PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Đối với số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và được tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ ở thành phố Sông Công. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, tivi, internet… để đảm đảm được tính thời sự của thông tin.

Đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên môn như: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Nội vụ thành phố Sông Công, UBND thành phố Sông Công ...

3.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra: Trên cơ sở thiết lập phiếu điều tra các đối tượng là CBCC thành phố và người dân trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

- Quy mô mẫu: Số lượng mẫu phiếu điều tra 120 phiếu. - Phương pháp chọn mẫu điều tra: ngẫu nhiên

Các phương pháp phi ngẫu nhiên gồm:

+ Chọn mẫu thuận tiện: là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn người điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

+Chọn mẫu phán đoán: Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

+ Chọn mẫu định ngạch : Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu.

Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch để điều tra:

phòng ban chuyên môn ở thành phố như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế, Phòng Tư pháp. Đối tượng điều tra là CBCC là quản lý, lãnh đạo để đánh giá chất lượng, trình độ CBCC của thành phố. Mỗi phòng điều tra khoảng 2-3 người. Tổng số phiếu điều tra ở 06 phòng là 15 phiếu.

+ Điều tra là 11 xã, phường, nghiên cứu lựa chọn 8 xã, phường. Tổng số 80 phiếu điều tra, mỗi xã, phường là 10 phiếu. Đối tượng điều tra là CBCC cấp xã hay làm việc với CBCC cấp huyện để lấy kết quả đánh giá CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công.

+ Điều tra, phỏng vấn người dân về đánh giá chất lượng, trình độ, năng lực quản lý điều hành CBCC thành phố gồm 25 phiếu điều tra.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện tại địa bàn thành phố Sông Công để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của thành phố Sông Công…

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của CBCC, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ trên địa bàn thành phố Sông Công theo kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra về chất lượng đội ngũ CBCC trên địa bàn thành phố. Đối tượng được phỏng vấn là

những người dân tại trên địa bàn thành phố. Bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

Chất lượng đội ngũ cán bộ được đánh giá qua 3 khía cạnh khác nhau:

-Kỹ năng giải quyết các công việc

-Phẩm chất đạo đức lối sống

-Thái độ trách nhiệm với công việc

Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã lựa chọn ra được 120 phiếu hợp lệ và tiến hành nghiên cứu với 120 mẫu. Ở đây, người dân đánh giá CBCC theo cơ cấu chức danh CBCC gồm:

-Cán bộ khối Đảng: gồm có Bí thư và Phó Bí thư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cán bộ khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND.

-Cán bộ khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn TNCS HCM.

-Công chức chuyên môn: gồm 7 chức danh công chức chuyên môn. 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu CBCC

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công như sau:

Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ CBCC cấp huyện:

- Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế CBCC được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp huyện: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ CBCC hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ CBCC: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu CBCC là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng CBCC

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện là những kiến thức chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, ĐH, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, CBCC cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của CBCC. Thực tế cho thấy nếu CBCC có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của người CBCC: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của CBCC. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả làm việc của CBCC - Kết quả phát triển kinh tế của thành phố. - Kết quả phát triển kinh tế của thành phố.

- Kết quả phát triển xã hội.

- Mức độ đáp ứng các nhiệm vụ được giao - Số CBCC hoàn thành nhiệm vụ được giao...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CBCC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nền hành chính nước ta bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính. Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ CBCC nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Chất lượng CBCC thể hiện qua nhiều tiêu chí- độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước và trình độ LLCT. Thống kê về các tiêu chí trên đối với đội ngũ CBCC thành phố Sông Công cho những kết quả sau đây:

4.1.1. Thực trạng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo số lượng và cơ cấu lượng và cơ cấu

a. Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công

Nhằm từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ được thành phố đặc biệt quan tâm, chú trọng. Công tác tuyển dụng được thực hiện đảm bảo theo tiêu chuẩn, tính khách quan, đúng quy định, quy trình, theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Tổng số CBCC cấp huyện của thành phố Sông Công là 303 người, trong đó: + Cán bộ chuyên trách, công chức: 186 người.

+ Cán bộ không chuyên trách: 117 người.

Tính đến tháng 12 năm 2016, tổng số CBCC hành chính thành phố Sông Công là 122 người. Để đánh giá số lượng đội ngũ CBCC ở thành phố Sông Công qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1 Số lượng và cơ cấu CBCC cấp huyện thành phố qua các năm ĐVT: người, % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 1. Cán bộ 149 53 154 52,9 161 53,1 3,35 4,5 2. Công chức 132 47 137 47,1 142 46,9 3,78 3,6 Tổng 281 100 291 100 303 100 3,55 4,12

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.1 cho thấy số lượng CBCC hành chính ở thành phố Sông Công thay đổi theo chiều hướng tăng trong giai đoạn năm 2014- 2016. Năm 2014 tổng số CBCC là 281 người, sang năm 2015, số lượng CBCC tăng lên đến 291 người, tăng 3,55% và năm 2016 đội ngũ CBCC tăng lên đến 303 người, tăng 4,12% so với năm 2015 . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tổng số CBCC thì cán bộ chiếm tỷ lệ cao hơn công chức. Số lượng cán bộ chiếm tỷ lệ trên 52% và công chức chiếm tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ này dao động trong khoảng dưới 47,1%.

Các đơn vị hành chính tại thành phố Sông Công vẫn chưa bố trí hết số biên chế CBCC được giao, cụ thể năm 2014 còn trống 26 biên chế, chiếm tỷ lệ 9,5%; năm 2015 còn trống 22 biên chế, chiếm 8%; năm 2016 còn trống 17 biên chế, chiếm 6,2%.

Phân tích trên cho thấy thành phố Sông Công đã quan tâm bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ CBCC, song vẫn chưa tận dụng hết số biên chế được giao để bố trí công việc.

b. Cơ cấu CBCC cấp huyện theo giới tính

Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số CBCC hành chính thành phố Sông Công là 303 người, trong đó:

Bảng 4.2. Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công theo giới tính

ĐVT: Người < 30 tuổi 31 đến 50 51 đến 60 Nam Nữ Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tỷ lệ (%) Nam (59 tuổi) Nữ (54 tuổi) Tỷ lệ (%)

Nam Nữ nam nữ nam nữ

30 33 9,9 10,9 122 55 40,2 18,2 50 13 16,5 4,2

63 20,8 177 58,4 63 20,8

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.2 cho thấy độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi tỷ lệ giữa số cán bộ nam và nữ, số cán bộ nam nhiều hơn hai lần cán bộ nữ, thể hiện: ở độ tuổi từ 30 đến 50 thì nam có 122 người còn nữ có 55 người. Đến độ tuổi trên 50 đến 60 tỷ lệ cán bộ nam và nữ lại chênh lệch lớn hơn,số cán bộ nam gấp gần bốn lần số cán bộ nữ, nam là 50 người còn nữ có 13 người.

Tuy nhiên, ở độ tuổi dưới 30 tỷ lệ giữa cán bộ nam và nữ tương đối cân bằng: nam 30, nữ 33. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, cơ cấu hợp lý, đây là lực lượng nòng cốt của thành phố.

Bảng 4.2 cho thấy cán bộ ở độ tuổi dưới 30 và độ tuổi trên 50 tuổi có tỷ lệ bằng nhau (20,8%), ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm 58,4 %. Điều đó có nghĩa là đội ngũ CBCC thành phố Sông Công trẻ. Đây là điểm mạnh của đội ngũ CBCC huyện - trẻ nhưng đủ độ chín chắn, trưởng thành, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng đối với nhân dân và cấp trên. Đây là lớp kế cận chất lượng cho các chức danh lãnh đạo của thành phố về lâu dài.

4.1.2. Chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo trình độ văn hóa chuyên môn, LLCT, quản lý Nhà nước độ văn hóa chuyên môn, LLCT, quản lý Nhà nước

4.1.2.1. Trình độ văn hóa, chuyên môn

Trình độ văn hóa, chuyên môn là một vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu về chất lượng CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công.

a. Trình độ văn hóa - Cấp II (THCS) = 08 người = 2,64% - Cấp III (THPT) = 295 người = 97,36% Đơn vị tính: % 2.64 97.36 THCS THPT

Biểu đồ 4.1. Trình độ văn hóa của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016)

b. Trình độ chuyên môn

-ĐH và cao học 231 người = 76,23%

-Cao đẳng 10 người = 3,3%

-Trung cấp 32 người = 10,56%

-Sơ cấp 30 người = 9,91%

-Chưa qua đào tạo = 0

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016)

10,56 9,91 Đại học và cao học 3,3 Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 76,23

c. Trình độ phân theo độ tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo độ tuổi

ĐVT: người

Phân theo độ tuổi Tổng số cao học ĐH và đẳng Cao Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 59)