Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xe điện hà nội (Trang 75)

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE ĐIỆN HÀ NỘI LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE ĐIỆN HÀ NỘI

4.1.1. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực được coi là biện pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong mơi trường cạnh tranh.

Trên thực tế, Công ty có quan tâm tới cơng tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng mới chỉ dừng lại tập trung đầu tư cho những hoạt động đào tạo mang tính tập thể như: mở lớp liên kết với các trường chuyên nghiệp đào tạo phòng cháy chữa cháy; phối hợp với ngân hàng SHB tổ chức lớp học về tiền giả cho nhân viên phịng kế tốn, thu ngân, nhân viên bán hàng kinh doanh tổng hợp,…Mời giảng viên về bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc hành khách cho các nhân viên trực tiếp phục vụ trên các tuyến xe.

Hiện nay, Tổng Công ty và Công ty xây dựng và ban hành các giáo trình đào tạo theo cấp độ nhân viên qua thâm niên công tác được chia 3 cấp độ để khơng ngừng phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy định rõ về tiêu chuẩn, quy trình cũng như vai trị, trách nhiệm của Cơng ty, cá nhân trong và sau hoạt động này. Các các cá nhân khi tham gia các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đều được lo thu xếp thời gian và kinh phí đào tạo. Do đó, trong thời gian vừa học vừa làm này, chất lượng và kết quả công việc sẽ giảm sút bởi sự phân tán thời gian, công sức của người lao động. Vì đây là đào tạo mang tính chủ động, có trong kế hoạch hóa nguồn nhân lực nên sau thời gian đào tạo, có thể Cơng ty sẽ bố trí cơng việc cho phù hợp với trình độ, năng lực mới của người lao động, dẫn đến tâm lý thoải mái và tính tích cực trong học tập lao động của người lao động. Lãnh đạo Công ty luôn nhận thức rõ, việc tự tham gia các khóa đào tạo mà khơng có định hướng, quy hoạch này của người lao động dễ dẫn đến tình trạng “thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu” nguồn nhân lực có chất lượng cho Cơng ty. Do chủ động trong cơng tác đào tạo và chính sách nhân sự Cơng ty đã đạt được những hiệu quả nhất định trong hoạt động điều hành và quản lý.

Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội trong khối Vận tải hành khách cơng cộng nên hình thức đào tạo, quy trình đào

tạo phát triển nguồn Nhân lực hoạt động theo quy trình của Tổng Cơng ty vận tải Hà Nội.

Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo ngun tắc chung tồn Cơng ty. Các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Cần chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các phòng ban điều hành và cấp thực hiện. Công tác đào tạo được tiến hành đào tạo bằng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao, có trình độ tổ chức, có tinh thần trách nhiệm tốt, ln qn triệt theo những chính sách mà Cơng ty đã đề ra đều theo sự phân công, chỉ đạo, giám sát và quản lý của Trung tâm Đào tạo thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Mặt khác Cơng ty cũng có những khuyến khích bản thân người lao động tự nâng cao, trau dồi kiến thức chun mơn của mình, khơng ngừng sáng tạo trong quán trình làm việc nhằm giúp cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.

Điều kiện chuẩn đối với cán bộ được cử đi đào tạo, đối tượng cử đi phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chương trình đào tạo - Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có năng lực bản thân, phẩm chất tốt, có khả năng tiếp thu được những kiến thức mới.

- Có đủ điều kiện về sức khỏe, gia đình

- Cam kết làm việc lâu dài cho Công ty: đối với những trường hợp mới được tuyển dụng vào Công ty, giữa hai bên phải ký kết những điều khoản nhằm có những giao kèo, gắn kết nhằm giữ chân họ sau khi đã đào tạo họ.

4.1.2. Công tác tuyển dụng, tuyển mộ

Trong suốt những năm qua, Công ty Cổ phần Xe điện Hà nội đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh. Để có được những thành tích như trên, khơng thể khơng kể đến cơng sức đóng góp của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên của tồn Cơng ty. Với sự linh hoạt, sáng tạo, nắm bắt tận dụng thời cơ, cơ hội trong xu thế cạnh tranh của đội ngũ cán bộ quản lý cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật chun mơn tay nghề, cộng với sự nhiệt tình hăng say với cơng

việc… Cơng ty ln hồn thành tốt mọi chỉ tiêu đặt ra. Để có được nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất.

Số lượng cán bộ công nhân viên được tuyển dụng trong 03 năm cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Số lượng CNV tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động

Năm ( Người) 2014 ( Người) 2015 ( Người) 2016 So sánh 15/14 16/15

Cán bộ 1 1 1 - -

Lao động gián tiếp 8 10 12 +25% +20%

Lao động trực tiếp CNLX 134 131 65 -2% -50% NVPV 127 85 50 -33% -41% Chấm dứt HĐLĐ CNLX 126 70 45 -44% -35% NVPV 102 95 70 -6% -26% Nguồn: Phòng Nhân sự Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, số lượng lao động gián tiếp qua các năm khơng có thay đổi lớn, mỗi năm chỉ tăng 02 người.

Phần biến động lớn nằm ở đội ngũ lao động trực tiếp, cụ thể công tác tuyển dụng năm 2015 đội ngũ công nhân lái xe khơng cịn nhu cầu tuyển dụng nhiều như năm 2014, tuy số lượng tuyển dụng giảm 03 người nhưng sàn năm 2016, số lượng tuyển dụng của CNLX chỉ cịn có 65 người, giảm 50% so với nguồn tuyển năm 2014.

Đội ngũ NVPV cũng có những biến động đáng kể, giống như CNLX, lượng tuyển dụng vào công ty giảm qua từng năm, biến động >50% từ năm 2014 sang năm 2016.

Điều đó có thể thấy lực lượng lao động ổn định, tình trạng nghỉ việc, xin thơi việc, hoặc bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động giảm, số lao động trực tiếp vi phạm nội quy, quy chế giảm. Số liệu trên chứng minh một điều rất quan trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phát huy hiệu quả. Nguyên nhân chính dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động là do vi phạm nội quy, quy chế ( như ăn cắp vé, gian lận….), và đạt được sự ổn định nguồn nhân lực đó thì cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đóng góp một phần lớn của Công ty.

4.1.3. Trách nhiệm của bộ phận đào tạo về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty nhân lực của Công ty

a. Phòng ban chuyên trách về Đào tạo phát triển

Bộ phận Đào tạo thuộc phịng Nhân sự tại Cơng ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội có nhiệm vụ chun trách về cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Cơng ty. Bộ phận này có chức năng và nhiệm vụ như sau:

* Chức năng:

Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực sau:

+ Công tác lập kế hoạch, sắp xếp, đổi mới và phát triển nguồn nhân lực. + Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

+ Tổ chức các khóa đào tạo, theo dõi q trình đào tạo tồn bộ khối lao động trong Công ty.

* Nhiệm vụ về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

+ Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực dựa trên thực tế sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quân số thực tế lao động trên tuyến theo từng giai đoạn, từng quý, từng năm của Công ty.

+ Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thêm về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử dành cho CNLX, NVPV trong quá trình vận hành trên tuyến. CNLX còn thêm các kiến thức chuyên ngành nâng cao.

+ Tìm hiểu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, khả năng truyền tải nội dung sư phạm của đội ngũ giáo viên nội bộ. Nếu cần thiết phải đào tạo thêm kỹ năng sẽ làm báo cáo trình lên Giám đốc, lên Tổng Cơng ty Vận tải Hà Nội để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

b. Việc quản lý công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội đang dần dần hoàn thiện trong những năm gần đây, về cơ bản đã đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định, quy chế của Nhà nước, của Tổng Công ty Vận tải đã đề ra. Đa số các cán bộ, giảng viên được phân công theo dõi công tác đào tạo và huấn luyện đều phát huy tốt vai trị và trách nhiệm trong cơng việc, hăng say, nhiệt tình với cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hiện công tác đào tạo được tổ chức thống nhất từ Tổng Công ty Vận tải đến các đơn vị trực thuộc, Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội cũng nằm trong khối đào tạo vận tải

phục vụ cơng ích có một chương trình đào tạo phù hợp, ăn khớp với các bước thực hiện quy trình của Tổng Vận tải. Các cán bộ chuyên trách đều được đào tạo bài bản và có những sự hiểu biết nhất định trong lĩnh vực đào tạo.

4.1.4. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo của Cơng ty Cơng ty hiện tại có 02 nguồn lao động Cơng ty hiện tại có 02 nguồn lao động

- Lao động khối gián tiếp phụ trợ: CBCNV các khối phịng ban, cơng nhân xưởng Bảo dưỡng & sửa chữa, khối công nhân viên điều hành, nhân viên đội KTGS....

- Lao động trực tiếp: là các CNLX, NVPV hoạt động trực tiếp trên tuyến buýt.

4.1.4.1. Tổ chức công tác đào tạo đối với khối lao động gián tiếp phụ trợ

Chương trình đào tạo nghiệp vụ cơ bản, đào tạo các kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo chuyên sâu của khối lao động gián tiếp phụ trợ hoàn toàn thuộc quy trình đào tạo của Tổng Cơng ty Vận tải Hà Nội. Các đơn vị trực thuộc khơng được tự ý tổ chức các khóa đào tạo. Tổng Cơng ty Vận tải Hà Nội sẽ lên kế hoạch theo quý, theo năm và thông báo đến các đơn vị, ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung chương trình đào tạo, mục đích khóa đào tạo. Các Cơng ty trực thuộc dựa theo nội dung yêu cầu của Tổng Công ty sẽ lập danh sách cử cán bộ công nhân viên lên Trung tâm đào tạo tham dự khóa học. Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đào tạo tại phòng Nhân sự để theo dõi, báo cáo..

4.1.4.2. Tổ chức công tác đào tạo đối với khối lao động trực tiếp

a. Xác định nhu cầu đào tạo

* Xác định nhu cầu đào tạo do tuyển dụng mới

Căn cứ theo định biên được cập nhật thường xuyên theo tuần, sự chênh lệch giữa con người và phương tiện vận hành thực tế là cơ sở để tuyển dụng mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty sẽ ra thông báo tuyển dụng đăng tải trên báo lao động, báo an ninh thủ đô, làm thông báo dán tại bảng tin của Công ty, dán trên các phương tiện xe buýt vận hành của Công ty quản lý, tại các bến xe do Cơng ty phụ trách. Sau khi hồn thiện mọi thủ tục hành chính sẽ bố trí thời khóa biết bắt đầu đào tạo nghiệp vụ bậc I cho CNLX và NVPV. Do hai cơng nhân viên có kiến thức chun môn nghiệp vụ khác nhau sẽ

chia làm 02 lớp trong một khóa đào tạo: 01 lớp dành cho CNLX, 01 lớp dành cho NVPV.

Từ năm 2014 đến năm 2016, số lượng công nhân viên biến động mạnh. Cụ thể trong năm 2014, tuyển dụng và đào tạo cho 254 CNLX chia làm 11 khóa, 324 NVPV chia làm 15 khóa đào tạo. Tất cả các học viên đều đạt 100% thành tích bài thi cuối khóa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bậc I. Sang năm 2015, nhu cầu tuyển dụng CNLX tăng 02 người so với năm 2014, cịn NVPV thì tăng lên đến 183 người tuyển dụng để đào tạo. Nguyên nhân là do lượng công nhân viên biến động mạnh, trong q trình vận hành có nhiều ngun nhân dẫn đến sơ xuất. Đối với NVPV lỗi phổ biến là sót vé tháng, sót vé ngày, thu tiền khơng xé vé, vi phạm doanh thu ảnh hưởng đến nguồn tài chính của Nhà nước. Đối với CNLX các nguyên nhân chính là hạ bằng, xảy ra tai nạn ngồi ý muốn trong q trình vận hành trên tuyến. Sang năm 2016, nhu cầu tuyển dụng CNLX giảm đáng kể, số lượng tuyển là 36 CNLX, nhưng NVPV thì vượt nhu cầu kế hoạch đào tạo ban đầu, cụ thể tuyển dụng 204 NVPV phục vụ vận hành kinh doanh VTHKCC. * Đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho CNLX, NVBV

Căn cứ vào thời gian làm việc của công nhân viên để đào tạo. Khi nhân viên mới tuyển dụng hết thời gian thử việc được đào tạo nâng cao về đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc trong suốt thời gian nhận ca.

Hiện nay, xuất hiện nhiều tình trạng đội ngũ CNLX, NVPV thái độ với khách hang như: khách hàng hỏi đường trả lời với thái độ cáu gắt, thờ ơ khi khách hàng gặp sự cố khi đang tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khi đi xe buýt dễ gặp phải trường hợp bị quấy rối tình dục nhưng CNLX và NVPV tỏ thái độ bàng quang không giúp đỡ, bỏ qua tình trạng móc túi, cướp giật ngay tại các điểm dừng đỗ của xe buýt.

Việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ hành khách hiện nay là hết sức cần thiết. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ học vấn của con người cũng phải được nâng cao để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Nếu con người không tự nâng cao ý thức, nâng cao dân trí sẽ tụt hậu, tự mình đào thải ra khỏi sự tiến bộ của toàn cầu.

Theo quy định thời hạn của chứng chỉ hành nghề, khi học viên đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn CNLX, NVPV bậc I sau thời hạn 02 năm sẽ được học nâng

bậc II, tiếp tục sau 02 năm nữa sẽ được đào tạo lên bậc III. Đó là cơ sở tiền đề để sau 03 năm được đào tạo và thi nâng bậc lương theo quy chuẩn thang bảng lương. Tuy nhiên, CNLX, NVPV vi phạm nội quy, quy chế mà cơng ty đã đề ra, có quyết định kỷ luật vẫn được tham gia khóa đào tạo. Nhưng khơng được đào tạo nâng bậc hành nghề, nâng bậc lương. Đó là đào tạo lại bậc nghề mà CNLX, NVBV đó đang giữ bậc, do thời hạn đào tạo là 02 năm nên vẫn phải đào tạo theo đúng quy chuẩn ban hành.

* Xác định nhu cầu đào tạo khác

Đào tạo cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải cho CNLX, NVBV đang làm việc tại Công ty.

Cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ là bắt buộc đối với tất cả những ai đang hoạt động trong khối vận tải. Dù là hình thức vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng khơng….. vẫn phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ do Hiệp hội vận tải đơn vị đào tạo để cấp chứng chỉ hoặc tự Công ty đào tạo cho các công nhân viên của Cơng ty mình. Chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xe điện hà nội (Trang 75)