Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xe điện hà nội (Trang 103 - 104)

Bên cạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, thì đội ngũ nhân viên trẻ mới ra trường trong Công ty khá nhiều, kinh nghiệm chưa cao nên đôi lúc nóng vội sai sót trong công việc, phải mất chi phí đào tạo.

Do đặc trưng của ngành vận tải hành khách là lao động làm việc liên tục, số lượng lao động lớn nên việc kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên còn nhiều hạn chế, do vậy năng suất lao động vẫn chưa đạt như mong nuốn.

Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của Công ty chưa phong phú, đa dạng để có thể thu hút nhiều đối tượng có nhu cầu đào tạo.

Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc chưa tốt, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu, tạo khả năng cho người lao động phát huy hết khả năng của mình.

Cùng với đó là vấn đề sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực chưa phù hợp, kỷ luật lao động trong Công ty vẫn chưa cao.

Tỷ lệ nhân lực được đào tạo về chuyên môn có điều kiện được tiếp cận với trình độ quản lý, trình độ chuyên môn tiên tiến trên thế giới còn thấp.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa phù hợp, số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số cán bộ, công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý. Giảng viên đào tạo còn là giảng viên nội bộ nên kiến thức cung cấp cho CNLX, NVPV chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực được coi là biện pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Trên thực tế, Công ty có quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng mới chỉ dừng lại tập trung đầu tư cho những hoạt động đào tạo mang tính tập thể như: cử người đi tham gia phòng cháy chữa cháy; phối hợp với ngân hàng Agribank tổ chức lớp học về tiền giả cho nhân viên phòng kế toán, thu ngân, nhân viên bán hàng kinh doanh tổng hợp,… Mời giảng viên về bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc hành khách cho các nhân viên trực tiếp phục vụ trên các tuyến xe.

Số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không nhiều, tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp trình độ đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều giữa Trung ương và địa phương, không đồng đều giữa các địa phương; một số chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xe điện hà nội (Trang 103 - 104)