Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 93)

Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC luôn là vấn đề được huyện Thanh Ba quan tâm chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ. Trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh, Trường Chính trị mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị; cử CB,CC tham gia các lớp tập huấn do các Sở, ban ngành của tỉnh tổ chức. đối tượng được đi học các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên là các cán bộ, công chức quản lý cấp phòng và dự nguồn công chức quản lý cấp phòng và tương đương.

Công chức tham gia lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính là công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phó phòng và tương đương trở lên. Công chức tham gia lớp cán sự là công chức ngạch cán sự. Đối tượng CB,CC tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị là công chức có ngạch chuyên viên, lãnh đạo cấp phó phòng trở lên; CB,CC tham gia lớp Đại học và cao cấp lý luận chính trị là công chức giữ vị trí lãnh đạo cấp trưởng phòng trở lên hoặc công chức đang ở vị trí phó phòng được quy hoạch lên vị trí trưởng phòng.

Đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao trình độ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đội ngũ CB,CC huyện. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức trong điều kiện đội ngũ CB,CC huyện bị thiếu hụt về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ như hiện nay.

Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của năm, căn cứ vào công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ của đơn vị và nhu cầu đào tạo của cán bộ công chức, viên chức. Có phân bổ ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức. Mục tiêu đào tạo nhằm nâng cao về chất lượng cán

đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thực hiện Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, hàng năm đội ngũ CB,CC huyện thường xuyên được tham gia các tập huấn hay các lớp bồi dưỡng do UBND huyện Thanh Ba, các ngành chức năng phối hợp tổ chức (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba

Lớp đào tạo, bồi dưỡng 2015 2016 2017

1. Lý luận chính trị 22 25 30

2. Trình độ chuyên môn

- Sau đại học 3 4 6

- Đại học 1 2 3

3. Chuyên viên

- Chuyên viên cao cấp 1 1 2

- Chuyên viên chính 3 4 4

- Chuyên viên 28 32 40

4. Kỹ năng nghiệp vụ 35 38 42

5. Kỹ năng lãnh đạo quản lý 2 2 3

6. Đào tạo, bồi dưỡng khác 28 21 35

Nguồn: UBND huyện Thanh Ba (2017)

Qua bảng 4.14 cho thấy, UBND huyện Thanh Ba thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC, cụ thể: các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị thường xuyên được tổ chức đặc biệt là các lớp về lý luận chính trị trung cấp, cụ thể: năm 2015 có 22 người được cử đi học; năm 2016 là 25 người và năm 2017 là 30 người. Về nâng cao trình độ chuyên môn, công chức được cử đi đào tạo sau đạo học là 3 người năm 2015, năm 2016 là 4 người, năm 2017 là 6 người, công chức được cử đi đào tạo trình độ sau đại học chủ yếu là chuyên ngành quản lý kinh tế; trình độ đại học có 1 người vào năm 2015, 2 người năm 2016 và 3 người năm 2017. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp là 2 người năm 2017, chuyên viên chính là 4 người, số công chức đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên viên cao hơn do chuyên viên chiếm đa số trong đội ngũ CB,CC huyện, năm 2015 là 28 người, 2016 là 32 người, năm 2017 là 40 người. Ngoài ra, các lớp đào tào, bồi dưỡng về

kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác cũng thường xuyên được tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhu cầu được đi đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ của CB,CC huyện đã tăng lên rõ rệt. UBND huyện đã căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ để chọn cử những người có đủ điểu kiện và theo học các chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Các công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng đều đảm bảo đủ các điều kiện về năm công tác, chuyên ngàn đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, độ tuổi trẻ ( dưới 40 tuổi), các người được cử đi học đều có đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị trong 3 năm liên tục và có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học.

Chế độ hỗ trợ cho các người cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cơ bản được thực hiện theo quy định tại điều 21 và Quyết định số 2641/2009/QĐ - UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học. Được cơ quan bố trí thời gian và hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí đào tạo của địa phương, được hưởng nguyên mức lương và phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó phần nào giúp cán bộ, công chức yên tâm học tập và công tác, giải quyết khó khăn về kinh tế cho cán bộ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, động viên kịp thời để cán bộ công chức hoàn thành tốt việc học và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Trong năm 2017, UBND huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức nhằm nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chuẩn bị nguồn cán bộ cho các chức danh lãnh đạo, cấp huyện chuẩn bị cho bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Phối hợp mở lớp và cử cán bộ tham gia đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phục vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với công chức, viên chức thuộc UBND huyện. Đồng thời, mở lớp bồi dưỡng về công tác bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; mở 01 lớp bồi dưỡng Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 và mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh, vị trì công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thanh Ba thời gian qua vẫn còn những hạn chế như:

- Về phương thức đào tạo: những năm qua huyện Thanh Ba mới chú trọng tới loại hình đào tạo ngắn hạn, còn loại hình đào tạo tập trung dài hạn tại các trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức, do vậy số lượng người được cử tham gia bị hạn chế và chưa thu hút được đông đảo. Các phương pháp đào tạo như kèm cặp trong công việc, đào tạo từ xa, hoặc luân chuyển trong công việc..., ít được chú trọng và áp dụng, nên hiệu quả đào tạo thấp.

- Về đối tượng đào tạo: trong những năm qua, một phần do tiến độ áp dụng công nghệ mới nhanh, một phần do trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CB,CC còn hạn chế (đa phần CB,CC chỉ có trình độ ngoại ngữ A) nên huyện đã tập trung cử đi đào tạo những đối tượng cán bộ có độ tuổi cao hơn, đôi khi đối tượng đào tạo là cán bộ trẻ nhưng lại không phù hợp với công việc chuyên môn đảm nhiệm, do vậy chất lượng đào tạo chưa có và chưa khuyến khích cán bộ, công chức có tuổi trung bình cao tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ.

- Sau khi các cán bộ, công chức tham gia các khoá đào tạo, huyện đánh giá kết quả công tác đào tạo CB,CC và hiệu quả ứng dụng trong thực tế sau đào tạo.

Bảng 4.15. Đánh giá của đội ngũ CB,CC huyện về các lớp đào tạo, tập huấn

n=60 người

Nội dung phỏng vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Nội dung đào tạo, tập huấn 60 100,00

- Phù hợp 34 56,67

- Chưa phù hợp 26 43,33

2. Thời gian tập huấn 60 100,00

- Dài 28 46,67

- Vừa 18 30,00

- Ngắn 14 23,33

3. Áp dụng kiến thức trong thực tiễn 60 100,00

- Toàn bộ 19 31,67

- Một phần 36 60,00

- Không 5 8,33

Bảng 4.15 cho thấy, về nội dung đào tạo, tập huấn có 56,67% số công chức cho rằng phù hợp; về thời gian tập huấn có 46,67% số công chức cho rằng thời gian dài, 30% số công chức cho rằng thời gian vừa phải, có 23,33% công chức cho rằng thời gian ngắn; về việc áp dụng kiến thức trong thực tiễn tỷ lệ công chức chỉ áp dụng được một phần chiếm 60%, có 8,33% công chức không áp dụng được vào thực tiễn. Do vậy, các cán bộ lãnh đạo huyên cần bổ sung thêm những nội dung đào tạo, tập huấn phù hợp, đồng thời chuẩn bị tài liệu và có phương pháp tập huấn phù hợp với thời gian tập huấn, loại bỏ những nội dung tập huấn có tính ứng dụng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 89 - 93)