát triển giống tôm thẻ chân trắng

- Xây dựng khu ương giống chất lượng cao tại vùng bãi bồi huyện Kim Sơn. - Tiếp nhận và ứng dụng quy trình ương giống để chủ động nhu cầu giống tại địa phương.

- Khuyến khích các hộ, các cơ sở đầu tư hệ thống lưu giữ, ương san giống tôm thẻ chân trắng cho nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương.

4.3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước trong phát triển nuôi tôm là gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong các hoạt động thông qua các chủ chương chính sách của chính phủ. Mục đích của các hoạt động này là để quản lý, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực phát triển nuôi tôm ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

1- Mục tiêu cụ thể của giải pháp

Tăng cường việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.

2- Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn chủ trì phối hợp với các phòng ban và các xã liên quan:

- Tổ chức tổng kết đánh giá các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền đến các hộ nuôi tôm.

- Tăng cường các hoạt động quan trắc môi trường nuôi tôm ở các vùng tập trung, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch trên tôm; Kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án Kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất theo quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ.

- Định kỳ báo cáo về UBND huyện về hoạt động phát triển nuôi tôm của các vùng tập trung và các địa phương trong huyện.

- Tăng cường công tác quản lý, điều hành sản xuất nhất là công tác kiểm

tra hướng dẫn thông báo, cảnh báo môi trường vùng nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng.

- Tuyên truyền về lợi ích của việc phát triển ngành nuôi tôm bên địa bàn; để từ đó người dân ý thức được tầm quan trọng của ngành. Tăng cường công tác quản lý dịch vụ giống tôm thẻ chân trắng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ giống tôm thẻ chân trắng có chất lượng.

4.3.2.4. Giải pháp tổ chức lại sản xuất tôm

1- Mục tiêu cụ thể của giải pháp

Tạo thành các vùng sản xuất tập trung để áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nuôi tôm đạt hiệu quả cao.

2- Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn chủ trì phối hợp với các phòng ban và các xã liên quan:

- Tổ chức các cơ sở nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Tập trung chú trọng vào các mô hình kinh tế hợp tác, các tổ đội, các liên gia nuôi tôm nhằm tăng cường giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cùng góp sức bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng đồng trước xu thế hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc.

- Khuyến khích sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao hồ nuôi tôm đến thị trường tiêu thụ. Tạo các liên kết với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

- Khuyến khích phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi tôm, nhóm người nuôi tôm và các tổ chức hợp tác của các nông, ngư dân.

- Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng người sản xuất tôm tham gia vào các tổ chức xã hội nghề nghiệp: Chi hội nuôi tôm, chi hội những người sản xuất giống tôm, để đảm bảo quyền lợi và giúp đỡ nhâu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường sự giám sát tuân thủ quy định của pháp luật của cộng đồng, góp phần hỗ trợ quản lý nhà nước đối với những người nuôi tôm.

- Tổ chức hệ thống đại lý cung cấp thức ăn, thú y, tăng cường công tác khuyến ngư nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nuôi.

4.3.2.5. Giải pháp khoa học công nghệ

Vai trò của khoa học công nghệ trong nông nghiệp là rất quan trọng, thiếu yếu tố này đồng nghĩa với việc rủi ro lớn cho cả nền nông nghiệp. Đối với phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng cũng không phải là ngoại lệ. Tôm nuôi không phải là sản phẩm bình thường mà là những thực thể sống. Ở quy mô sản xuất tập trung, việc áp dụng khoa học công nghệ cao sẽ đem lợi hiệu quả kinh tế và môi trường lớn.

1- Mục tiêu cụ thể của giải pháp

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở huyện Kim Sơn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, sản lượng nhiều.

2- Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện Kim Sơn chủ trì phối hợp với sở Khoa Học và Công nghệ các cơ sở đào tạo có liên quan đến khoa học công nghệ nuôi tôm, các phòng ban và các xã liên quan:

- Tổ chức các lớp tập huấn khoa học công nghệ nuôi tôm thẻ trắng cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Kim Sơn theo các hình thức như “Bắt tay chỉ việc”; đưa cán bộ về hướng dẫn từng nông hộ nuôi tôm.

- Tổ chức tập huấn, thông tin đến người nuôi các biện pháp kỹ thuật mới

một cách thường xuyên. Đối với các vùng nuôi tôm tập trung cần thực hiện tốt kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở vùng ven biển huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)