Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61)

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của CBCC, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ trên địa bàn thành phố Sông Công theo kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra về chất lượng đội ngũ CBCC trên địa bàn thành phố. Đối tượng được phỏng vấn là

những người dân tại trên địa bàn thành phố. Bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

Chất lượng đội ngũ cán bộ được đánh giá qua 3 khía cạnh khác nhau:

-Kỹ năng giải quyết các công việc

-Phẩm chất đạo đức lối sống

-Thái độ trách nhiệm với công việc

Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã lựa chọn ra được 120 phiếu hợp lệ và tiến hành nghiên cứu với 120 mẫu. Ở đây, người dân đánh giá CBCC theo cơ cấu chức danh CBCC gồm:

-Cán bộ khối Đảng: gồm có Bí thư và Phó Bí thư

-Cán bộ khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND.

-Cán bộ khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam thành phố, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn TNCS HCM.

-Công chức chuyên môn: gồm 7 chức danh công chức chuyên môn. 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu CBCC

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công như sau:

Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ CBCC cấp huyện:

- Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế CBCC được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp huyện: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ CBCC hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ CBCC: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu CBCC là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng CBCC

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện là những kiến thức chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, ĐH, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, CBCC cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của CBCC. Thực tế cho thấy nếu CBCC có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của người CBCC: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của CBCC. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả làm việc của CBCC - Kết quả phát triển kinh tế của thành phố. - Kết quả phát triển kinh tế của thành phố.

- Kết quả phát triển xã hội.

- Mức độ đáp ứng các nhiệm vụ được giao - Số CBCC hoàn thành nhiệm vụ được giao... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CBCC CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nền hành chính nước ta bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính. Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ CBCC nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Chất lượng CBCC thể hiện qua nhiều tiêu chí- độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước và trình độ LLCT. Thống kê về các tiêu chí trên đối với đội ngũ CBCC thành phố Sông Công cho những kết quả sau đây:

4.1.1. Thực trạng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo số lượng và cơ cấu lượng và cơ cấu

a. Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công

Nhằm từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ được thành phố đặc biệt quan tâm, chú trọng. Công tác tuyển dụng được thực hiện đảm bảo theo tiêu chuẩn, tính khách quan, đúng quy định, quy trình, theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Tổng số CBCC cấp huyện của thành phố Sông Công là 303 người, trong đó: + Cán bộ chuyên trách, công chức: 186 người.

+ Cán bộ không chuyên trách: 117 người.

Tính đến tháng 12 năm 2016, tổng số CBCC hành chính thành phố Sông Công là 122 người. Để đánh giá số lượng đội ngũ CBCC ở thành phố Sông Công qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1 Số lượng và cơ cấu CBCC cấp huyện thành phố qua các năm ĐVT: người, % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 1. Cán bộ 149 53 154 52,9 161 53,1 3,35 4,5 2. Công chức 132 47 137 47,1 142 46,9 3,78 3,6 Tổng 281 100 291 100 303 100 3,55 4,12

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.1 cho thấy số lượng CBCC hành chính ở thành phố Sông Công thay đổi theo chiều hướng tăng trong giai đoạn năm 2014- 2016. Năm 2014 tổng số CBCC là 281 người, sang năm 2015, số lượng CBCC tăng lên đến 291 người, tăng 3,55% và năm 2016 đội ngũ CBCC tăng lên đến 303 người, tăng 4,12% so với năm 2015 .

Trong tổng số CBCC thì cán bộ chiếm tỷ lệ cao hơn công chức. Số lượng cán bộ chiếm tỷ lệ trên 52% và công chức chiếm tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ này dao động trong khoảng dưới 47,1%.

Các đơn vị hành chính tại thành phố Sông Công vẫn chưa bố trí hết số biên chế CBCC được giao, cụ thể năm 2014 còn trống 26 biên chế, chiếm tỷ lệ 9,5%; năm 2015 còn trống 22 biên chế, chiếm 8%; năm 2016 còn trống 17 biên chế, chiếm 6,2%.

Phân tích trên cho thấy thành phố Sông Công đã quan tâm bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ CBCC, song vẫn chưa tận dụng hết số biên chế được giao để bố trí công việc.

b. Cơ cấu CBCC cấp huyện theo giới tính

Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số CBCC hành chính thành phố Sông Công là 303 người, trong đó:

Bảng 4.2. Số lượng đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công theo giới tính

ĐVT: Người < 30 tuổi 31 đến 50 51 đến 60 Nam Nữ Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tỷ lệ (%) Nam (59 tuổi) Nữ (54 tuổi) Tỷ lệ (%)

Nam Nữ nam nữ nam nữ

30 33 9,9 10,9 122 55 40,2 18,2 50 13 16,5 4,2

63 20,8 177 58,4 63 20,8

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.2 cho thấy độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi tỷ lệ giữa số cán bộ nam và nữ, số cán bộ nam nhiều hơn hai lần cán bộ nữ, thể hiện: ở độ tuổi từ 30 đến 50 thì nam có 122 người còn nữ có 55 người. Đến độ tuổi trên 50 đến 60 tỷ lệ cán bộ nam và nữ lại chênh lệch lớn hơn,số cán bộ nam gấp gần bốn lần số cán bộ nữ, nam là 50 người còn nữ có 13 người.

Tuy nhiên, ở độ tuổi dưới 30 tỷ lệ giữa cán bộ nam và nữ tương đối cân bằng: nam 30, nữ 33. Đây là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, cơ cấu hợp lý, đây là lực lượng nòng cốt của thành phố.

Bảng 4.2 cho thấy cán bộ ở độ tuổi dưới 30 và độ tuổi trên 50 tuổi có tỷ lệ bằng nhau (20,8%), ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm 58,4 %. Điều đó có nghĩa là đội ngũ CBCC thành phố Sông Công trẻ. Đây là điểm mạnh của đội ngũ CBCC huyện - trẻ nhưng đủ độ chín chắn, trưởng thành, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng đối với nhân dân và cấp trên. Đây là lớp kế cận chất lượng cho các chức danh lãnh đạo của thành phố về lâu dài.

4.1.2. Chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo trình độ văn hóa chuyên môn, LLCT, quản lý Nhà nước độ văn hóa chuyên môn, LLCT, quản lý Nhà nước

4.1.2.1. Trình độ văn hóa, chuyên môn

Trình độ văn hóa, chuyên môn là một vấn đề đáng quan tâm khi nghiên cứu về chất lượng CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công.

a. Trình độ văn hóa - Cấp II (THCS) = 08 người = 2,64% - Cấp III (THPT) = 295 người = 97,36% Đơn vị tính: % 2.64 97.36 THCS THPT

Biểu đồ 4.1. Trình độ văn hóa của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016)

b. Trình độ chuyên môn

-ĐH và cao học 231 người = 76,23%

-Cao đẳng 10 người = 3,3%

-Trung cấp 32 người = 10,56%

-Sơ cấp 30 người = 9,91%

-Chưa qua đào tạo = 0

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016)

10,56 9,91 Đại học và cao học 3,3 Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 76,23

c. Trình độ phân theo độ tuổi

Bảng 4.3. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của CBCC cấp huyện thành phố Sông Công theo độ tuổi

ĐVT: người

Phân theo độ tuổi Tổng số cao học ĐH và đẳng Cao Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo

Dưới 30 tuổi 63 62 1 0 0 0

Từ 30 đến 50 tuổi 177 139 8 20 10 0

Trên 50 tuổi 63 30 1 12 20 0

Tổng số (người) 303 231 10 32 30 0 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.3 cho thấy trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện thành phố Sông Công có tỷ lệ cao: 241/303 người có bằng ĐH và cao học, cao đẳng nằm trong độ tuổi dưới 50, số còn lại chủ yếu là cán bộ sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ tốt là cơ sở để CBCC có điều kiện tiếp xúc những nội dung quản lý mới và có điều kiện thuận lợi trong khi thi hành công vụ, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ CBCC nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ của CBCC. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như các chỉ thị nghị quyết của chính quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước cho nhân dân. Hạn chế năng lực thực hiện nhiệm vụ, năng lực quản lý điều hành, kiếm tra đôn đốc trong lĩnh vực do mình phụ trách. Do đó trình độ học vấn cao, đồng đều là một yếu tố quyết định việc thắng lợi hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ công tác trên các lĩnh vực của bộ máy chính quyền thành phố Sông Công.

4.1.2.2. Trình độ lý luận chính trị

Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công được đánh giá trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.4. Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố

ĐVT: người, %

Chức danh Số lượng

Chưa qua đào tạo Trung cấp Cao cấp, cử nhân SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Cán bộ 161 66 41 65 40,5 30 18,5 Công chức 142 57 40,1 60 42,3 25 17,6 Tổng 303 123 40,6 125 41,3 55 18,1

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.4 cho thấy trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp huyện được chia thành 3 nhóm: chưa qua đào tạo, trung cấp và cao cấp, cử nhân.

Số CBCC chưa qua đào tạo vẫn còn khá cao là 40,6% tương ứng với 123 người. Số công chức chưa qua đào tạo LLCT là 57 người và chiếm tỷ lệ 40,1%.

Số CBCC có trình độ trung cấp là 125 người, chiếm tỷ lệ 41,3%. Và trình độ lý luận, chính trị ở mức cao cấp, cử nhân là 55 người tương ứng với tỷ lệ 18,1%.

Số liệu thống kê trên cho thấy đội ngũ CBCC thành phố Sông Công đã cơ bản được đào tạo về LLCT. Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền. Tuy nhiên những CBCC được đào tạo về lý luận, chính trị ở mức cao cấp, cử nhân còn ít…Trong những năm tới cần có biện pháp tổ chức công tác nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ CBCC trên địa bàn thành phố Sông Công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3. Về trình độ quản lý nhà nước

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải được chính quy hóa, pháp luật hóa thì việc đào tạo đội ngũ CBCC có trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ quá thấp, chủ yếu là bồi dưỡng chương trình chuyên viên cũng là một khó khăn, gây ra những trở ngại hạn chế hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền.

Bảng 4.5. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố ĐVT: người, % Chức danh Số lượng Chưa qua

đào tạo Chuyên viên Sơ cấp Trung cấp ĐH SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Cán bộ 161 39 24,2 100 62,1 12 7,5 7 4,3 3 1,9 Công

chức 142 30 21,1 94 66,2 13 9,2 5 3,5 0 0

Tổng 303 69 22,8 194 64 25 8,3 12 4 3 0,9 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Sông Công (2016) Bảng 4.5 cho thấy trình độ quản lý nhà nước của CBCC cấp huyện tại thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61)