ĐVT: %
TT Các yếu tố Tăng Không đổi Giảm
1 Việc làm
Số người có việc làm 100 0 0
2 Đời sống vật chất, tinh thần
Thu nhập của hộ gia đình 63 29 8
Tiện nghi phục vụ cuộc sống 68 22 10
Tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục 15
3 Tác động xấu đến môi trường 100 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)
Qua bảng trên cho thấy lợi ích của việc nuôi tôm mang lại khá lớn đối với xã hội. Giảm thiểu một lượng tương đối những lao dộng đang thất nghiệp (tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người). mức đời sống của hộ cũng được nâng lên đáng kể, góp phần nhỏ cho sự tăng trưởng GDP của cả nước. Đồng nghĩa với việc: tiện nghi phục vụ đời sống cũng như sự tiếp cận đối với các dịch vụ y tế và giáo dục cung tăng theo. Đây là những dấu hiệu đáng mừng mà việc nuôi tôm mang lại!
Ngoài những tác động trên yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân ven biển. Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. đây chính là nguồn gây nguy hại cho hoạt động nuôi tôm và môi trường. Lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất độc. Chất lượng nước và chất lượng đáy ao dơ bẩn sẽ tác động trực tiếp tới môi trường. Chính vì thế cần thay nước định kỳ vệ sinh đáy ao, đây cũng là một trong công tác phòng bệnh.
Môi trường bên ngoài trại nuôi tôm, chất thải dơ bẩn thường không được quản lý tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển. Điều này không chỉ tác động lên môi trường đất mà còn lên các giá trị tài nguyên ven biển, bao gồm cả các trại nuôi tôm. Việc tái sử dụng ao bị ô nhiễm hay đổ ra môi trường xung quanh sẽ tạo điều
kiện làm cho nguồn nước ô nhiễm và tác động lên các hoạt động ven biển.
Tại một số nơi hoạt động nuôi tôm đem lại kết quả rất tốt trong một vài năm, nhưng rồi bắt đầu một thời kỳ sa sút trầm trọng dẫn đến phá sản mà nguyên nhân chủ yếu liên quan các mầm bệnh trong môi trường nuôi.
4.1.6 Tình hình tiêu thụ tôm ở huyện Kim Sơn
4.1.6.1.Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện
Sản phẩm tôm ở huyện Kim Sơn được đưa vào thị trường qua 3 kênh chính:
Sơ đồ 4.1. Tình hình tiêu thụ tôm ở huyện Kim Sơn
Kênh thứ nhất là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn nhỏ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng theo 3 hướng chính.
- Hướng thứ nhất tôm từ người bán buôn nhỏ trong tỉnh đến người bán lẻ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng .
- Hướng thứ hai từ người bán buôn nhỏ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. - Hướng thứ ba tôm từ người bán buôn nhỏ trong tỉnh đến nhà hàng sau đó đến tay người tiêu dùng.
Kênh thứ hai là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn trong tỉnh, sau đó tôm đến tay người tiêu dùng theo hai hướng sau:
- Hướng thứ nhất tôm từ người bán buôn lớn trong tỉnh đến người bán buôn nhỏ trong tỉnh sau đó đến tay người tiêu dùng theo 3 hướng như kênh thứ nhất.
- Hướng thứ hai từ người bán buôn lớn trong tỉnh đến người bán buôn nhỏ ngoài tỉnh sau đó đến nhà hàng hoặc người bán lẻ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng
Kênh thứ ba là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn ngoài tỉnh, kênh này có 3 hướng chính là:
- Hướng thứ nhất là từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến người bán buôn nhỏ ngoài tỉnh sau đó đến các nhà hàng hoặc các nhà bán lẻ ngoài tỉnh và cuối cùng mới đến ta người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ rất phức tạp trải qua nhiều trung gian nhiều công đoạn.
- Hướng thứ hai từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến người bán lẻ ngoài tỉnh và đến tay người tiêu dùng.
- Hướng thứ ba từ hộ nuôi tôm đến người bán buôn lớn ngoài tỉnh đến các nhà máy chế biến ngoài tỉnh, sau đó tôm được chế biến và được mang đi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài..
Đây là kênh tiêu thụ chính và quan trọng nhất.
4.1.6.2 Đặc điểm tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn
Giá cả dễ biến động nhanh
Giá tôm có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá tôm có xu hướng giảm vào cuối ngày hoặc khi có một lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá nhu cầu của thị trường.
Tính thời vụ Là sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp đều có đặc điểm chung là tính thời vụ. Tôm cũng vậy, nguồn cung của tôm thường tập trung vào vụ thu hoạch. Đối với tôm thẻ chân trắng vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 rộ nhất là vào tháng 9. Giá tôm vào vụ thu hoạch thường thấp do thừa cung nhưng sau đó lại tăng lên cho đến vụ thu hoạch sau.
Giao động mạnh về giá giữa các năm
Giá tôm thường giao động mạnh giữa các năm bởi những lý do sau. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra giao động giá do tác động của nó tới cung.
Tính rủi ro cao
Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, người ta ví nuôi tôm là “canh bạc trên chiếu cát”. Giá cả biến động là nguyên nhân chính của rủi ro trong nuôi tôm, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm đó là dịch bệnh. Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng, tôm dễ bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu kho dài. Những yếu tố này dẫn đến sự thua thiệt về tài chính đối với nông dân và thương nhân.
Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao
Chênh lệch giá giữa người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thường rất cao. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do:
- Quy mô nuôi trồng của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua.
- Sau khi thu gom về, các thương nhân phải phân loại, bảo quản, sơ chế hoặc tinh chế sản phẩm, đóng gói. Công việc này cũng làm tăng chi phí.
- Hao hụt hoặc giảm phẩm cấp sản phẩm do bị ươn, thối cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí.
- Ngoài ra thương nhân còn phải trả thêm các khoản chi phí khác như: chi phí bảo quản cất giữ, chi phí lao động và lợi nhuận cho tất cả các hoạt động diễn ra trong khâu trung gian này. Những khoản chi phí này sẽ làm cho giá trị sản phẩm tăng lên. Trong phân tích chuỗi cung, người ta gọi đó là quá trình tạo giá trị.
Thiếu thông tin
Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tôm không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của nông dân về phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế và thiếu thông tin về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng có thể không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường. Vì vậy, không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn tới điều phối cung cầu kém.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC NÔNG HỘ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC NÔNG HỘ
Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn; các tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên đất, tài nguyên nước; các điều kiện kinh tế- xã hội như: dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, các chính sách phát triển nghề nuôi tôm. Đặc biệt, nghề nuôi tôm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố như: năng lực sản xuất của chủ hộ, tình hình sử dụng thức ăn, tình hình sản xuất tôm giống, thị trường tiêu thụ và quy trình kỹ thuật nghề nuôi tôm.
1- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được quan tâm, tuy nhiên trong những năm qua vẫn còn lộn xộn, đan cài giữa các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh. Làm khó cho việc nuôi trồng của từng loại tôm, ngăn chặn dịch bệnh và khó tạo ra các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cho từng loại tôm.
2- Cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng vẫn là vấn đề nan giải cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nông hộ huyện Kim Sơn do quy mô là nông hộ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có nên cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng gặp khó khăn.
3- Công tác quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất đối với phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng
Việc thực hiện các cơ chế chính sách và các chế tài xử lý các vi phạm trong phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng gập nhiều khó khăn. Thiếu sự hợp tác trong phát triển sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng.
4 - Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nuôi tôm thẻ trắng
Nguồn vốn đầu tư cho các nông hộ nuôi tôm chủ yếu do các nông hộ tự lo, nên việc đầu tư cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng gặp rất nhiều khó khăn. Các nông hộ chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ về vốn phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng từ các tổ chức như ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp.
5 - Các nông hộ nuôi tôm chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị tôm Các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại các bãi bồi ven biển huyện Kim
Sơn chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị tôm từ dịch vụ cung ứng đầu vào: Giống, vật tư, dịch vụ thú y,... đến tiêu thụ sản phẩm tôm; các mối liên kết lỏng lẻo không qua hợp đồng là phổ biến; gần như không có các liên kết chính thức nào. Nguồn thông tin cũng không cân xứng và thiếu minh bạch giữa các tác nhân. Các khâu từ nuôi đến tiêu thụ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Kim Sơn..
Để phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng cả về số lượng và chất lượng và phát triển bền vững; các nông hộ nuôi tôm cần tham gia tích cực vào chuỗi giá trị tôm.
4.2.1. Yếu tố khách quan
Nhìn chung các yếu tố về đất đai, nước độ mặn, độ PH và chế độ thuỷ triều khá thuần nhất của tỉnh là thuận lợi cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển, đó là yếu tố mang lại điều kiện thuận lợi để sản xuất tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao với các loại thuỷ sản khác cùng nuôi trên đất này và so với tôm thẻ chân trắng nuôi ở một số nơi khác trên cả nước.
Điều kiện tự nhiên:
Nuôi tôm là ngành nghề phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chịu tác động rất lớn từ đó. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu cùng với hiện tượng nóng lên toàn cầu có tác động tiêu cực đến cả đời sống sinh hoạt lẫn các ngành nghề liên quan, nhất là hệ sinh thái biển, làm biến động chủng loại và nguồn lợi thủy sản, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Nhiệt độ ở các vùng tăng lên, bão, áp thấp nhiệt đới gia tăng, tác động trực tiếp đến nuôi tôm của địa phương.
Hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, chịu tác động bởi thiên tai do BĐKH gây ra. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đều gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hôi cho cộng đồng người nuôi tôm thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh… qua đó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của vùng nuôi. Do đặc thù địa hình và điều kiện thời tiết, các vùng nuôi thường xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết: hạn hán, bão lũ, nước biển dâng cao, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa… gây ảnh hưởng đến nuôi tôm trong vùng. Mức tăng nhiệt hằng năm bắt đầu vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng cho sự phát triển, sinh trưởng của con tôm. Vào
mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh đã gây ra lũ lụt, nhưng đến mùa khô thì không có mưa gây ra hạn hán. Lượng mưa thay đổi cũng làm thay đổi độ mặn và dòng chảy của các con sống và cửa sông chính, làm ảnh hưởng trực tiếp tới các đầm nuôi tôm. Khí hậu tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến các vụ nuôi tôm, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đất sự sinh trưởng của con tôm, sự lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi. Từ đó làm cho nghề nuôi tôm bấp bênh, không có tính ổn định.
Thị trường:
Nhìn chung thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng nói chung ngày càng được mở rộng và tương đối ổn định. Lượng tôm thu hoạch được các tư thương đến thu gom tại đầm để giảm được mức độ hao hụt đồng thời giảm bảo quan tôm tốt hơn. Qua đó mà góp phần nâng cao hiệu quả và đã tạo cho các ngư dân yên tâm sản xuất và ngày càng chú trọng đầu tư hơn. Tuy nhiên về thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất tôm như: Giống, thức ăn, thuốc thú y… còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi của các hộ do đó mà làm giảm năng suất, hiệu quả nuôi của các hộ.
Các hộ nuôi đều tiêu thụ cho người mua buôn là chủ yếu, chỉ có một phần nhỏ là bán cho người tiêu dùng những với số lượng rất nhỏ. Người mua buôn cũng trực tiếp thu mua tại đầm. Do các chủ mua buôn tại đầm nên người mua buôn khó khăn trong vận chuyển và với tính chất đặc thù của sản phẩm không tươi được lâu nên người nuôi thường bán buôn và bị tư thương ép giá nên thu nhập chưa cao. Việc thu hoạch tôm còn phụ thuộc vào kích thước tôm lớn, thời gian thu hoạch, thời tiết, thu hoạch không theo được biến động của thị trường. Do đó nhiều khi được mùa nhưng lại mất giá, nhiều hộ dân thu hoạch sớm một phần để lấy giá trên thị trường hoặc để tiêu thụ sớm đi lượng tôm bệnh.
Cơ chế chính sách:
+Chính sách vốn tín dụng:
Nuôi tôm yêu cầu một lượng vốn đầu tư tương đối lớn nên hầu hết các hộ đều phải vay vốn để sản xuất. Với những điều kiện thuận lợi về diện tích mặt nước, nguồn nhân lực dồi dào…thì vốn là yếu tố cần thiết để phát triển toàn diện trong nuôi tôm.
Các chính sách về vay vốn tín dụng không được thuận lợi cho người dân.Theo người dân khi vay vốn để đầu tư nuôi tôm thì gặp nhiều khó khăn, cần