Những nghiên cứu về nuôi tôm và nuôi tôm thẻ chân trắng đã được thực hiện khá nhiều trong thời gian qua. Điển hình là một số nghiên cứu về nuôi tôm như sau:
1. TS. Đỗ Mạnh Hảo - Viện Tài nguyên và Môi trường - Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm nitơ của vi khuẩn nitrat hóa và phản nitrat hóa bản địa trong đầm nuôi thủy sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam.
Đã đánh giá được tốc độ chuyển hóa các chất ô nhiễm nitơ vô cơ và ảnh hưởng của các yếu tố như nồng độ cơ chất và đặc điểm nền đáy đến tốc độ chuyển hóa các chất này của khu hệ vi sinh vật bản địa trong khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển Hải Phòng.
Đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp có thể cải thiện quá trình làm sạch chất ô nhiêm nitơ vô cơ trong ao nuôi trồng thủy sản ven biển và làm giảm rủi ro tôm bị chết bằng cách ươm nuôi tôm sú giống bằng hệ thống lọc sinh học trên cạn trước khi thả trực tiếp tôm ra ao nuôi tôm ven biển.
2. Trần Anh Tiến - Đại học Đà Nẵng (2014) - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển nuôi trồng thủy sản tại thành phố Đồng Hới. Tìm hiểu thực trạng phát triển NTTS ở Thành phố Đồng Hới. Đã đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển NTTS ở Thành phố Đồng Hới.
3. Đoàn Trần Đạt - Đại học Cần Thơ (2009)- Luận văn - So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở tỉnh Bến Tre. Đề tài đã so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre được thực hiện từ tháng 1 đến tháng5 năm 2009 tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi tôm sú thâm canh và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình này. Tổng diện tích đất sử dụng NTTS của mô hình nuôi tôm sú TC là 1,58 ha/hộ và tôm thẻ TC là 1,5 ha/hộ. Diện tích mặt nước của mô hình tôm sú TC là 0,9 ha/hộ (chiếm
56,9% tổng diện tích) và tôm thẻ TC là 0,92 ha/hộ (chiếm 61,3% tổng diện tích). Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33 ha và tôm thẻ TC là 0,36 ha. Ở cả hai mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC điều có sử dụng ao lắng để xử lý nước với diện tích ao lắng chiếm 28,53% đối với môhình nuôi tôm sú TC và 30,99% tổng diện tích mặt nước ao nuôi tôm thẻ TC.Năng suất bình quân vụ 1 là 4,48 tấn/ha tôm sú TC và 6,03 tấn/ha tôm chân trắng TC; ở vụ 2 là 4,11 tấn/ha tôm sú và 4,46 tấn/ha đối với tôm thẻ TC. Tổng chi phí hằng năm nuôi tôm ở mô hình tôm sú TC là 337,9 tr.đ/ha/năm, ở mô hình tôm thẻ TC là 323,7 tr.đ/ha/năm. Trong đó tổng chi phí cố định của mô hình tôm sú TC là 24,37 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 25,07 tr.đ/ha/năm. Chi phí biến đổi mô hình tôm sú TC là 313,6 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 298,7 tr.đ/ha/năm. Mức lãi trung bình của mô hình TC là 78,9 tr.đ/ha/năm và mô hình tôm thẻ TC là 53 tr.đ/ha/năm.Khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC, người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn nhất về chi phí và giá tôm thấp.
4. Phạm Mậu Tài – Đại học Kinh tế Huế (2015) Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm thẻ chân trắng ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Luận văn đã Xác định được các tác nhân trong chuỗi cung tôm thẻ chân trắng ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Luận văn cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của chuỗi cung tôm thẻ chân trắng ở huyện Quảng Ninh. Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung tôm thẻ chân trắng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5. Lê Hoàng Khanh (2017) Luận văn: So sánh hiệu quả sản xuất của các hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng theo qui trình Biofloc. Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng - Đại học Tây Đô. Kết quả nghiên cứu sau thời gian thí nghiệm 63 ngày, mật độ thả nuôi 100 con/m3 ở độ mặn 15‰, trong đó gồm có các hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng có bổ sung bột gạo (dạng ủ và dạng không ủ). Ngoài ra so sánh giữa việc ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước với hệ thống tuần hoàn có rút cặn so với hệ thống nuôi truyền thống.
Qua thí nghiệm kết quả cho thấy ở hệ thống bổ sung bột gạo dạng ủ kết hợp với hệ thống tuần hoàn nước (BG_TH) có tỷ lệ sống cao nhất 67,3% kế đó là hệ thống nuôi tôm có bổ sung bột gạo dạng ủ (BG_U) có tỷ lệ sống 51,3%, hệ thống nuôi tôm bổ sung bột gạo không ủ (BG_0U) là 50%, hệ thống bổ sung bột gạo dạng ủ kết hợp với hệ thống tuần hoàn nước có rút cặn (BG_TH_R) là 47%,
tỷ lệ sống thấp nhất ở hệ thống nuôi truyền thống (ĐC) là 43,3%. Ngoài nghiệm thức BG_TH còn có tăng trưởng khối lượng cao nhất (11,9g). Và ở nghiệm thức ĐC có tăng trưởng khối lượng thấp nhất (5,38g). Năng suất đạt được của các nghiệm thức là BG_TH (842 g/m3), BG_TH_R (525 g/m3), BG_U (504 g/m3), BG_0U (435 g/m3), ĐC (264 g/m3). Trong đó ở nghiệm thức BG_TH năng suất cao khoảng 3,2 lần so với ĐC, và 1,66 lần với các nghiệm thức chỉ bộ sung bột gạo và 1,5 lần so với nghiệm thức bổ sung bột gạo kết hợp với tuần hoàn nước (rút cặn).
Từ những kết quả thí nghiệm, nghiệm thức BG_TH ứng dụng quy trình biofloc vào hệ thống nuôi tôm thẻ là có hiệu quả nhất (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Nghiệm thức cho thấy tôm có tốc độ tăng trưởng khối lượng và tỷ lệ sống cao, mang lại năng suất nuôi cao nhất.
6. Lê Duy Khánh (2017) Đề tài: So sánh hiê ̣u quả kinh tế - kỹ thuâ ̣t của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trı̀nh truyền thống và quy trı̀nh biofloc ta ̣i Thạnh Phú - Bến Tre. Nghiên cứu được thực hiê ̣n từ tháng 05/2014 đến tháng 02/2015 trên 6 ao nuôi thực nghiệm và khảo sát 15 hộ nuôi xung quanh cùng thời điểm nuôi tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (chọn ra 5 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích và mật độ gần giống với nghiệm thức thực nghiệm để so sánh). Thı́ nghiê ̣m được thực hiê ̣n theo quy trình biofloc và nghiệm thức đối chứng (nuôi tôm theo truyền thống) trên cùng một trang trại nuôi, trong cùng điều kiện thí nghiệm. Ao nuôi thí nghiệm có diện tích là 3.000 m2, mật độ thả 100 con/m2, kích cỡ tôm ở PL12. Nguồn carbohydrate được bổ sung theo thức ăn cho ao nuôi theo quy trình biofloc là bột gạo, với tỷ lệ C:N=10:1 nhằm tìm ra quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả thống kê cho thấy với nghiệm thức nuôi tôm theo biofloc và đối chứng có diện tích ao 0,3 ha và diện tích nuôi theo khảo sát 0,29±0,02 ha, mật độ thả ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức biofloc là 100 con/m2 cao hơn mật độ nuôi khảo sát là 94,0±5,48 con/m2. Năng suất trung bình nghiệm thức biofloc là 9,32 tấn/ha cao gấp 1,63 lần so với nghiệm thức đối chứng và gấp 1,05 lần so số với số liệu khảo sát. Lơ ̣i nhuâ ̣n của nghiệm thức biofloc là 583±211 triê ̣u đồng/ha cao gấp 3,16 lần so với nghiệm thức đối chứng là 189±34,3 triê ̣u đồng/ha và cao gấp 1,45 lần so với số liệu khảo sát là 403±188 triê ̣u đồng/ha/vu ̣.
Xét về tỷ suất lợi nhuâ ̣n thı̀ nuôi theo biofloc có tỷ suất lợi nhuâ ̣n là 0,94±0,20 cao hơn và có ý nghı̃a thống kê đối với nghiệm thức đối chứng và số liệu khảo sát lần lươ ̣t là 0,45±0,08; 0,55±0,22 (p<0,05). Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc vừa góp phần nâng cao năng suất vừa mang lại hiệu quả sản xuất.
7. Trương Huyền Trân (2017) Đề tài: Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh tại Long Phú, Sóc Trăng. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình này đem lại, tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề nuôi tôm của huyện, góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Nội dung nghiên cứu: (i) Điều tra hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh; (ii) So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của từng mô hình nuôi nói trên. Số liệu thứ cấp được thu từ CCNTTS và Sở NN – PTNT tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và chọn ngẫu nhiên 30 hộ/tôm sú thâm canh và 26 hộ/nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Diện tích mặt nước NTTS trung bình của hộ tôm sú là 2,00 ± 2,77 ha/hộ và hộ tôm thẻ là 0,61±0,31 ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình của tôm sú là 23,0±0,60% và tôm thẻ chân trắng là 22,0 ± 5,25%. Số hộ không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm sú chiếm 20% và tôm thẻ là 30,7%. Tôm thẻ chân trắng có thời điểm thả giống kéo dài (tháng 1 - 10) và nuôi nhiều vụ trong năm (2 - 3 vụ). Tôm sú có thời điểm thả giống ngắn tập trung (tháng 1 - 4) và chủ yếu nuôi 1 vụ/năm. Thời điểm thả giống của tôm sú và tôm thẻ là từ tháng 1 - 4 đem lại hiệu quả sản suất cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có mật độ trung bình là 26,4 ±7,99 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 64,5 ± 16,6%, năng suất trung bình 3,83 ± 1,43 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ trung bình 73,0 ± 36,2 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 52,7 ± 20,5%, năng suất trung bình 4,81 ± 3,92 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 243 ± 102 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình 85,6 ± 78,4 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 83,4%, hòa vốn là 3,33% và lỗ vốn 13,3%, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,43 ± 0,21. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có tổng chi phí trung bình là 206±106 triệu đồng/ha, lợi nhuân trung bình 14,4 ± 73,5 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 57,7% và lỗ vốn 42,3%, tỷ suất lợi nhuận dao động khoảng 0,18 ± 0,12.
8. Châu Văn Nhiều (2015) Luận văn : Khảo sát khía cạnh kinh tế - kỹ thuật mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Kiên Lương - Kiên Giang. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề nuôi tôm của huyện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Diện tích mặt nước của các hộ nuôi trung bình 1,26 ± 0,85ha, tỷ lệ diện tích ao lắng/diện tích ao nuôi trung bình 13,5 ± 16,5%. Số hộ sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là 100%. Tôm thẻ chân trắng có thời điểm thả giống kéo dài (tháng 1-10) và nuôi nhiều vụ trong năm, thời điểm thả giống tôm thẻ chân trắng từ tháng 6 - 10 đem lại hiệu quả sản xuất cao. Mô hình nuôi tôm TCT thâm canh có mật độ cao trung bình 107 ± 21 con/m2, tỷ lệ sống trung bình cao 89 ± 6,09%, năng suất trung bình cao 11 ± 2,29 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí bình quân 887 ± 137 triệu đồng/ha/vụ, mang lại lợi nhuận tương đối cao khoảng 364 ± 224 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận tương đối 0,39 ± 0,23. Sự biến động lớn về lợi nhuận và có 6,7% hộ thua lỗ thể hiện rủi ro trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về: Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình do vậy, nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ ở ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Hình 3.1. Bản đồ Hành chính huyện Kim Sơn
Nguồn: UBND huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (2018)
1- Vị trí địa lý
Huyện Kim Sơn có diện tích đất tự nhiên là 213,27 km2, có tọa độ địa lý 19051’26”- 20009’24’’Vĩ Bắc và 106001’47’’- 106009’43’’ Kinh Đông.
Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển được thành lập năm 1829 do công lao của Nguyễn Công Trứ thông qua kết quả khai hoang và thiết kế xây
dựng hệ thống thủy lợi hữu hiệu, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, cách thành phố 27 km.
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô; + phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định); + phía Tây giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hoá); + phía Nam giáp biển Đông.
2- Địa hình
Kim Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thấp dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,9 - 1,2m. Diện tích đất đai của huyện Kim Sơn được chia làm hai vùng rõ rệt, đó là vùng đồng bằng và vùng ven biển.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết, thủy văn
1- Khí hậu
Huyện Kim Sơn nằm trong khu vực phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của khí hậu vùng này là nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong năm có 4 mùa rõ rệt, mùa đông ít lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên dao động nhiệt trong ngày tương đối điều hòa do chịu tác động trực tiếp của biển và thủy triều
- Hướng gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) là từ Đông Nam đến Nam vào các tháng 5, 6, 7. Vận tốc gió mạnh nhất trong trường hợp gió đổ bộ > 50m/s. Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm sau là gió Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 chuyển dần sang Đông Bắc, Đông Nam và Đông. Mùa đông gió ít tác động vào bờ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,2°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 6°C. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 8.500°C. Số tháng có nhiệt độ trung bình trên 20°C là tháng 8- 9 tháng. Sự phân chia mùa tương đối rõ rệt, mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 và kéo dài tới cuối tháng 3. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc khoảng trung tuần tháng 10.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860- 1.900 mm, trung bình năm có 125 157 ngày mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè,
từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình trên 100mm/tháng. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 80% tổng mưa cả năm. Tháng 8, 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm, trung bình 300- 400mm. Vào mùa đông, lượng mưa chiếm khoảng 10- 20% tổng lượng mưa, chủ yếu là dạng mưa nhỏ, mưa phùn.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, độ ẩm tương đối cao là 90%, độ ẩm tương đối thấp là 70%. Gi ữa tháng có độ ẩm lớn