Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Đã có nhiều nghiên cứu của tổ chức và cá nhân trước đây về CBCC nhưng trên các góc độ, nội dung khác nhau:

- Bùi Thị Yến, 2005, Học viện hành chính Quốc gia, Nâng cao trình độ đội ngũ CBCC huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Luận văn này đã nghiên cứu việc nâng cao trình độ của CBCC, trong đó đã nêu lên các giải pháp, như: Đề nghị hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo Quyết định số 04/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ, đề nghị nâng cao chất lượng công tác thi tuyển, công tác bầu cử HĐND cấp xã, có chính sách thu hút nhân tài, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao ý thức tự học của cán bộ, tăng cường công tác quản lý của phòng Nội vụ... Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập được tổng thể các giải pháp có tính liên hoàn, giải pháp này hỗ trợ hoặc làm tiền đề cho giải pháp kia, chưa nêu được những biện pháp cụ thể phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay của từng giải pháp.

- Dương Thị Lan, 2012, Trường ĐH Khoa học Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Nâng cao trình độ đội ngũ CBCC UBND xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang, tỉnh

Bắc Giang. Luận văn này đã nghiên cứu giải pháp về nâng cao trình độ của đội ngũ CBCC cấp xã, đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức qua thi tuyển, công tác quy hoạch công chức, đề nghị hoàn thiện chính sách tiền lương. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến các giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ cấp xã, các giải pháp chưa mang tính đồng bộ, toàn diện để nâng cao trình độ của cả đội ngũ CBCC.

Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện được đặc biệt quan tâm. Dưới góc độ khoa học, các công trình trên rất có giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này. Tính đến nay, chưa có công trình, đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chính vì vậy đề tài này chưa được nghiên cứu một cách toàn diễn, kỹ lưỡng tại bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện về tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công: - Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên. - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Trải qua gần 30 năm xây dựng phát triển với quá trình xây dựng và hoàn thiện đơn vị hành chính trực thuộc, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Sông Công đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực, nhất là nội lực để phát triển kinh tế - xã

hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo tiền đề quan trọng phát triển đô thị Sông Công. Ngày 18/10/2010 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 về thành lập thành phố Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang, Lương Sơn.

- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Địa hình đất đai

a. Tài nguyên đất

Thành phố Sông Công có diện tích tự nhiên 9843 ha. Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 7110,73 ha, chiếm 72,2%.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 2.652,47 ha, chiếm 26,9%. - Diện tích đất chưa sử dụng: 79,8 ha, chiếm 0,9%.

b. Dân số, lao động

Tính đến ngày 31/12/2016, sau khi quy đổi thành phố Sông Công có 109.411 người, trong đó dân khu vực nội thị là 67.588 người. Mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là 1.111 người/km2.

Năm 2016, thành phố có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,701%. Nhìn chung biến động dân số của thành phố từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thành phố Sông Công.

Tổng số lao động toàn thành phố là 34.892 người, trong đó lao động khu vực nội thị 23.346 người, ngoại thị 11.546 người. Trong khu vực nội thị, lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 3.186 người (chiếm 13,65%); lao động phi nông nghiệp 20.160 người (chiếm 86,35%).

c. Đơn vị hành chính

Thành phố Sông Công có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 7 phường (Lương Châu, Mỏ Chè, Cải Đan, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Lương Sơn) và 4 xã (Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên).

Bảng 3.1. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính thuộc thành phố Sông Công tính đến ngày 31/12/2016

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (ha)

Dân sốsau quy đổi (người)

1 Phường Mỏ Chè 165,00 10,075

2 Phường Thắng Lợi 430,00 12,095

3 Phường Lương Châu 230,00 4,154

4 Phường Cải Đan 533,00 10,150

5 Phường Phố Cò 465,00 12,530 6 Phường Bách Quang 852,50 10,564 7 Xã Tân Quang 1.106,50 7,890 8 Xã Bá Xuyên 867,27 5,665 9 Xã Vinh Sơn 827,00 3,112 10 Xã Bình Sơn 2.800,00 9,309

11 Phường Lương Sơn 1568,00 23,865

Toàn thành phố 9,843 109,411

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống, thành phố Sông Công được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

a. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2014 - 2016 là 16,93%, riêng năm 2016 là 14,8%.

Thành phố Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thành phố năm 2015 đạt 7.895 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.955 tỷ đồng, chiếm 75,43%.

+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.520 tỷ đồng, chiếm 19,25%.

+ Nông - lâm - Ngư nhiệp đạt 420 tỷ đồng, chiếm 5,32%.

Như vậy, năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 94,68% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 So sánh % 2016/2015

1) GTSX theo giá hiện hành

(ĐVT: Tỷ đồng) 6018 6875 7895 14,24 14,84

- Thương mại - dịch vụ 1028 1.242 1520 20,82 22,38 - Công nghiệp - xây dựng 4639 5250 5955 13,17 13,43

- Nông, lâm, ngư nghiệp 351 383 420 9,12 9,66

2) Cơ cấu kinh tế (ĐVT: %) 100 100 100

- Thương mại - dịch vụ 17,08 18,07 19,25 5,80 6,53 - Công nghiệp - xây dựng 77,09 76,36 75,43 -0,95 -1,22 - Nông lâm ngư nghiệp 5,83 5,57 5,32 -4,46 -4,49

b. Thu chi ngân sách và GDP bình quân đầu người

Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 953.638 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước thực hiện 327.619 tỷ đồng, bằng 128,9% kế hoạch tỉnh giao, bằng 123,3% kế hoạch thành phố.

Bảng 3.3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Sông Công

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Thu ngân sách trên địa bàn 709233,9 735443 953638 3,70 29,67 Chi ngân sách trên địa bàn 249398,2 265905 327619 6,62 23,21 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Sông Công (2016) GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2016 đạt 2.188 USD.

GDP đầu người của cả nước đạt 1.960 USD/người/năm.

c. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

Nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội là lĩnh vực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Ban đầu thành phố chỉ có một cụm công nghiệp Gò Đầm với 3 nhà máy, đến nay thành phố có hai Khu công nghiệp tập trung của tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công nghiệp nhỏ với trên 300 cơ sở kinh tế và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền đã góp phần tạo sức hấp dẫn đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, nắm bắt thời cơ chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là những tuyến đường huyết mạch (đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 được nâng cấp…), mở ra cho Sông Công những triển vọng mới.

d. Công tác quản lý đô thị và xây dựng cơ bản

- Về công tác quản lý đô thị: UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của thành phố tích cực phối hợp với UBND các xã, phường kiểm tra việc quản lý trật tự xây dựng, hành lang an toàn giao thông, quản lý đô thị theo đúng quy chế quản lý đô thị của thành phố. Công tác vệ sinh môi trường đô thị được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan đô thị sáng, xanh và sạch.

- Về công tác quy hoạch: Hiện nay 7/7 phường (Mỏ Chè, Lương Châu, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Cải Đan, phường Lương Sơn) của thành phố Sông Công đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và 4 xã (Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang, Vinh Sơn) đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

- Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án chuyển tiếp. UBND thành phố chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố phối hợp với các ngành của tỉnh và thành phố thực hiện hoàn thiện hồ sơ nhanh, quyết toán, bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng các dự án đã hoàn thành và tiếp tục triển khai các bước để chuẩn bị đầu tư 14 dự án. Trong năm 2016, tổng thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố ước thực hiện 59,5 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch vốn được giao cho 39 dự án.

Đ. Phát triển công nghiệp và xây dựng

Năm 2016, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, trong nước đã làm cho doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì củng cố sản xuất, tìm hiểu, khai thác thêm thị trường mới, nên giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn duy trì phát triển và tăng khá so với cùng kỳ.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện 4.705 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Công nghiệp của thành phố được đầu tư và tập trung vào khai thác các lợi thế sẵn có, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Các sản phẩm có quy mô giá trị sản xuất lớn là các sản phẩm ngành luyện kim và cơ khí như động cơ diezen, phụ tùng ô tô, xe máy, thép cán, kẽm thỏi, công cụ cầm tay...

Diện tích công nghiệp tập trung của thành phố Sông Công 578 ha, trong đó có 02 Khu công nghiệp và 03 Cụm công nghiệp gồm:

- Khu công nghiệp Sông Công I (220 ha): Khu A có diện tích 40 ha thuộc địa bàn 2 phường Mỏ Chè và Lương Châu; Khu B có diện tích 197 ha thuộc phường Bách Quang, sản xuất linh kiện Honda, Toyota, dụng cụ y tế, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng.

Diện tích công nghiệp đã lấp đầy gần 100 ha; đã thu hút được 38 dự án đầu tư (trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng, có 25 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may; giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48)