Tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho người, đầu tư cho kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao chất lượng CB,CC và hoạt động công vụ. Chúng ta đang thực hiện chế độ chính sách tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách tiền lương mới đã được thực hiện từng bước tiền tệ hóa, đảm bảo sự công bằng trong phân phối, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường. Về quản lý tiền lương Huyện ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phân cấp cho Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy thực hiện quyết định nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung cho CB,CC huyện từ ngạch chuyên viên trở xuống. Sự phân cấp này đã giúp cho huyện Thanh Ba thực hiện chủ động, kịp thời chế độ tiền lương cho CB,CC. Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ "Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước". Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có Công văn để triển khai và thực hiện Nghị định nói trên. Huyện Thanh Ba đã thực hiện khoán kinh phí quản lý hành chính, từ đó đã tạo điều kiện cho các cơ quan sắp xếp, phân công lao động hợp lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho CB,CC, bình quân tăng thu nhập do khoán lương từ 15-20% tiền lương/ tháng.
Trong những năm qua Huyện Thanh Ba đã áp dụng và thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách để khuyến khích thu hút nguồn nhân lực, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người tài phát huy năng lực của mình; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên
Thực hiện Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với CB,CC,VC và người lao động”, Công văn số 1740/SNV- QLCC,VC ngày 30/10/2013 của Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ “Về việc hướng dẫn nâng bậc lương trước thời hạn đối với CB,CC,VC và người lao động”, trong các năm qua, Huyện Thanh Ba đã quan tâm nâng lương đúng hạn cho cán bộ, công chức; kết quả năm từ năm 2012-2017 huyện Thanh Ba nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho 145 cán bộ, công chức, đề nghị nâng bậc lương cho 06 cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý, tạo điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức nâng cao năng suất lao động và góp phần thu hút NNL, nâng cao trình độ cho đội ngũ CB,CC của huyện Thanh Ba.
Bảng 4.16 cho thấy mức độ hài lòng của CB,CC đối với mức thu nhập hàng tháng tương đối cao, cụ thể trong số 60 phiếu trả lời thì có 50 % số người được hỏi hài lòng và rất hài lòng với mức thu nhập hàng tháng nhưng vẫn còn 25% số người được hỏi không hài lòng. Điều đó chứng tỏ nhiều CB,CC vẫn chưa hài lòng với chính sách đãi ngộ hiện tại.
Đánh giá của CB,CC về các khía cạnh của công tác tiền lương thì hầu như trên 50% sống người được hỏi hài lòng với chính sách đãi ngộ như sự công bằng, thời gian xét tăng lương, chế độ đãi ngộ và mức tăng lương. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ tương đối số người được hỏi không hài lòng. Cụ thể, 18,33% cho rằng tiền lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc; 20% không hài lòng với mức tăng lương và 10% trả lời không hài lòng điều kiện xét tăng lương.
Chế độ lương thưởng cũng chưa tương xứng với sự cống hiến của đội ngũ CB,CC, vì hầu hết vẫn thực hiện theo ngạch bậc lương của Nhà nước, việc tăng lương sớm chỉ thực hiện tối đa không quá 10% tổng số biên chế (từ năm 2013 việc tăng lương sớm chỉ thực hiện tối đa không quá 10% tổng số biên chế; từ năm 2012 trở về trước việc tăng lương sớm chỉ thực hiện tối đa không quá 5% tổng số biên chế ), vì vậy mỗi năm mỗi cơ quan chỉ có tối đa 3-4 người được nâng lương trước thời hạn. Do vậy, việc thu hút người tài, người có trình độ trên đại học và sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi, loại thủ khoa, sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi về công tác huyện Thanh Ba chưa cao.
Bảng 4.16. Đánh giá của đội CB,CC huyện về chính sách đãi ngộ N = 60 người Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ ý kiến đánh giá (%) Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 1. Mức thu nhập hàng tháng 20,00 30,00 25,00 25,00
2. Chế độ đãi ngộ được chi trả công
bằng dựa trên KQTHCV 28,33 31,67 21,67 18,33
3. Chế độ đãi ngộ phù hợp 25,00 30,00 21,67 23,33
4. Xét tăng lương đúng quy định 53,33 25,00 11,67 10,00
5. Mức tăng lương hợp lý 31,67 30,00 18,33 20,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Về trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ, công chức. Kết quả điều tra 60 cán bộ, công chức cấp huyện Thanh Ba về trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công việc chuyên môn của cán bộ, công chức cụ thể như sau:
Bảng 4.17. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức cấp huyện
Tiêu chí đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số cán bộ tham gia đánh giá 60 100
1. Có phòng làm việc riêng 35 58,33
2. Có điện thoại bàn riêng 50 83,33
3. Có máy tính riêng 58 96,67
4. Máy tính có kết nối Internet 58 96,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
(*) Mỗi CBCC có thể chọn nhiều phương án trả lời
Từ bảng 4.17 ta thấy 96,67% cán bộ, công chức cấp huyện Thanh Ba được điều tra được trang bị máy tính làm việc riêng, toàn bộ máy tính được trang bị
đều có kết nối internet để phục vụ cho công việc chuyên môn. Tỷ lệ phần trăm còn lại không có máy tính bàn riêng là do công chức này làm công việc không sử dụng đến máy vi tính như lái xe, tạp vụ. Đây là một việc làm cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi huyện Thanh Ba trao đổi văn bản cơ bản là qua hòm thư điện tử và đang áp dụng sử dụng chữ ký điện tử trong công việc.
Tuy nhiên, chủ trương này cũng chưa thật sự hấp dẫn bởi vì huyện Thanh Ba chưa có những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ việc nghiên cứu, phát minh các sáng kiến kỹ thuật
4.2.5. Công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Trong công tác khen thưởng, huyện Thanh Ba luôn đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. Với phương châm khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, đối tượng, bảo đảm dân chủ, công khai, tránh khen thưởng tràn lan, làm suy giảm ý nghĩa của việc khen thưởng. Huyện Thanh Ba luôn quan tâm đánh giá và lựa chọn chính xác các điển hình tốt, khen thưởng kịp thời để nêu gương, học tập đồng thời nhân rộng điển hình trong toàn huyện, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích;
Trước khi khen, cán bộ, công chức được đánh giá về thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao; việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tinh thần tự học hỏi, tự bồi dưỡng, tham gia các phong trào thi đua; có đạo đức, lối sống lành mạnh.
Công chức được công nhận các danh hiệu, khen thưởng đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng xuất, chất lượng cao; Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua; Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
Cán bộ, công chức đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện khen thủ tục trước tiên cá nhân phải có bản báo cáo thành tích; Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức xét; cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức trình đề nghị khen sau đó Hội đồng thi đua, khen thưởng huyện xét; Chủ tịch UBND huyện ký quyết định khen.
Cán bộ, công chức đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng thủ tục trước tiên cá nhân cũng phải có bản báo cáo thành tích; Hội đồng thi đua
khen thưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức xét; Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức trình đề nghị khen; Hội đồng thi đua, khen thưởng huyện xét; Ủy ban nhân dân huyện trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen;
Đối với cán bộ, công chức trình khen cao thực hiện theo quy trình của Luật thi đua khen thưởng và các thông tư hướng dẫn;
Bước 1: Lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu Bước 2: Tiến hành thẩm định hồ sơ
Bước 3: Hội đồng thi đua khen thưởng huyện xét duyệt, đối chiếu với các tiêu chuẩn và lấy ý kiến hiệp y khen thưởng đối với các trường hợp cần thiết
Bước 4: Lập tờ trình báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định.
Các hình thức khen thưởng đối với cán bộ, công chức gồm có: Khen thường xuyên theo công tác năm; Khen sơ, tổng kết các phong trào thi đua; Khen thành tích đột xuất.
Trong 03 năm (2015 - 2017), huyện Thanh Ba đã xây dựng kế hoạch, triển khai hướng dẫn đăng ký và tổ chức các phong trào thi đua tới các cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, quy chế Thi đua- Khen thưởng của Hôị đồng Thi đua Khen thưởng huyện Thanh Ba, huyện đã thực hiện tốt công tác xét khen thưởng, lựa chọn các tập thể, cá nhân xuất sắc để khen thưởng và trình khen các cấp. Kết quả công tác thi đua khen thưởng trong 3 năm 2015-2017 huyện Thanh Ba có 02 cán bộ được Bằng khen của Thủ trưởng Chính phủ, 03 cán bộ được Bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Ba cấp giấy khen cho 02 cán bộ chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 09 công chức chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
Xử lý vi phạm là một yêu cầu khách quan của mọi tổ chức trong xã hội. Bất cứ thể chế chính trị nào, đều là sự cưỡng bức, bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo quy định của tổ chức; do đó bản chất của xử lý vi phạm là bắt buộc, cưỡng bức; dưới chế độ XHCN xử lý vi phạm không chỉ có mặt bắt buộc, cưỡng bức mà còn một mặt nữa và đó cũng là bản chất của chế độ, đó là tính tự giác, nghĩa là dựa trên cơ sở giác ngộ chính trị, giác ngộ về giai cấp.
Việc xử lý vi phạm đối với CBCC nhằm mục đích giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự thống nhất về ý chí và hành động tăng cường mối đoàn kết nội bộ, giáo dục CB,CC, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của CB,CC. CB,CC là người đảm nhiệm việc
thực hiện các chức năng QLNN, có vai trò quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính. Vì vậy việc xử lý sai phạm phải được thực hiện nghiêm minh, dựa trên yếu tố tự giác của CB,CC.
Trường hợp CB,CC bị kỷ luật vì có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý theo các quy định về pháp luật chống tham nhũng và các qui định khác. CBCC vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong QLNN bằng pháp luật đối với CB,CC. UBND tỉnh đã có văn bản về việc hướng dẫn quản lý CB,CC đã phân cấp trường hợp vi phạm là CB,CC giữ chức vụ lãnh đạo như Trưởng phòng, Phó phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sau khi có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy và ý kiến của Sở Nội vụ. Đồng thời báo cáo quyết định xử lý kỷ luật CB,CC về Sở Nội vụ để theo dõi.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2017 huyện Thanh Ba đã tiến hành xử lý kỷ luật khiển trách 01 đối với Công chức, Việc xử lý sai phạm CB,CC đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời, tất cả CB,CC đều bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật đều được xử lý nghiêm minh, không ngoại lệ. Việc giải quyết các vụ việc sai phạm đối với CB,CC được tiến hành đúng quy trình, khẩn trương đúng lúc không dây dưa kéo dài làm giảm hoặc làm mất tác dụng giáo dục không để ảnh hưởng đến QLNN đối với xã hội, không gây mất niềm tin của cấp ủy Đảng và chính quyền đối với nhân dân. Thông qua việc xử lý sai phạm đã góp phần quan trọng để sàng lọc, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của CB,CC về công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Tiêu chí đánh giá Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Đánh giá về công tác khen thưởng và kỷ luật
- Tốt 19 31,67
- Bình thường 35 58,33
- Chưa tốt 6 10,00
Tổng số CBCC tham gia đánh giá 60 100
Theo số liệu trong bảng 4.18, trong 60 CB,CC tham gia điều tra phỏng vấn khi được hỏi về công tác khen thưởng và kỷ luật huyện Thanh Ba thì có 19 CB,CC đánh giá là tốt, 35 CB,CC cho là bình thường và 6 CB,CC cho rằng công tác khen thưởng kỷ luật chưa tốt. Điều này cho thấy còn rất nhiều CB,CC còn chưa hài lòng về công tác khen thưởng và kỷ luật của huyện Thanh Ba hiện nay.
4.2.6. Về phía cán bộ, công chức
Trong những năm vừa qua đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, cố gắng hoàn thành công việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập để hoàn thiện mình trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba trong những năm vừa qua, mặc dù việc thực thi công vụ của đa số công chức mới chỉ dừng lại ở việc “hoàn thành nhiệm vụ được giao”, có rất ít công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của CB,CC huyện Thanh Ba, hiện nay là do Huyện chưa làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực. Hầu hết các cơ quan Nhà nước của tỉnh nói chung và của huyện Thanh Ba nói riêng, việc phân tích công việc mới chỉ làm sơ sài, mang tính hình thức. Việc làm này mới chỉ dừng lại ở việc xác định nhiệm vụ chung cho một nhóm công chức, không có bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc. Đây là nguyên nhân làm cho công chức không hiểu rõ về nhiệm vụ mà mình phải đảm nhận, không hiểu rõ các mối quan hệ cần phối hợp và các thông tin cần thiết, cần thu nhận trong giải quyết và thực thi công vụ. Qua nghiên cứu thực tế tại UBND huyện Thanh Ba cho thấy, trong thời gian qua, nhiều cơ quan đơn vị hàng năm đã đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, mức độ đảm nhận công vụ của công chức lại được coi như là công tác thi đua và được thực hiện theo văn bản hướng dẫn đánh giá thi đua của Hội đồng thi đua huyện. Đánh giá việc thực hiện công việc, mức độ đảm nhận công việc không được sử dụng như là phương