Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại trung tâm hành chính công tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Điều kiện tư nhiên tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước CHXHCN Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, Việt Nam:

- Đường Quốc lộ 1A - Quốc lộ 1B mới

- Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân, Quảng Ninh.

- Quốc lộ 38, Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.

Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước.

Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc bộ Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam.

Trong những kỳ thi đình dưới các triều đại phong kiến, cả nước chọn được 47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ.

Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đến năm 2014, toàn tỉnh có 57,7% diện tích đất nông nghiệp; 41,6% diện tích đất phi nông nghiệp và 0,7% diện tích đất chưa sử dụng.

Năm 2015, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, trong đó, nam 557.190 người chiếm 48,3% và nữ 575.041 người chiếm 51,7%; khu vực thành thị 318.516 người, chiếm 27,6% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 813.715 người, chiếm 72,4%. Mật độ dân số trung bình là 1.376 người/km2.

Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Hiện Bắc Ninh có 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 97 xã, 23 phường và 6 thị trấn.

Về nguồn nhân lực, nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ với hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động; lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 20,4%, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư. Đặc biệt, lao động trong tỉnh có yếu tố truyền thống, văn hiến, năng động trong sản xuất và kinh doanh do sự tác động của các làng nghề truyền thống lâu đời…

Đến nay, Bắc Ninh có 4 trường Đại học, 7 trường Cao đẳng, 9 trường Trung học chuyên nghiệp và Trung cấp kỹ thuật và trên 50 trường, trung tâm dạy nghề.

Tỉnh Bắc Ninh đã tận dụng tốt những lợi thế so sánh sẵn có về vị trí địa lý, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng luôn có sự đổi mới, tư duy nhằm tạo ra những lợi thế so sánh động, tăng

tính cạnh tranh trong thu hút FDI trong hình hình mới. Hiện Bắc Ninh được biết đến là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 7 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn tỉnh có 29 quốc gia đang đầu tư, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí số 1 với 72,5% tổng vốn đầu tư khu vực FDI.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, có điều kiện thuận lợi về khí hậu, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, lực lượng lao động của tỉnh rất dồi dào đáp ứng nhu cầu làm việc trong và ngoài tỉnh. Với những thuận lợi trên, những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh luôn có những bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 9.697,3 tỷ đồng; năm 2011 đạt 11.272,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 15,26%. So với tốc đọ tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 2001 – 2010 thì Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng gấp đôi (7,26%).

Có được kết quả GDP trên là có sự đóng góp rất lớn của ngành thương mại. Đóng góp của ngành thương mại vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tăng nhanh thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân đầu người. Năm 2010 là 14,3 triệu đồng/người. Năm 2011 là 16,5 triệu đồng/người. Năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 16.977,4 tỷ đồng tăng 4,1 lần so với năm 2005(4.116 tỷ đồng). Năm 2011 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lên tới 21.700 tỷ đồng.

Tổng dân số của tỉnh năm 2011 là 1.038,2 người tương ứng tổng quỹ mua dân cư là 6.788,1 tỷ đồng. Thu nhập của người dân tăng cao cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng tăng lên. Hoạt động thương mại được mở rộng theo nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Ngoài các loại hình thương mại truyền thống như chợ tạm, chợ cóc, góc phố… còn xuất hiện thêm các loại hình thương mại hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại khởi đầu cho một nền thương mại văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại trung tâm hành chính công tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)