Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 59)

3.1.2.1. Địa hình đất đai

a. Tài nguyên đất

Thành phố Sông Công có diện tích tự nhiên 9843 ha. Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 7110,73 ha, chiếm 72,2%.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 2.652,47 ha, chiếm 26,9%. - Diện tích đất chưa sử dụng: 79,8 ha, chiếm 0,9%.

b. Dân số, lao động

Tính đến ngày 31/12/2016, sau khi quy đổi thành phố Sông Công có 109.411 người, trong đó dân khu vực nội thị là 67.588 người. Mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là 1.111 người/km2.

Năm 2016, thành phố có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,701%. Nhìn chung biến động dân số của thành phố từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thành phố Sông Công.

Tổng số lao động toàn thành phố là 34.892 người, trong đó lao động khu vực nội thị 23.346 người, ngoại thị 11.546 người. Trong khu vực nội thị, lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 3.186 người (chiếm 13,65%); lao động phi nông nghiệp 20.160 người (chiếm 86,35%).

c. Đơn vị hành chính

Thành phố Sông Công có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 7 phường (Lương Châu, Mỏ Chè, Cải Đan, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Lương Sơn) và 4 xã (Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên).

Bảng 3.1. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính thuộc thành phố Sông Công tính đến ngày 31/12/2016

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (ha)

Dân sốsau quy đổi (người)

1 Phường Mỏ Chè 165,00 10,075

2 Phường Thắng Lợi 430,00 12,095

3 Phường Lương Châu 230,00 4,154

4 Phường Cải Đan 533,00 10,150

5 Phường Phố Cò 465,00 12,530 6 Phường Bách Quang 852,50 10,564 7 Xã Tân Quang 1.106,50 7,890 8 Xã Bá Xuyên 867,27 5,665 9 Xã Vinh Sơn 827,00 3,112 10 Xã Bình Sơn 2.800,00 9,309

11 Phường Lương Sơn 1568,00 23,865

Toàn thành phố 9,843 109,411

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống, thành phố Sông Công được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

a. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2014 - 2016 là 16,93%, riêng năm 2016 là 14,8%.

Thành phố Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thành phố năm 2015 đạt 7.895 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.955 tỷ đồng, chiếm 75,43%.

+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.520 tỷ đồng, chiếm 19,25%.

+ Nông - lâm - Ngư nhiệp đạt 420 tỷ đồng, chiếm 5,32%.

Như vậy, năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 94,68% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 So sánh % 2016/2015

1) GTSX theo giá hiện hành

(ĐVT: Tỷ đồng) 6018 6875 7895 14,24 14,84

- Thương mại - dịch vụ 1028 1.242 1520 20,82 22,38 - Công nghiệp - xây dựng 4639 5250 5955 13,17 13,43

- Nông, lâm, ngư nghiệp 351 383 420 9,12 9,66

2) Cơ cấu kinh tế (ĐVT: %) 100 100 100

- Thương mại - dịch vụ 17,08 18,07 19,25 5,80 6,53 - Công nghiệp - xây dựng 77,09 76,36 75,43 -0,95 -1,22 - Nông lâm ngư nghiệp 5,83 5,57 5,32 -4,46 -4,49

b. Thu chi ngân sách và GDP bình quân đầu người

Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 953.638 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước thực hiện 327.619 tỷ đồng, bằng 128,9% kế hoạch tỉnh giao, bằng 123,3% kế hoạch thành phố.

Bảng 3.3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Sông Công

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Thu ngân sách trên địa bàn 709233,9 735443 953638 3,70 29,67 Chi ngân sách trên địa bàn 249398,2 265905 327619 6,62 23,21 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Sông Công (2016) GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2016 đạt 2.188 USD.

GDP đầu người của cả nước đạt 1.960 USD/người/năm.

c. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

Nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội là lĩnh vực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Ban đầu thành phố chỉ có một cụm công nghiệp Gò Đầm với 3 nhà máy, đến nay thành phố có hai Khu công nghiệp tập trung của tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công nghiệp nhỏ với trên 300 cơ sở kinh tế và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền đã góp phần tạo sức hấp dẫn đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, nắm bắt thời cơ chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là những tuyến đường huyết mạch (đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 được nâng cấp…), mở ra cho Sông Công những triển vọng mới.

d. Công tác quản lý đô thị và xây dựng cơ bản

- Về công tác quản lý đô thị: UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của thành phố tích cực phối hợp với UBND các xã, phường kiểm tra việc quản lý trật tự xây dựng, hành lang an toàn giao thông, quản lý đô thị theo đúng quy chế quản lý đô thị của thành phố. Công tác vệ sinh môi trường đô thị được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan đô thị sáng, xanh và sạch.

- Về công tác quy hoạch: Hiện nay 7/7 phường (Mỏ Chè, Lương Châu, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Cải Đan, phường Lương Sơn) của thành phố Sông Công đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và 4 xã (Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang, Vinh Sơn) đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

- Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án chuyển tiếp. UBND thành phố chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố phối hợp với các ngành của tỉnh và thành phố thực hiện hoàn thiện hồ sơ nhanh, quyết toán, bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng các dự án đã hoàn thành và tiếp tục triển khai các bước để chuẩn bị đầu tư 14 dự án. Trong năm 2016, tổng thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành phố ước thực hiện 59,5 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch vốn được giao cho 39 dự án.

Đ. Phát triển công nghiệp và xây dựng

Năm 2016, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, trong nước đã làm cho doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì củng cố sản xuất, tìm hiểu, khai thác thêm thị trường mới, nên giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn duy trì phát triển và tăng khá so với cùng kỳ.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện 4.705 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Công nghiệp của thành phố được đầu tư và tập trung vào khai thác các lợi thế sẵn có, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Các sản phẩm có quy mô giá trị sản xuất lớn là các sản phẩm ngành luyện kim và cơ khí như động cơ diezen, phụ tùng ô tô, xe máy, thép cán, kẽm thỏi, công cụ cầm tay...

Diện tích công nghiệp tập trung của thành phố Sông Công 578 ha, trong đó có 02 Khu công nghiệp và 03 Cụm công nghiệp gồm:

- Khu công nghiệp Sông Công I (220 ha): Khu A có diện tích 40 ha thuộc địa bàn 2 phường Mỏ Chè và Lương Châu; Khu B có diện tích 197 ha thuộc phường Bách Quang, sản xuất linh kiện Honda, Toyota, dụng cụ y tế, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng.

Diện tích công nghiệp đã lấp đầy gần 100 ha; đã thu hút được 38 dự án đầu tư (trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng, có 25 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may; giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ngành nghề chủ yếu đang hoạt động là luyện cán thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, tiêu dùng.

- Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha) thuộc địa bàn xã Tân Quang, định hướng tập trung các ngành sản xuất kim loại, máy Đi-e-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử.

- Cụm công nghiệp Khuynh Thạch (19,06 ha) được phê duyệt trên địa bàn phường Cải Đan, tập trung sản xuất các sản phẩm luyện kim, đúc, cán thép, vật liệu xây dựng. Năm 2009, thành phố được tỉnh tiếp tục cho điều chỉnh quy hoạch lên 40 ha cho cụm công nghiệp Khuynh Thạch (trong đó 20 ha dành cho cụm cảng ICD).

- Cụm công nghiệp Nguyên Gon với diện tích 12,74 ha tại phường Cải Đan, thành lập năm 2004, tập trung các cơ sở luyện kim, cơ khí, công nghệ phần mềm; năm 2009, Cụm công nghiệp Nguyên Gon được điều chỉnh mở rộng thêm 8 ha (dành cho nhà máy may Shinwon với mức đầu tư 15 triệu USD).

- Cụm công nghiệp Bá Xuyên 48,5 ha tại xã Bá Xuyên đã quy hoạch xong với các ngành chủ đạo là cơ khí, phụ tùng ôtô, máy thủy lực, dụng cụ y tế, chế biến nông sản.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện sản xuất với số lượng lao động trên 15 nghìn người.

e. Phát triển thương mại - dịch vụ

Là thành phố công nghiệp, Sông Công không chỉ có lợi thế phát triển về công nghiệp mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại - dịch vụ. Những năm gần đây lĩnh vực thương mại - dịch vụ của thành phố phát triển mạnh; hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ tại địa phương được quan tâm đầu tư nâng cấp; hệ thống mạng lưới chợ gồm: Chợ Phố Cò, chợ Mỏ Chè, chợ Thắng Lợi, siêu thị tranh đá Quý Dũng Tân, siêu thị Hương Giang cùng với khoảng trên 2.000 hộ kinh doanh cá thể và hệ thống các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đang hoạt động tốt trên địa bàn.

Bên cạnh phát triển thương mại, dịch vụ, Sông Công còn có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển các vùng du lịch như: Nâng cấp khu văn hoá trung tâm thành phố hiện có và đầu tư xây dựng điểm du lịch như hồ Núc Nác, hồ Ghềnh Chè nằm kết nối với khu vực hồ Núi Cốc. Ngoài ra, còn có nhiều di tích lịch sử, trong đó có di tích Căng Bá Vân đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, Chùa Bá Xuyên, công trình đình, đền, chùa Bá Vân đã được công nhận và xếp hạng di tích cấp tỉnh.

g. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Mô hình bí xanh, cây thanh long ruột đỏ, chè cao sản... Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2016:

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 17.901 tấn, tăng 3,35% kế hoạch tỉnh giao, tăng 3,18% kế hoạch thành phố, tăng 3,95% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thóc 14.635 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ; ngô 3.266 tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ; sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch đề ra; diện tích chè trồng mới và trồng lại đạt 21,85 ha, bằng 109,3% kế hoạch tỉnh giao, tăng 9,3% so với cùng kỳ, nâng diện tích chè của thành phố lên 730 ha.

- Tổng diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thành phố đạt 153,35 ha, trong đó trồng rừng theo chương trình 147 của Thủ tướng Chính phủ 100 ha, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Công tác quản lý nhà nước về lâm sản được kiểm tra chặt chẽ, công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.

3.1.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội

a. Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua lĩnh vực giáo dục, đào tạo của thành phố có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, quy mô trường lớp được mở rộng, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục được coi trọng; duy trì thường xuyên và hiệu quả phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được tăng cường, đổi mới phương pháp dạy và

học, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2001; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99,8%. Đến nay, toàn thành phố đã có 32 trường (06 trường THCS, 12 trường Tiểu học, 14 trường Mầm non với 372 lớp học và 10.673 học sinh), trong đó có 25/32 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 78,1%.

Hệ thống trường lớp các cấp học được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp...

b. Y tế

Hệ thống y tế từ xã, phường đến thành phố được đầu tư mở rộng cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, có y đức đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và điều trị bệnh cho nhân dân. Trên địa bàn thành phố có Bệnh viện C, Trung tâm y tế thành phố và các Trạm Y tế của các xã, phường. Hàng năm, đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Xây dựng xã đạt chuẩn về y tế theo Bộ tiêu chí Quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về y, dược, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 59)