Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

thành phố Sông Công những năm tới.

Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện trên địa bàn thành phố Sông Công, lãnh đạo thành phố đã đề ra các định hướng cụ thể cho từng vấn đề.

Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.

Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương.

Quá trình nâng cao chất lượng CBCC cấp huyện phải theo kịp được sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nước tại địa phương. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của thành phố Sông Công phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.

Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn thành phố. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm thành phố, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả.

Nâng cao chất lượng CBCC của thành phố Sông Công dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của thành phố.

Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với CBCC cấp huyện tại thành phố phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để CBCC yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của thành phố.

Xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện tại thành phố Sông Công có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học; xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ, phấn đấu đến năm 2018, 100% các cấp ủy Đảng xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa vào quy hoạch tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý là nữ đạt từ 35% trở lên. Nâng tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi trẻ và có trình độ cao.

Đội ngũ CBCC cấp huyện phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020: 95% cán bộ được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; 98% công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành; trong đó có trên 80% được đào tạo chuyên môn cao đẳng, ĐH và cao học. 90% cán bộ có trình độ LLCT từ trung cấp trở lên, 80% công chức được đào tạo từ trung cấp LLCT trở lên. 100% CBCC được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó 80% CBCC có kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)