Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Khi xây dựng chương trình cho một khóa đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần phải tính toán được những yếu tố cần thiết đảm bảo cho khóa học diễn ra đạt được kết quả mong muốn theo mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu đào tạo mà công ty đề ra. Sau khi hoàn thành khóa học, công ty đánh giá kết quả đào tạo theo những tiêu chuẩn cụ thể để phát hiện ra những mặt tích cực cũng như tìm ra những hạn chế để công ty đưa ra những phương pháp phù hợp để khắc phục.
Khi xây dựng chương trình cho một khóa đào tạo cần phải tính toán được những yếu tố cần thiết đảm bảo cho khóa học được diễn ra một cách có hiệu quả theo mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu đào tạo mà công ty đã đề ra.
2.1.4.1 Lượng hóa những chi phí và lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực
tư cho khóa đào tạo như: xác định được lợi ích mà khóa đào tạo đó mang lại cho học viên cũng như mang lại cho công ty. Nếu không tính toán được các khoản chi phí đó dẫn đến tình trạng công ty đầu tư chi phí có thể hiếu hoặc thừa mà lợi ích của việc sau đào tạo mang lại không phù hợp với những chi phí đó, hoặc có thể không bù đắp được mà chất lượng đào tạo còn chưa được nâng cao thực sự. Vì vậy việc tính toán các khoản chi phí đào tạo thực sự là một việc cần thiết.
2.1.4.2 Chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong năm.
Chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực có thể chia thành ba loại như sau: a. Chi phí bên trong: là chi phí cho các phương tiện kỹ thuật cơ bản như: khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác đào tạo phát triển, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy; chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực như: cán bộ giảng dạy, công nhân huấn luyện thực hành, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cơ sở của doanh nghiệp.
b. Chi phí cơ hội: là loại chi phí khó xác định (bao gồm chi phí cơ hội của công ty và chi phí cơ hội của học viên) và rất khó thực tế để làm rõ chi phí này. Nên ta dễ nhận thấy chi phí cơ hội là: tiền lương phải trả cho các học viên trong thời gian họ được cử đi đào tạo mà không phải làm việc ở công ty.
c. Chi phí bên ngoài: hầu hết các công ty đều không tự tổ chức toàn bộ các công tác đào tạo cho nhân viên của mình mà thường phải thuê ngoài, các khoản chi phí bên ngoài gồm:
- Chi phí hỗ trợ đi lại, ăn ở cho các học viên.
- Chi phí trả cho các tổ chức, cá nhân mà công ty thuê đào tạo.
Như vậy tổng chi phí đào tạo bao gồm: chi phí bên trong, chi phí bên ngoài và chi phí cơ hội.
d. Lợi ích cá nhân thu được từ các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
- Lợi ích vô hình: đó là sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản về tinh thần, nhu cầu được đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Lợi ích hữu hình: nhờ có quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực mà họ có được công việc tốt hơn với thu nhập cao hơn, điều kiện tốt hơn và vị trí ổn định hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Về phía công ty: với đội ngũ lao động trung thành, trình độ sẽ đứng vững trên thị trường cạnh tranh với các công ty khác.
Tuy nhiên, lợi ích hữu hình và vô hình từ phía công ty và phía người lao động phải lớn hơn chi phí cho công tác đào tạo mới chứng tỏ được công tác đào tạo phát triển nguồn lao động đạt được hiệu quả.
2.1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong thực hiện công việc
Là những cử chỉ tỏ ra đối với công việc. Thái độ làm việc của người lao động được thể hiẹn thông qua sự yêu nghề, sự hăng say lao động đối với doanh nghiệp. Nếu người lao động không hăng say sáng tạo trong công việc dẫn đến hiệu quả công tác, năng suất chất lượng thấp. Muốn sử dụng lao động có hiệu quả việc khuyến khích động viên người lao động làm việc là hết sức quan trọng để họ hăng say lao động hơn, cống hiến hết khả năng của mình cho doanh nghiệp.
Là việc chấp hành tốt các nội quy, kỷ luật lao động, nguyên tắc do doanh nghiệp đề ra. Nâng cao ý thức của người lao động giúp duy trì được thời gian làm việc đúng, có khoa học, trách nhiệm của người lao động đối với công việc được tốt hơn, giảm bớt sai phạm, giúp cho việc nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng lao động.
Muốn người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có sự quan tâm, đãi ngộ tốt đối với người lao động, một nơi làm việc an toàn tạo cho người lao động cảm thấy yên tâm trong công việc, tránh cảm giác lo sợ khi làm việc đặc biệt là những công việc có hại cho sức khoẻ. Vì vậy sự gắn bó của người lao động có ảnh hưởng rất lón đến hiệu quả sử dụng lao động. Tạo cho người lao động tâm lý yên tâm gắn bó lâu dài làm việc dẫn đến hiệu quả như tăng năng suất và chất lượng sản phẩm tăng. Sử dụng lao động đạt được hiệu quả nhất định không có trình trạng người lao động bỏ việc, nghỉ việc.