Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45)

Các nghiên cứu về năng lực cán bộ công chức, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, đào tạo nghề, năng lực cán bộ ngành, nghề, cán bộ dân tộc thiểu số ở trong và ngoài nước đã được rất nhiều nhà khoa học cũng như trường học, cơ quan nghiên cứu khác tiến hành, do đó có nhiều công trình đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này như:

nay” của tác giả Doãn Đức Hảo - Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2015. Tổng quan về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nước ta trong giai đoạn hiện nay, tồn tại và đưa ra hệ thống giải pháp, tác giả xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu khá sâu sắc, tuy nhiên chưa có giải pháp riêng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức gắn với khoa học và công nghệ trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Ngọc Dung - Luận văn cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính khu vực I, 2015. Tác giả nêu ra thực trạng cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ thực tế ở Việt Nam hiện nay, qua đó nhận định yếu tố tồn tại và đưa ra hệ thống giải pháp nâng cao năng lực, đổi mới nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Nhưng chưa có giải pháp cho cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, thị trấn nói riêng.

Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Văn Thảo - Luận văn thạc sỹ kinh tế - 2016 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra thực trạng cán bộ, công chức, tồn tại còn lại và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ công, chức cấp xã, cấp huyện nhưng tác giả chưa có giải pháp cụ thể cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý

Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý: Từ 21˚20’ đến 21˚34’ vĩ độ Bắc, từ 105˚05 đến 105˚14 kinh độ Đông.

Địa giới hành chính huyện Thanh Ba như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa và huyện Đoan Hùng; + Phía Nam giáp huyện Tam Nông;

+ Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và thị xã Phú Thọ; + Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê.

Thị trấn Thanh Ba là trung tâm huyện lỵ của huyện Thanh Ba, cách thành phố Việt Trì khoảng 40 km về phía Tây Bắc.

Huyện có các tuyến đường: ĐT311, ĐT312, ĐT315 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy suốt chiều dài 21,6 km của huyện (Phòng thống kê huyện Thanh Ba, 2017).

Với vị trí địa lý như vậy, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Địa hình

Địa hình Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng, chủ yếu là núi thấp và gò đồi. Xét theo góc độ tính chất về địa hình, Thanh Ba được chia làm 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi xen giữa ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, đặc biệt là vùng gò đồi xen giữa ruộng dộc gây nhiều bất lợi cho phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, cơ giới hoá trong sản xuất nông lâm nghiệp cũng như nhiều bất lợi trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất.

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi

Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23,20C. Thanh Ba nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Thanh Ba khá đồng nhất.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.835 mm nhưng phân bố không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 8% và sự chênh lệch giữa các tháng là không lớn lắm, tháng cao nhất (tháng 3) là 99%, tháng thấp nhất (tháng 12) là 77%.

Sông Hồng nằm ở phía Tây - Tây nam của huyện với tổng chiều dài là 32 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra các ao hồ, đầm của Thanh Ba mặc dù phân bố không đồng đều những cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu, là tiềm năng to lớn cho phát triển thuỷ sản và trồng lúa nước.

Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu là nước ngầm, nước sông và nước chứa trong các hồ đập nằm xen kẽ, rải rác giữa các gò đồi, núi. Phần lớn lượng nước phục thuộc vào điều kiện thời tiết.

3.1.1.3. Cảnh quan môi trường

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Thanh Ba một phong cảnh đẹp với địa hình đa dạng bao gồm cả đồng bằng và trung du, miền núi. Sự sắp xếp các gò đồi ngẫu nhiên theo dạng bát úp, xen giữa những thung lũng hẹp chạy dài uốn lượn. Dòng Sông Hồng chảy từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam với lượng nước phong phú, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương và nó là một yếu tố tạo khả năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch thiên nhiên. Môi trường sinh thái của Thanh Ba trong thời gian gần đây do tác động của các cơ sở công nghiệp như nhà máy bia, nhà máy xi măng ở khu vực thị trấn huyện, hay yếu tố độc hại do tập quán trồng chè trong khu vực đất dân sinh cũng đã có những biểu hiện ô nhiễm môi trường nước, không khí ở những khu vực liên quan, ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt của dân cư lân cận.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Về đất đai

Đất đai của huyện chia làm 2 nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ các sản phẩm bị rửa trôi, quá trình glay hoá. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hoá học dễ bị phong hoá nên phong hoá nhanh và tầng đất dầy. Nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổngdiện tích đất tự nhiên là 19.503,41 ha. Đất sản xuất nông nghiệp là 10.019,18 ha, chiếm 51,37% diện tích; đất lâm nghiệp là: 4.612,57 ha, chiếm 23,3% diện tích; đất chuyên dùng: 1.538,21 ha chiếm 7,88%; đất ở 846,65 ha chiếm 4,34%; đất chưa sử dụng: 2.124,51 ha (bao gồm cả sông suối và mặt nước) chiếm 10,89 % tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng như trên cho thấy thế mạnh phát triển ngành nông lâm nghiệp của huỵên.

Do có sự khác biệt về địa lý, địa hình nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện cũng có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng lãnh thổ. Cụ thể, đặc trưng về sản xuất nông nghiệp huyện được chia theo 3 tiểu vùng như sau:

- Vùng 1: bao gồm 4 xã vùng đồng bằng: Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Thanh Hà. Là vùng đồng bằng ven sông Thao có mật độ dân sinh sống cao, có diện tích đất nông nghiệp hàng năm 1.430 ha; đất lâm nghiệp 17 ha, chất đất tốt, rất thuận lợi cho sản xuất cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Vùng 2: bao gồm 10 xã gò đồi - chiêm trũng: Sơn Cương, Chí Tiên, Hoàng Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Thanh Xá, Phương Lĩnh, Hanh Cù, Yển Khê, Yên Nội với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.260; lâm nghiệp 793 ha. Do vừa mang đậm sắc thái của vùng trung du, vừa có thế mạnh của vùng đồng bằng sông Thao thích hợp với việc trồng cây ăn quả; mặt nước phù hợp với việc nuôi, thả cá và những vật nuôi khác. Tuy nhiên, do giao thông đường bộ chưa thuận lợi, lại thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa nên hiện tại việc sản xuất lúa, rau màu, thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vùng 3: gồm 13 xã còn lại thuộc vùng đồi rừng: Khải Xuân, Đông Thành, Ninh Dân, Võ lao, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh, Thanh Vân, Năng Yên, Quảng Nạp, Đồng Xuân, Đại An, Thái Ninh. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến gần 5.300 ha; diện tích đất lâm nghiệp gần 3.800 ha. Là vùng trọng điểm phát triển cây chè của huyện. Bên cạnh đó, cây lúa, cây ngô cũng được canh tác với diện tích khá nhưng năng suất, sản lượng không cao.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba năm 2017

TT Đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng 14487.7 100,0 1 Đất trồng cây hàng năm 5715.14 39,4 1.1 Đất trồng lúa 4317.5 29,8 - Đất 2 lúa 3898.9 26,9 - Đất 1 lúa - 1 màu 418.6 2,9 1.2 Đất trồng cỏ 295.09 2,0 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1102.55 7,6

2 Đất trồng cây lâu năm 3175.45 21,9

3 Đất lâm nghiệp 4527.97 31,3

4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 785 5,4

5 Đất nông nghiệp khác 278.5 1,9

Từ số liệu trên chúng ta thấy rằng diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn cho sản xuất là cây hàng năm (chiếm 39,4% diện tích), cây lâu năm (chiếm 21,9% diện tích) và lâm nghiệp (chiếm 31,3% diện tích). Đất dành cho nuôi trồng thủy sản chiếm không đáng kể chỉ chiếm 1,9% diện tích.

Về xu thế chuyển dịch thì đất sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần trong đó tập trung vào đất trồng cây hàng năm (đặc biệt là đất lúa), đất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản là hầu như không thay đổi đáng kể. Đây là xu thế chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Về tài nguyên rừng

Hiện tại, huyện Thanh Ba tài nguyên rừng có chất lượng không cao, diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo quản rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi. Độ che phủ của rừng được nâng lên từ 15,1 % năm 2.000 lên 24% năm 2017. Ở huyện về cơ bản đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.

* Về tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thanh Ba được cung cấp chủ yếu bằng 3 nguồn chính: Nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.

Nước mặt: Có nguồn chính từ các sông, ngòi, với diện tích là 114,93 ha, trữ lượng nước lớn về cả mùa mưa và mùa khô. Đây thực sự là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống nhân dân các xã ven sông. Đồng thời với 536,93 ha diện tích đất mặt nước ao, hồ, đầm và diện tích mặt nước chuyên dùng như Đầm Chính Công, Hồ Ba Gạc, Đập Phai Din, … là nguồn cung cấp nước quan trọng của các xã trong huyện. Bên cạnh việc cung cấp nước cho sản xuất, phục vụ đời sống, nước mặt còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Nước ngầm hiện nay được khai thác chủ yếu cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong toàn huyện thông qua hệ thống giếng đào, giếng khoan. Đối với Thanh Ba đây cũng là nguồn nước tương đối sạch, dễ khai thác

dồi dào những không phải là vô tận, cần được nghiên cứu trữ lượng để có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Nước mưa: Với lượng nước mưa trung bình 1.835 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.

3.1.2.Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Thanh Ba đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tình hình phát triển kinh tế của huyện trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng 3.2.

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy, giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ 1.721,51 tỷ đồng năm 2015 lên 1.911,70 tỷ đồng năm 2017, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2015 – 2017 đạt 5,38%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2015 lên 32,80% năm 2017), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2015 xuống còn 32,89% năm 2017). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2015 tăng lên 33,32% năm 2017.

Qua đây ta thấy Thanh Ba đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2015, GTSX BQ/lao động là 66 triệu đồng đến năm 2017 GTSX BQ/lao động tăng lên đạt 28 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua các năm.

Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: sản xuất xi măng, sản xuất gạch xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015-2017)

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 Tốc độ phát triển %

Giá trị (tỷ.đ)

Cơ cấu Giá trị

(tỷ.đ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu Giá trị

(tỷ.đ)

Cơ cấu

16/15 17/16 BQ

(%) (%) (%)

I. Tổng giá trị sản xuất 1.721,51 100,00 1.813,91 100,00 1.911,70 100,00 105,37 105,39 105,38

1. Ngành nông nghiệp và thủy sản 608,26 35,33 627,72 34,61 647,80 33,89 103,20 103,20 103,20

2. Ngành CN và TTCN 562,76 32,69 598,69 33,01 636,90 33,32 106,38 106,38 106,38

3. Thương mại và dịch vụ 550,49 31,98 587,50 32,39 627,00 32,80 106,72 106,72 106,72

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX BQ/người 0,016 - 0,017 - 0,017 - 104,05 103,03 103,54

2. GTSX BQ/lao động 0,026 - 0,027 - 0,028 - 105,21 105,10 105,16

3. GTSX BQ/hộ 0,055 - 0,058 - 0,061 - 105,28 105,28 105,28

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Ba (2017)

Thanh Ba vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45)