PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 83)

LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 4.2.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức

Công tác quy hoạch CB,CC với mục tiêu nhằm xây dựng đội ngũ CB,CC các cấp đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu hợp lý, giữ vững sự ổn định, có tính kế thừa và phát triển, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước chỉ rõ: "Quy hoạch cán bộ là nội dung chủ yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài".

Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Thanh Ba đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ. Trong quá

quy hoạch cán bộ của Trung ương và tuân thủ những quy định về phân công, phân cấp cán bộ của tỉnh. Hàng năm Huyện ủy, UBND huyện Thanh Ba đã chỉ đạo tiến hành rà soát, thống kê những biến động về số lượng CB,CC trong cơ quan mình (như nghỉ hưu, chuyển công tác, luân chuyển cán bộ…), sự thay đổi về mô hình hoạt động (thành lập mới, sáp nhập, …) và đăng ký các nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, gửi Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba tổng hợp báo cáo trình Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba xem xét và báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ để phê duyệt chỉ tiêu, biên chế (số lượng, cơ cấu, trình độ). Quy trình quy hoạch nguồn cán bộ đã được thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Ba để tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt của huyện Thanh Ba dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Huyện ủy đã xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ. Tuy nhiên công tác quy hoạch thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu, theo yêu cầu của quy hoạch số lượng cán bộ được quy hoạch phải gấp từ 1,5 đến 2 lần số cán bộ cần thiết để đảm bảo yếu tố lựa chọn. Từ đó dẫn tới số lượng quy hoạch ngày càng nhiều, nhiều người không đảm bảo yêu cầu vẫn phải đưa vào quy hoạch cho đủ số lượng, ngược lại nhiều cán bộ có trình độ, năng lực đã được quy hoạch nhưng không được sử dụng do không có vị trí sắp xếp, trong khi có những cán bộ đương chức năng lực không tốt... từ đó có tình trạng kém ý trí phấn đấu, rèn luyện, bi quan ảnh hưởng tới công việc.

Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch đã tiến hành theo đúng quy trình hướng dẫn, qua đó đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hợp lý về cơ cấu, chất lượng cán bộ, công chức quản lý không ngừng được nâng cao, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đưa vào quy hoạch ngày càng nhiều, tạo nguồn cho công tác luân chuyển, điều động, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, công chức.

Theo số liệu ở bảng 4.12 ta thấy theo điều tra phỏng vấn 60 CB,CC về công tác lập kế hoạch quy hoạch CB,CC có 17 CB,CC cho rằng công tác này khá cụ thể nhưng một lượng lớn CB,CC cho rằng công tác này còn bình thường và chưa cụ thể. Chỉ có 14 CB,CC cho rằng công tác lập kế hoạch quy hoạch CB,CC có cơ sở rõ ràng, còn lại 46 CB,CC cho rằng cơ sở của công tác này bình thường và không rõ ràng. Khi được hỏi về công tác quy hoạch CB,CC có 16 người cho rằng hợp lý, 25 người cho rằng bình thường, 19 người cho rằng chưa hợp lý.

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của CB,CC về công tác quy hoạch CB,CC của huyện Thanh Ba

Tiêu chí đánh giá Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số CB,CC tham gia đánh giá 60 100

1. Tính minh bạch của công tác lập qui hoạch

- Cụ thể 17 28,33

- Bình thường 28 46,67

- Không cụ thể 15 25,00

2. Cơ sở của công tác lập qui hoạch

- Rõ ràng 14 23,33

- Bình thường 17 28,33

- Không rõ ràng 29 48,33

3. Tính hợp lý của công tác quy hoạch CB,CC

- Hợp lý 16 26,67

- Bình thường 25 41,67

- Chưa hợp lý 19 31,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Trong quá trình thực hiện quy hoạch CB,CC bám sát về tiêu chí trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, năng lực thực tiễn, trình độ quản lý của từng chức danh cán bộ để tiến hành quy hoạch.

Tuy nhiên, thực tế việc triển khai công tác hoạch định nguồn lực cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba chưa thật sự tốt, vẫn còn tồn tại, hạn chế. Cụ thể:

Công tác hoạch định nguồn lực cán bộ, công chức hiện nay của huyện Thanh Ba chưa dự báo được nguồn lực cán bộ, công chức trong dài hạn. Việc lập kế hoạch nguồn lực cán bộ, công chức mới chỉ dựa vào đăng ký của các ban đảng, phòng ban, dựa vào kinh nghiệm ước đoán lượng CB,CC cần tăng thêm, do vậy có vị trí công việc thiếu CB,CC, có vị trí công việc thừa CB,CC hoặc có trường hợp CB,CC được tuyển không làm đúng vị trí đã thi tuyển.

Việc phân tích, dự báo biến động nguồn lực cán bộ, công chức trong dài hạn của cơ quan chuyên môn chưa chính xác; Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba chưa thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá từng vị trí việc làm của các phòng ban để tham mưu chính xác cho Huyện ủy, UBND huyện

Thanh Ba trong công tác hoạch định nguồn lực cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba.

Tình trạng bố trí, sử dụng công chức không đúng chuyên môn, ngành nghề còn tồn tại khá nhiều. Công tác quản lý cán bộ, công chức còn yếu kém, tình trạng lãng phí thời gian làm việc còn phổ biến.

Chính sách thu hút cán bộ về phục vụ của huyện Thanh Ba chưa được đề cập, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, việc đầu tư ngân sách cho công tác học tập của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Một số hoạt động của cán bộ còn mang tính nghĩa vụ chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

4.2.2. Chính sách tuyển dụng cán bộ, công chức

Công tác tuyển dụng công chức là các nội dung quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Tuyển dụng đúng yêu cầu và sử dụng đúng mục đích, đúng trình độ chuyên môn sẽ phát huy được tiềm năng và lợi thế của nguồn nhân lực, đem lại hiệu quả cao cho công việc. Ngược lại, tuyển dụng không căn cứ nhu cầu công việc và khả năng của cán bộ làm cho nguồn cán bộ không đảm bảo, dẫn tới tình trạng cán bộ “cắp ô” gây bức xúc như thời gian vừa qua. Như vậy tuyển dụng cán bộ, công chức là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở nền tảng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực về sau, tuyển đầu vào tốt thì có đội ngũ cán bộ năng lực tốt, hiệu quả công việc cao và ngược lại.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người quyết định sự tồn tại và phát triển nên huyện Thanh Ba đã không coi nhẹ chiến lược tuyển dụng để có đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu công việc và đáp ứng cho chiến lược phát triển của huyện nhằm đạt được mục tiêu phấn đấu của huyện vào năm 2020.

Do phân cấp của UBND tỉnh Phú Thọ, việc thực hiện tuyển dụng công chức khối Chính quyền thuộc Sở Nội vụ tổ chức, công chức Khối Đảng thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức. Vì vậy khi có Kế hoạch về việc tuyển dụng công chức của tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Ba đăng ký với Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ chỉ tiêu tuyển dụng công chức đối với chỉ tiêu công chức khối Chính quyền, đăng ký với Ban Tổ chức tỉnh Phú Thọ chỉ tiêu tuyển dụng công chức khối Đảng, Đoàn thể.

Quy trình tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo theo quy định của Luật công chức năm 2008. Cách tuyển công chức trên đại bàn tỉnh Phú Thọ tiến hành theo quy định; cụ thể như:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ: Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng, gắn với tiêu chuẩn ở mỗi vị trí tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Phú Thọ của các ứng viên (trong đó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ là đơn vị được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ) (thời gian tiếp nhận ít nhất 30 ngày). Quá trình này là một bước thu thập toàn bộ thông tin về những ứng viên đang ứng tuyển.

Bước 2. Sàng lọc qua hồ sơ xin việc: Các ứng viên nộp hồ sơ gồm có sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, đơn xin việc và các văn bằng chứng chỉ liên quan theo tiêu chuẩn vị trí tuyển dụng...Quá trình làm việc sàng lọc hồ sơ, những hồ sơ nộp không đúng yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí cần tuyển dụng sẽ được cán bộ của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ huyện hướng dẫn bổ sung hồ sơ hoặc bị trả lại.

Bước 3. Tổ chức tuyển dụng viên chức:

- Các đối tượng dự thi thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy trình của Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Phú Thọ.

- Sau khi tuyển chọn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ sẽ có quyết định tuyển dụng theo quy định.

* Tiêu chuẩn tuyển dụng:

- Điểm từng môn thi phải đạt từ 50 điểm trở lên.

- Hội đồng tuyển dụng xét tuyển theo tổng điểm các môn thi từ cao xuống thấp cho đến số lượng lao động cần tuyển.

Bước 4. Quyết định tuyển dụng

Các đối tượng đã trúng tuyển qua kỳ tuyển dụng. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định tuyển dụng, Huyện ủy, UBND huyện Thanh Ba quyết định phân công người hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng.

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Ba, người được tuyển dụng phải trải qua một thời gian thử việc trước khi bổ nhiệm vào ngạch tuyển dụng. Việc tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển là khá tốn kém nhưng bù lại sẽ đảm bảo được yêu cầu về chất lượng lao động. Thực

tế trong những năm gần đây, các đối tượng được tuyển dụng ở huyện Thanh Ba qua thời gian thử việc đã hoàn thành tốt công việc được giao.

Bảng 4.13. Mức độ hợp lý của công tác tuyển dụng CB,CC huyện Thanh Ba

Các tiêu chí đánh giá Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1. Đăng tải thông tin tuyển dụng 60 100,00

- Rộng rãi 8 13,33 - Bình thường 33 55,00 - Không rộng rãi 19 31,67 2. Quy trình tuyển dụng 60 100,00 - Đúng quy trình 21 35,00 - Không đúng quy trình 39 65,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo số liệu trong bảng 4.13 thì công tác tuyển dụng chưa được tốt. Cụ thể khi điều tra phỏng vấn 60 CB,CC về thông tin tuyển dụng chuyện Thanh Ba thì chỉ có 13,33% ý kiến cho rằng thông tin được đăng tải rộng rãi, 55% ý kiến cho rằng bình thường và có tới 31,67% ý kiến cho rằng không rộng rãi. Khi được hỏi về quy trình tuyển dụng thì có 35% ý kiến cho rằng tuyển dụng đúng quy trình, còn lại có tới 65% ý kiến cho rằng huyện Thanh Ba tuyển dụng không đúng quy trình.

Trong thực tế việc tuyển dụng cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa thể tháo gỡ như việc con em trong ngành vẫn được ưu tiên hơn, tuyển cán bộ, công chức còn dựa trên tình cảm cá nhân, mối quan hệ quen biết, … dẫn đến nhiều tiêu chí không đảm bảo. Cơ hội giành cho sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đăng ký thi tuyển vào cơ quan nhà nước còn khó khăn, do những nhân viên hợp đồng có kinh nghiệm làm việc và tác động bởi các mối quan hệ trong quá trình làm việc nên những nhân viên hợp đồng thường có cơ hội trúng tuyển cao hơn, nhưng thực tế những người đó xét về trình độ, năng lực thực tiễn làm việc lâu dài chưa hẳn vượt trội và đáp ứng xuất sắc yêu cầu công việc, bên cạnh đó có tình trạng khi được đỗ vào vị trí công chức họ bằng lòng với mình không nỗ lực làm việc hay làm việc hiệu quả không cao, mặt khác huyện lại bỏ qua những sinh viên giỏi đang có nhiều nhiệt huyết, muốn cống hiến cho xã hội…

Bên cạnh đó việc tuyển dụng cán bộ, công chức vẫn trú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý nhà nước nói chung, nội dung thi tuyển chưa thực sự phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến năng lực, kỹ năng xử lý vấn đề của người được tuyển dụng; chất lượng đào tạo của một số trường chưa cao, chưa gắn lý luận với thực hành cho nên chất lượng chuyên môn của công chức, viên chức sau khi được tuyển dụng còn hạn chế. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm còn nặng nề về bằng cấp mà chưa có cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn thực tiễn.

4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC luôn là vấn đề được huyện Thanh Ba quan tâm chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ. Trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh, Trường Chính trị mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị; cử CB,CC tham gia các lớp tập huấn do các Sở, ban ngành của tỉnh tổ chức. đối tượng được đi học các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên là các cán bộ, công chức quản lý cấp phòng và dự nguồn công chức quản lý cấp phòng và tương đương.

Công chức tham gia lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính là công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phó phòng và tương đương trở lên. Công chức tham gia lớp cán sự là công chức ngạch cán sự. Đối tượng CB,CC tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị là công chức có ngạch chuyên viên, lãnh đạo cấp phó phòng trở lên; CB,CC tham gia lớp Đại học và cao cấp lý luận chính trị là công chức giữ vị trí lãnh đạo cấp trưởng phòng trở lên hoặc công chức đang ở vị trí phó phòng được quy hoạch lên vị trí trưởng phòng.

Đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao trình độ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đội ngũ CB,CC huyện. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức trong điều kiện đội ngũ CB,CC huyện bị thiếu hụt về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ như hiện nay.

Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của năm, căn cứ vào công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ của đơn vị và nhu cầu đào tạo của cán bộ công chức, viên chức. Có phân bổ ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức. Mục tiêu đào tạo nhằm nâng cao về chất lượng cán

đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thực hiện Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, hàng năm đội ngũ CB,CC huyện thường xuyên được tham gia các tập huấn hay các lớp bồi dưỡng do UBND huyện Thanh Ba, các ngành chức năng phối hợp tổ chức (Bảng 4.14).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 83)