Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa phương Việt Nam
Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình quản lý nước sinh hoạt nơng thôn ở Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014): Số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tính đến cuối năm 2013 đạt trên 53 triệu người, tương đương 82,5% số dân nông thơn (trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYT là 38,7%), đạt 100% kế hoạch đề rạ
Bảng 2.1. Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2014
Danh mục Số dân được
cấp nước (người) Tỷ lệ %
Miền núi phía Bắc 7.992.816 79
Đồng bằng Sông Hồng 12.684.807 87
Bắc Trung Bộ 6.400.915 73
Duyên Hải Miền Trung 5.619.307 86
Tây Nguyên 3.158.840 77
Đông Nam Bộ 5.567.391 94
Đồng bằng Sông Cửu Long 11.875.720 81
Tồn quốc 53.299.796
Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và PTNT (2014) - Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao: Đông Nam Bộ: 94%, Đồng bằng Sông Hồng: 87%, Duyên Hải Miền Trung: 86%.
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp: Bắc Trung Bộ: 73%; Tây Nguyên: 77%.
Các địa phương triển khai xây dựng: 540 cơng trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, 368 trạm y tế, 721 cơng trình cấp nước tập trung, trong đó 217 cơng trình hồn thành, 143 cơng trình chuyển tiếp, 86 cơng trình nâng cấp, sửa chữa, 154 cơng trình khởi cơng mới, 121 cơng trình chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt có 23 tỉnh, thành phố khơng khởi cơng mới, đó là: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đăk Nơng, Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2014).
Ngồi ra, theo Bộ Nơng nghiệp và PTNN (2014) cho biết:
Kết quả trong những năm gần đây, một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương đã được áp dụng. Trong cấp nước nhỏ lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng
khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số cơng trình cấp nước tập trung đã áp dụng cơng nghệ lọc tự động khơng van, xử lý hố học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý độ cứng...), hệ thống bơm biến tần, hệ thống tin học trong quản lý vận hành... Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mơ và chất lượng khá hơn góp phần giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloraminB và Aqua tab, túi PUR... để xử lý nước phục vụ ăn uống.
Một số mơ hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng cơng trình cấp nước tập trung và vệ sinh cơng cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mơ hình sự nghiệp có thu, mơ hình doanh nghiệp cơng tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, mơ hình tư nhân đấu thầu quản lý hệ thống cấp nước.
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch tốn, tính đúng, tính đủ các chi phí, xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch số 95/TTLT-BTC-BXD-BNN, trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước.
Tuy nhiên, cịn nhiều mơ hình, cơ chế quản lý khai thác các cơng trình cấp nước tập trung ở nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóạ Việc lựa chọn mơ hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mơ hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mơ hình UBND xã, cộng đồng, tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận hành còn yếụ Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng cơng trình cấp nước tập trung.
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo hoạt động bền vững của cơng trình. Cơng tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ.
Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát cơng trình cấp nước chưa caọ Nhiều nơi đã có cơng trình cấp nước tập trung với
chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy để ăn uống, còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh.
Nhiều cơng trình cấp nước nơng thơn xây dựng xong nhưng khơng hoạt động được, hoặc hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đến quan điểm và thái độ của cộng đồng với dịch vụ cấp nước và vệ sinh.
2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt ở huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Theo Tùng Vân (2015) về kinh nghiệm quản lý cung cấp nước sinh hoạt của địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn như sau:
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều cơng trình cấp nước sinh hoạt ở các thôn bản cho người dân, hầu hết các cơng trình được bàn giao cho các xã quản lý và vận hành, do khơng có sự giám sát và điều hành chặt chẽ nên nhiều cơng trình khơng phát huy hiệu quả.
Với mục tiêu nâng tỷ lệ hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt ở các địa phương.
Huyện Ba Bể, đến nay đã có hơn 100 cơng trình cấp nước tập trung lớn, nhỏ được đầu tư từ các nguồn vốn: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nơng thơn, Chương trình 134...
Riêng Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh mơi trường nơng thơn, tính đến năm 2014 đã đầu tư xây dựng được 17 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung, mỗi cơng trình có cơng suất phục vụ trên 100 hộ sử dụng, 35 cơng trình có cơng suất phục vụ dưới 100 hộ và 39 cơng trình khơng xác định cơng suất được thực hiện ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Ba Bể.
Trong số các cơng trình đã được đầu tư từ nhiều năm qua, có hàng trăm cơng trình cấp nước sinh hoạt liên thơn bản cấp nước cho hàng trăm hộ dân đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí, nhiều cơng trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã phải “đắp chiếu” do công tác quản lý điều hành trong sử dụng không chặt chẽ hoặc do khâu khảo sát ban đầụ
Đầu tư ngân sách nhưng không ràng buộc cơ chế quản lý, vì vậy, các địa phương lúng túng khi đề ra các quy định quản lý. Ví dụ như: Xã Hà Hiệu có 7 phương lúng túng khi đề ra các quy định quản lý. Ví dụ như: Xã Hà Hiệu có 7
cơng trình được xây dựng thời điểm 2003-2005 thì hầu hết đều kém hiệu quả do ít nước và bị xuống cấp mặc dù theo địa phương các cơng trình này đều có ban hành quy chế quản lý sử dụng; xã Hồng Trĩ có 5 cơng trình đầu tư xây dựng năm 2002-2007 đều hoạt động kém hiệu quả và một số hiện nay khơng cịn hoạt động; xã Đồng Phúc 10 cơng trình đầu tư năm 2005-2008 thì có 7 cơng trình kém hiệu quả, 3 cơng trình khơng cịn hoạt động; xã Phúc Lộc được đầu tư xây dựng 18 cơng trình nước sinh hoạt tự chảy phần lớn đều kém hiệu quả và một số khơng cịn hoạt động; xã Khang Ninh có 10 cơng trình được xây dựng từ năm 1997-2012 thì có 5 cơng trình khơng cịn hoạt động, số cịn lại kém hiệu quả…
Theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương, nguyên nhân dẫn đến việc quản lý sử dụng các cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung sau đầu tư kém hiệu quả gồm cả khách quan lẫn chủ quan. Các cơng trình phần lớn hỏng hệ thống ống dẫn nước, một phần do đầu tư xây dựng đã lâu năm, phần do ý thức người dân quản lý sử dụng kém và do trong q trình khảo sát khơng kỹ nên xây dựng xong đã phải “đắp chiếu” vì khơng có nguồn nước, bỏ khơng lâu ngày khơng có người quản lý, bảo vệ dẫn đến van, ống han rỉ, gia súc đi lại gây hỏng...
Trên thực tế, cơng trình nào địa phương thành lập ban quản lý, vận hành và có quy chế hoạt động rõ ràng, dành một phần kinh phí thu được hằng năm để duy tu, bảo dưỡng cơng trình và cử người có chun mơn vận hành thì cơng trình đó phát huy tác dụng tốt. Ví dụ như ở xã Quảng Khê, có 6 cơng trình được xây dựng từ năm 2006-2012, từng cơng trình được xã giao cho thơn quản lý, tiếp đó, từng thơn tổ chức họp dân bầu ra tổ quản lý, do vậy, đến nay các cơng trình cấp nước ở các thôn trên địa bàn xã vẫn phát huy hiệu quả; xã Thượng Giáo có 8 cơng trình thì 7 cơng trình hiện nay bà con các thơn vẫn sử dụng thường xuyên… Tuy nhiên, những địa phương quản lý sử dụng tốt các cơng trình cấp nước tập trung đạt hiệu quả là rất ít.
Trong năm 2015, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã đầu tư xây dựng cơng trình nước sạch cho xã Chu Hương. Cơng trình này gồm 2 nguồn cấp nước hệ thống tự chảy, cấp nước đến tận hộ gia đình cho 8 thơn với gần 250 hộ dân được hưởng lợi đã được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Ngay khi cơng trình được thi cơng, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã tiến hành các bước hướng dẫn để quản lý sau đầu tư đối với dự án này, cơng trình được bàn giao cho UBND xã, thơn quản lý và vận hành theo mơ hình ban hoặc tổ quản lý vận hành mỗi tổ từ 3-5 người, những tổ này có trách nhiệm quản lý bảo vệ, thu tiền sử dụng nước, tuyên truyền, vận động và giải đáp những thắc mắc cho người dân kịp thời; đơn giá bán nước bao gồm tiền chi trả lương, điện, hoá chất và các vật tư xử lý, sửa chữa nhỏ phù hợp với điều kiện của người dân; hướng dẫn cho địa phương về tổ chức hoạt động và quyền tự chủ về tài chính trong quản lý sau đầu tư.
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng sẽ thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn xét nghiệm, kiểm tra và giám sát về chất lượng nước cho bà con, do đó, cơng tác duy tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có định mức chi phí sản xuất và bảo dưỡng hệ thống đường ống…
Với sự phối hợp giữa các bên, việc quản lý sử dụng các cơng trình cấp nước sạch tập trung sau đầu tư trở nên bền vững hơn.