Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng
4.2.2. Yếu tố chủ quan
Năng suất tôm luôn chịu đựng sự tác động của nhiều yếu tố như: Chất lượng con giống, chi phí sản xuất, mật độ thả, kích cở thả, thời gian nuôi, thức ăn và công nghệ cũng như phương thức nuôi… Sự thay đổi của một yếu tố đều làm ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả nuôi:
Giống
Tôm giống là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm, tôm có khỏe thì mới có sức đề kháng lại dịch bệnh. Tôm giống đạt chuẩn là: Tôm không mang mầm bệnh mà hiện nay khoa học đã phát hiện thấy có phổ biến ở các loại tôm như bệnh Đốm trắng (WSSV), bệnh đỏ đuôi (TSV), bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh hoại tử phụ bộ… Loại tôm này gọi là loại tôm sạch bệnh. Tôm khỏe là loại tôm không có dị hình, không có thương tích, các phụ bộ phải đầy đủ, các cơ đầy đặn, màu trong, ruột, dạ dầy no, khi bơi hoạt bát, cơ thể ngay thắng, bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác. Tôm giống nên được kiểm định trước khi nuôi thả để đảm bảo chất lượng tôm giống.
Vốn và chi phí sản xuất:
Các hộ nuôi quảng canh do số lượng đầu tư không nhiều nên nguồn vốn chủ yếu là tự có, một số gia đình vay Ngân hàng với ưu đãi sinh viên (lãi suất nhỏ). Nếu có nguồn vốn các hộ mới có thể trang bị các công nghệ cần thiết phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp. Nếu không có sự đầu tư lớn họ chỉ có thể nuôi theo hình thức quảng canh, hình thức này không mang lại lợi nhuận cao mà hơn hết rủi ro dịch bệnh là rất lớn. Do không có sự đầu tư về máy móc, thức ăn, xử lý ao đầm thì mầm bệnh phát sinh là rất cao, hệ thống nguồn nước không được cung cấp đảm bảo như nuôi công nghiệp, điều đó làm dịch bệnh lây lan nhanh chóng trước khi xử lý môi trường khi gặp vấn đề. Thiệt hại một vụ nuôi có thể làm cho đời sống người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ nuôi chủ yếu vay của người thân và trong hàng xóm vì nó đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, khi cần là có ngay không cần phải qua các thủ tục rườm rà, lại không phải trả lãi hoặc nếu có thì khoản tiền lãi nhỏ không gây áp lực về thời gian trả. Với việc vay người thân, hầu như người nuôi chỉ vay tạm thời giải quyết nhu vầu về vốn ngay khi cần, vì thế người nuôi thường ưu tiên nghĩ ngay đến người thân khi có khó khăn về vốn hơn là vay ngân hàng chính sách.
Bảng 4.15. Cơ cấu nguồn vốn của các hộ nuôi
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)
Tổng số hộ điều tra 120 100
1.Hộ tự có vốn 76 63,33
2.Hộ phải đi vay hoàn toàn 0 0
3.Hộ vốn tự có và đi vay 44 36,67
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)
+Chi phí sản xuất:
Đối tượng nuôi tôm thẻ chân trắng thường là các ngư hộ ven biển vốn tự có của họ là rất ít, chủ yếu do vay mượn, mà chi phí sản xuất lại lớn, nên giải quyết được yếu tố này sẽ giúp các hộ ổn định và có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Chi phí tốn kém nhất là thức ăn công nghiệp chiếm gần 60% tổng chi phí sản xuất tuy nhiên vẫn có các hộ sử dụng thức ăn tự nhiên như cá tạp, thức ăn tự chế... được mua từ chợ với giá thành rẻ hơn nhưng không mang lại hiệu quả dinh dưỡng như thức ăn công nghiệp, phần còn lại là chi phí phục vụ cho quá trình nuôi tôm. Sử dụng chi phí hợp lý là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh hiệu quả của quá trình nuôi tôm. Tuy nhiên lượng vốn mà ngư dân vùng ven biển tự tích luỹ được là rất nhỏ mà chủ
yếu là đi vay. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ về các mặt như: Lượng vốn không đủ, hoặc phải trả lãi, dẫn đến hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thấp xuống.
Cơ sở hạ tầng:
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong năm 2018 công tác cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tâng được nhân dân tích cực hưởng ứng. Phong trào bảo vệ môi trường, an ninh trật tự …được nổi lên phát triển nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp; việc đầu tư mua bán, vận chuyển thuận lợi hơn cho người dân. Trên địa bàn xã có cơ sở hạ tầng tốt, đang dần được hoàn thiện.
Kinh nghiệm và kỹ năng nuôi tôm:
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi còn khá mới đối với vùng, nên năm kinh nghiệm nuôi còn thấp, dao động trong khoảng 5,6 năm. Tuy nhiên một số hộ này trước đó từng nuôi tôm sú nên cũng có một ít kinh nghiệm nuôi.
Bảng 4.16: Số năm kinh nghiệm của các hộ nông dân nuôi tôm trên địa bàn huyện Kim Sơn
Năm kinh nghiệm Số hộ Cơ cấu (%)
Dưới 5 năm 24 20
5-10 năm 64 53.33
10-15 năm 30 25
Trên 15 năm 2 0.56
Tổng 120 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)
Ở mô hình nuôi tôm thẻ, các hộ nuôi tuy chỉ nuôi vài năm trước nhưng lại có trình độ chuyên môn khá cao, do có sự quản lý của các công ty sản xuất thu mua nên cần tuân thủ nghiêm các quy trình nuôi, đó cũng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất. Phần lớn các hộ nuôi tôm chủ yếu học hỏi qua sách báo, tivi, kinh nghiệm nuôi thực tế của mình và của những người xung quanh. Các lớp tập huấn của xã cũng giúp cho họ tích lũy được kỹ thuật nuôi, phòng tránh được dịch bệnh. Hầu hết tất cả mọi người đều có thể nhận biết được tôm bệnh, cách xử lý ao nuôi khi dịch bệnh xảy ra.