Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)

- Thể chế quản lý CBCC

Thể chế quản lý CBCC nói chung và CBCC cấp huyện nói riêng bao gồm: Hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, đề bạt…Thể chế quản lý CBCC còn bao gồm: Bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của

CBCC quản lý nhà nước, chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC nhà nước. Do đặc điểm của đội ngũ CBCC nhà nước là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng CBCC chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ này.

Quản lý, kiểm tra, giám sát CBCC về các mặt nhận thức tư tưởng, năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là các nội dung vô cùng khó khăn và phức tạp vì mỗi CBCC có tác phong, lề lối làm việc khác nhau. Nếu làm tốt công tác này thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát của cơ quan, nhân dân, của chi bộ nơi CBCC đang công tác, cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

- Công tác quy hoạch đội ngũ CBCC

Quy hoạch đội ngũ CBCC là dự báo hướng phát triển đội ngũ CBCC trong tương lai. Quy hoạch là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt, bổ nhiệm công chức. Do vậy, quy hoạch đội ngũ CBCC là một nội dung trọng yếu trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Làm tốt công tác quy hoạch sẽ tạo nguồn CBCC từ Trung ương tới cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Phân tích công việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích đánh giá về công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước nhằm xây dựng được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc. Với kết quả như vậy, phân tích công việc là cơ sở của quản lý CBCC nói riêng và quản lý đơn vị nói chung. Phân tích công việc là cơ sở của tuyển chọn CBCC, cơ sở cho đánh giá thực hiện công việc, cơ sở giúp hoạch định chính sách về đào tạo và phát triển CBCC…Việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt phân tích công việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới động lực lao động của CBCC bị giảm sút; trì trệ, quan liêu trong tổ chức…

- Công tác tuyển dụng và sử dụng CBCC

quan hành chính nhà nước hay nói cách khác là một hình thức bổ sung lực lượng cho đội ngũ CBCC. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức bằng thi tuyển là hình thức phổ biến ở nước ta. Đó là hình thức tuyển dụng vừa đảm bảo các tiêu chuẩn của nền công vụ, vừa mang tính khách quan, đảm bảo sự công bằng trong tuyển chọn công chức và để tuyển chọn người tài, người có năng lực vào hệ thống CBCC Nhà nước. Tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định tới chất lượng của đội ngũ CBCC; nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tuyển được người thật sự có năng lực, phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng CBCC, nếu không thì ngược lại.

- Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC

Đào tạo, phát triển đội ngũ CBCC là nhằm sử dụng tối đa năng lực nguồn nhân lực hiện có, nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người CBCC hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đối với công việc trong tương lai. Đào tạo, phát triển quyết định trực tiếp tới nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC. Trong chiến lược xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngày càng trở nên cấp bách, được tiến hành một cách liên tục. Phải kịp thời đào tạo đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực, vừa có đạo đức, vừa có tài, mà đức là gốc; chú trọng đào tạo cả về chính trị lẫn chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc được giao.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCC

Đánh giá kết quả thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng trong quản trị nhân lực nói chung và trong nâng cao chất lượng CBCC nhà nước nói riêng. Đánh giá kết quả thực hiện công việc giúp cho xác định được kết quả lao động cụ thể của cá nhân, từng CBCC trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân tích công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc cho phép xác định được nhu cầu đào tạo và phát triển CBCC, là cơ sở cho việc tuyển chọn bố trí, sử dụng CBCC.

- Chế độ đãi ngộ đối với CBCC

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phải thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của họ, có chế độ đãi ngộ phù hợp, sử dụng đồng bộ các biện pháp khuyến khích, tạo động lực để CBCC tích cực học tập nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình tự giác trong công việc. Trong cơ chế thị trường hiện nay, chế độ chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC. Thực tế cho thấy, khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc không có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng ngoài tiền lương đối với những CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu trách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn dẫn đến việc tham nhũng, hối lộ, tiêu cực…Vì vậy, nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)