Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại trung tâm hành chính công tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 53)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập và tổng hợp từ các loại sách, báo, tạp chí, các văn bản pháp quy đã công bố và luận văn từ Thư viện Học viện Nông nghiệp và internet. Cụ thể:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khoa học công nghệ được thu thập từ Thư viện Học viện Nông nghiệp và trên internet trong các loại sách và bài giảng, các bài báo, tạp chí, văn bản pháp quy các luận văn có liên quan.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, khái quát về Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của Cục Thống kê, UBND tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công Bắc Ninh, tác giả tiến hành điều tra 2 nhóm đối tượng:

- Nhóm 1. Người dân đã sử dụng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh

Với tổng thể mẫu nghiên cứu là 2.145 lượt thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh năm 2018, sai số cho phép là 8%)

Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức: N 2.145

n = --- = --- = 146 1+ N (e2) 1 + 2.145 (0,08)2

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 146 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 150 mẫu đại diện. Trong 150 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh đến tháng 3/2019 (xem bảng 3.2).

Nội dung điều tra: tập trung vào đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh

- Nhóm 2. Cán bộ công chức thuộc Sở Khoa học và công nghệ Số lượng mẫu điều tra là 20 người.

Nội dung điều ta: lấy ý kiến của cán bộ công chức trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

Tên thủ tục Tổng thể (lượt) (Người) Mẫu nghiên cứu (%) Nhóm 1. Người dân 2.145 150 100

Lĩnh vực hoạt động khoa học và

công nghệ 832 58 38,67

Lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an

toàn bức xạ và hạt nhân 245 17 11,33

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ 87 6 4,00

Lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng 981 69 46,00

Nhóm 2. Cán bộ công chức - 20 - Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng năng lực quản lý của cán bộ huyện bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian. ,…

- Phương pháp so sánh: Sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số

bình quân… thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu. Trong đó tập trung vào việc so sánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến chất lượng cán bộ công chức .

- Phương pháp chuyên gia: Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán hoặc kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phức tạp không có số liệu nền, kết quả của phương pháp dự báo này chủ yế vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.

- Phương pháp đánh giá, cho điểm: Phương pháp đánh giá cho điểm cho phép người sử dụng có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế mô hình đánh giá. Theo phương pháp này người đánh giá xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của người được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ “kém” cho tới “xuất sắc” hoặc một cách sắp xếp tương tự.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng tiếp cận dịch vụ

- Nguồn tìm kiếm thông tin về thủ tục hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ hiện nay của người dân

- Mức độ dễ dàng, thuận tiện trong tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công

- Mức độ đầy đủ, chính xác thông tin tìm được

- Đánh giá cơ sở trang thiết bị tại Phòng tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính

- Đánh giá chất lượng thủ tục hành chính

(2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thủ tục hành chính

- Mức độ công khai các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ.

- Đánh giá về hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công.

- Đánh giá quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công.

- Đánh giá thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công.

- Mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành chính.

(3) Nhóm chỉ tiêu về sự phục vụ của công chức

- Trình độ học vấn, chính trị, kỹ năng và thâm niên công tác của cán bộ công chức tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Đánh giá chất lượng phục vụ của công chức tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh: về giao tiếp, về thái độ, về thuân thủ quy định.

- Mức độ hài lòng của người dân về sự phục vụ của công chức

(4) Nhóm chỉ tiêu về kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Số lượng các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Số lượng hồ sơ trả đúng hạn, hồ sơ trả quá hạn.

- Đánh giá chất lượng kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công : Sự đầy đủ, chính xác thông tin trên giấy; Số lần đi lại; Kết quả trả đúng hẹn; Thời gian giải quyết hợp lý; Trả thêm tiền ngoài quy định; Mức phí, lệ phí đã hợp lý chưa.

- Mức độ hài lòng của người dân về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoa học công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

(5) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh

- Mức độ ảnh hưởng của quy định nhà nước về thủ tục hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Mức độ ảnh hưởng của năng lực và thái độ cán bộ công chức tới chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ chế phối hợp giữa các bộ phận đến chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Mức độ ảnh hưởng của công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm người sử dụng dịch vụ đối với chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại trung tâm hành chính công tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 53)