Điều kiện về tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công: - Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên. - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Trải qua gần 30 năm xây dựng phát triển với quá trình xây dựng và hoàn thiện đơn vị hành chính trực thuộc, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Sông Công đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực, nhất là nội lực để phát triển kinh tế - xã

hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo tiền đề quan trọng phát triển đô thị Sông Công. Ngày 18/10/2010 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 về thành lập thành phố Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang, Lương Sơn.

- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)